Tuyển chọn 70 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 (Có đáp án)

docx 619 trang Thu Mai 06/03/2023 6941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển chọn 70 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtuyen_chon_70_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_9_co_dap_an.docx

Nội dung text: Tuyển chọn 70 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 (Có đáp án)

  1. TUYỂN CHỌN 70 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 CÓ ĐÁP ÁN Ví dụ: đề bài là: “thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa áng sáng đến trái tim con người” (G. welles). Em hãy chứng mình bằng một tác phẩm đã học thì HS chỉ làm dàn ý siêu ngắn gọn như sau: + Giải thích + Chứng minh bằng tác phẩm lão Hạc + Ánh sáng của lòng cảm thông, chia sẻ + Ánh sáng của tình thương yêu + Ánh sáng của lòng tự trọng + Đặc sắc về nghệ thuật -> Đây là dàn ý siêu ngắn gọn 4. Cho học sinh thi thử, làm bài nhiều lần. Nếu chỉ dạy và làm đề chưa chắc các em đã nhớ. GV phải cho HS thi thử nhiều lần, thi trên giấy như thi thật, chấm kĩ, sửa chữa ki để rút kinh nghiệm, đặc biệt là căn thời gian sao cho hợp lí. Thực tế HS chúng ta rất tham lam kiến thức hoặc là viết lan man, tràn làn dẫn đến không đủ thời gian. Thời gian là "cái bẩy" của người ra đề, không cân đối thời gian cho cả bài thi hay cho từng câu coi như thất bại. Ví dụ câu đọc hiểu chỉ chiếm 4 điểm nên thời gian dành cho câu này chỉ tối đã là 15 đến 20 phút. Câu nghị luận XH 6 điểm thời gian tối đa là 45 đến 50 phút còn câu nghị luận VH là 60 đến 65 phút. 5. Các bài kiểm tra định kì trên lớp GV cho HS giỏi làm đề riêng, tùy thời gian cụ thể. Ví dụ bài viết 90 phút thì cho HS làm câu nghị luận văn học, bài 45 phút thì cho làm câu nghị luận xh để tiết kiệm và tận dụng tối đa thời gian 6. Ưu tiên điểm: Đừng khắt khe điểm với HS nói chung và đội tuyển nói riêng. Động viên các em về điểm 9,10 điểm. Chúng ta đi dạy lấy lương thì HS đi học lấy điểm thôi. 7. Hỏi bài cũ: Bài cũ đối với HS giỏi cũng phải khác với HS binh thường. Ví dụ: GV có thể hỏi câu “ lập dàn ý ngắn gọn cho 1 đề nào đó” hay lên viết cấu trúc của đề nghị luận XH
  2. 8. Tóm lại: Bồi dưỡng HSG là một vấn đề nan giải, kinh nghiệm mỗi người mỗi khác, tùy vào thực tế. Kinh nghiệm thì không biết biết mấy là đủ, chỉ nói vài ba dòng thật khó mà hết. Nếu ái có kinh nghiệm nào hay thì chia sẻ để mọi người học hỏi. 9. Chúc các bạn thành công. Bộ tài liệu, đề SHG của chia sẻ để phục vụ nâng cao chất lượng cho học sinh của bạn. Vì thế mình không phân quyền cho mục đích thương mại dưới mọi hình thức. Khi mình chia sẻ tài liệu dĩ nhiên là mình có nhiều cách bảo vệ tài liệu của mình, dù ai đó có chặn hết face này đến face khác. Để tránh mọi phiền phức, khiếu nại rất mong các bạn tôn trọng. Chúng ta hãy là những người bạn để chia sẻ và kết nối thay vì những cuộc chiến tranh trên mạng để rồi ai cũng sẽ trở thành người nổi tiếng bạn nhé. Trân trọng cảm ơn bạn đã tin yêu và Chúc bạn thành công PHẦN LÍ THUYẾT PHẦN II: TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI (Từ trang 36) ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Một câu chuyện Một câu nói Một bức tranh Một đoạn thơ I. Mở bài: Dẫn I. Mở bài: Dẫn I. Mở bài: Dẫn I. Mở bài: Dẫn thơ + Nêu vấn đề thơ + Nêu vấn đề thơ + Nêu vấn đề thơ + Nêu vấn đề cần bạn bạc, nghị cần bạn bạc, nghị cần bạn bạc, nghị cần bạn bạc, nghị luận luận luận luận II. Thân bài: II. Thân bài: II. Thân bài: II. Thân bài: 1. Tóm tắt và rút ra 1. Giải thích từ 1. Giải thích bức 1. Giải thích đoạn chủ đề ngữ và rút ra chủ tranh và rút ra chủ thơ và rút ra chủ đề đề của cả câu nói đề của bức tranh của đoạn thơ. 2. Nêu lí lẽ, dẫn 2. Nêu lí lẽ, dẫn 2. Nêu lí lẽ, dẫn 2. Nêu lí lẽ, dẫn chứng và phân tích chứng và phân tích chứng và phân tích chứng và phân tích dẫn chứng (phân dẫn chứng (lấy dẫn chứng (lấy dẫn chứng (lấy tích câu chuyện)+ trong đời sống) trong đời sống) trong đời sống) d/chứng ngoài
  3. 3. Bàn bạc 3. Bàn bạc 3. Bàn bạc 3. Bàn bạc (đúng/sai/ tốt/xấu/ (đúng/sai/ tốt/xấu/ (đúng/sai/ tốt/xấu/ (đúng/sai/ tốt/xấu/ nên/ không nên/ nên/ không nên/ nên/ không nên/ nên/ không nên/ khen/chê ) khen/chê ) khen/chê ) khen/chê ) 4. Bài học nhận 4. Bài học nhận 4. Bài học nhận 4. Bài học nhận thức, hành động và thức, hành động và thức, hành động và thức, hành động và mở rộng mở rộng mở rộng mở rộng III. Kết bài: III. Kết bài: III. Kết bài: III. Kết bài: - Khẳng định vấn - Khẳng định vấn - Khẳng định vấn - Khẳng định vấn đề cần bàn đề cần bàn đề cần bàn đề cần bàn - Lời khuyên nhủ - Lời khuyên nhủ - Lời khuyên nhủ - Lời khuyên nhủ - Liên hệ bản thân - Liên hệ bản thân - Liên hệ bản thân - Liên hệ bản thân Lưu ý: a) Phần 2 và 3 có thể kết hợp; b) Mỗi ý cần tách thành đoạn văn; c) ý 2,3 là quan trọng nhất cần bàn bạc sâu 2. Bàn bạc về chủ 2. Bàn bạc về chủ 2. Bàn bạc về chủ 2. Bàn bạc về chủ đề được rút ra đó đề được rút ra đó đề được rút ra đó đề được rút ra đó bằng cách nêu lí bằng cách nêu lí lẽ, bằng cách nêu lí lẽ, bằng cách nêu lí lẽ, lẽ, dẫn chứng và dẫn chứng và phân dẫn chứng (lấy dẫn chứng (lấy phân tích (phân tích (lấy trong đời trong đời sống) trong đời sống) tích câu chuyện, có sống) thể lấy thêm dẫn chứng ngoài nhưng tiêu biểu) NGHỊ LUẬN XÃ HỘI I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LÀ GÌ? - “Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và
  4. trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh ” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2). - Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về những vấn đề diễn ra xung quanh đời sống, xã hội. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị. II. NHỮNG YÊU CẦU KHI LÀM VĂN NLXH - Phải đọc kĩ đề, phân biệt được đề thuộc kiểu (dạng) nào? - Nắm được cấu trúc từng loại, từng dạng để bám vào viết cho đúng. - Nội dung trọng tâm, lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận phải chặt chẽ, cảm xúc phải trong sáng, lành mạnh. - Không lấy dẫn chứng chung chung mà phải có tính thực tế và thuyết phục. - Phải đọc kĩ đề, gạch chân dưới những từ, cụm từ quan trọng để giải thích và lập luận cho đúng. Những từ, cụm từ này phải thường xuyên được nhắc lại trong các luận điểm. - Có năng lực thâu tóm, nắm bắt các vấn đề xã hội xảy ra ngoài cuộc sống - Mạnh dạn đề xuất quan điểm, cách nghĩ của bản thân, lập luận sao cho thuyết phục được người đọc. - Biết lật ngược vấn đề, soi chiếu vấn đề ở nhiều khía cạnh để luận bàn – yêu cầu đòi hỏi bản lĩnh của người viết. III. PHÂN LOẠI ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông thường có ba dạng đề chính. Tuy nhiên để cụ thể hơn trong việc nhận diện, từ đó có cách làm tương ứng phù hợp, dựa vào đề thi của các năm, chuyên đề sẽ cụ thể hóa thành các dạng sau: 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống 3. Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học hoặc trong một câu chuyện.
  5. 4. Dạng đề nghị luận kết hợp hai mặt tốt - xấu trong một vấn đề 5. Dạng đề nghị luận mang tính chất đối thoại - bộc lộ suy nghĩ, quan điểm bản thân (mang tính đối thoại) về vấn đề được đặt ra. 6. Nghị luận về một vấn đề được gợi ra từ một hình ảnh/bức tranh. Việc phân chia chỉ mang tính tương đối, vì trong thực tế có những đề không rạch ròi, mang tính đánh lừa người viết. Do đó, cần linh hoạt, tỉnh táo để nhận diện chính xác từng dạng, từ đó đề xuất cho mình cách viết phù hợp. IV. CẤU TRÚC/DÀN Ý GỢI Ý Dạng 1 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ 1. Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức, về tâm hồn nhân cách, về các quan hệ gia đình, xã hội, cách ứng xử, lối sống của con người trong xã hội ). Đối với học sinh trong nhà trường phổ thông, do đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những vấn đề đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống hàng ngày như tình cảm quê hương, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập Những vấn đề này có thể được đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thông thường là được gợi mở qua một câu danh ngôn, châm ngôn, ngạn ngữ, ca dao hay câu nói của một nhà văn hóa, nhà khoa học, người nổi tiếng 2. Phân loại: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường tồn tại ở các dạng: - Dạng luận bàn về một tính cách hoặc một trạng thái tâm lý VD: + Tự trọng và tự kiêu + Luận về sự bình yên.
  6. - Dạng đề đưa ra một hoặc hai nhận định, nhận định ấy có thể xuất hiện qua một câu nói, một câu thơ/ một lời hát, một châm ngôn, một tục ngữ, ca dao VD:+ Anh/chị nghĩ gì về câu nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. (Tuân Tử) + Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không?. Để gió cuốn đi ”. Suy nghĩ của anh/chị về lời bài hát. + Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”. + Có ý kiến cho rằng: “Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác”. Nhưng Tổng Giám độc tập đoàn Coca Cola, Bryan Dion lại khẳng định: “Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ mãi đắm chìm trong quá khứ hay ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình” Anh/chị suy nghĩ như thế nào trước những lời khuyên ấy? + Có người nói: “Hãy làm theo sự mách bảo của con tim”. Suy nhĩ cảu anh/chị như thế nào về câu nói đó. ( Vũ Lân tự ra) Đối với học sinh chuyên, thì dạng nhận định về hai nhận định là dạng thường được đề xuất. 3. Cách làm: - Trước hết, phần mở bài phải giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. Nêu ý chính (vấn đề) hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra. - Phần thân bài, có nhiều luận điểm. Tuy nhiên cần đảm bảo: +Luận điểm 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý. Bao gồm: Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen/nghĩa bóng (nếu có) Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý Thực chất là đi trả lời cho câu hỏi LÀ GÌ?
  7. +Luận điểm 2: Phân tích, chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý. Dùng dẫn chứng để chứng minh. Từ đó, chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội. Thực chất là đi trả lời cho câu hỏi TẠI SAO? NHƯ THẾ NÀO? +Luận điểm 3: Bình luận, mở rộng vấn đề, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa đúng trong hoàn cảnh khác. Dùng dẫn chứng minh họa. Thực chất của luận điểm này là trả lời một số câu hỏi nhằm lật ngược vấn đề, nhìn nhận vấn đề trong nhiều chiều, nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng (VD, các câu hỏi như: có ngoại lệ hay không? Vấn đề có thể đúng/sai trong những hoàn cảnh khác nhau như thế nào? ) +Luận điểm 4: Rút ra bài học nhận thức (đúng hay sai?) và hành động (cần làm gì?). Đây là một luận điểm nhỏ nhưng là vấn đề cơ bản của nghị luận xã hội bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc. - Phần kết bài, liên hệ bản thân, đánh giá chung về vấn đề. 4. Dàn ý gợi ý: a/MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận/trích dẫn nhận định (nếu có) b/TB: Luận điểm Cách làm 1/Giải thích: Nghĩa - Dùng các từ gần nghĩa, cùng trường nghĩa để giải thích của từ/cụm từ/cả câu - Dùng các từ trái nghĩa đề giải thích (nghĩa đen, nghĩa - Giải thích bằng cách nêu VD hàm ẩn) LÀ GÌ? 2/Lý giải vấn - Để ý vào các từ ngữ trong đề bài, đặt câu hỏi (tại sao?) sẽ tìm đề (TẠI SAO?) được ý bình luận cho riêng mình. - Lí giải kết hợp với chứng minh. Lưu ý, nên lấy những dẫn chứng xã hội, người thật việc thật, không nên lấy dẫn chứng xã hội vì dễ rơi vào xa hoặc lạc đề.
  8. 3/ Biểu hiện/hiện Đề cập hai phương diện: trạng: Vấn đề được - Tích cực: như thế nào? biểu hiện hoặc đang - Tiêu cực: Tuy nhiên, bên cạnh đó có những biểu hiện, tư diễn ra như thế nào tưởng trái ngược ntn? Phê phán. trong đời sống xã hội? 4/ Đánh giá, luận Trả lời một số câu hỏi nhằm lật ngược vấn đề, nhìn nhận vấn bàn vấn đề. đề trong nhiều chiều, nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng (VD, các câu hỏi như: có ngoại lệ hay không? Vấn đề có thể đúng/sai trong những hoàn cảnh khác nhau như thế nào? ) Đây là phần thể hiện bản lĩnh, độ sắc, nhạy của người viết. 5/ Rút ra bài học: Phần này gần với việc đề xuất các giải pháp: - BH nhận thức + Cá nhân (mỗi người tự ý thức ra sao? Tu dưỡng phẩm chất, - BH hành động đạo đức? ) + Gia đình? + Nhà trường? + Xã hội (tuyên truyền, tham gia các hoạt động xã hội ) Lưu ý: - Dẫn chứng phải thuyết phục, thường là NHÂN VẬT – SỰ KIỆN, không dùng dẫn chứng chung chung. c/ KB: Khẳng định lại vấn đề 5. Đề và gợi ý giải đề: Đối với đối tượng là học sinh giỏi, xu hướng đề thường ra là lựa chọn một vấn đề được gửi gắm qua hai nhận định (hai nhận định này được phát biểu dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một câu danh ngôn ). Do đó, lưu ý, nếu đề bàn đến hai câu nói (nhận định, ý kiến) hoặc hai vế khác nhau trong một câu nói (dạng này chuyên đề tách thành dạng nghị luận về một vấn đề chứa đựng hai mặt tốt – xấu, sẽ trình bày cấu trúc cụ thể ở phần sau) thì cách làm, phần lớn là: - Giải thích, phân tích, bình luận từng ý kiến cho rõ ràng. Đọc qua nghe chừng hai ý kiến rất mâu thuẫn nhau nhưng thực chất lại có mối quan hệ nhất định với nhau. Mối
  9. quan hệ đó, có thể là bổ sung ý kiến cho nhau, cũng có thể hoàn toàn đối lập nhau. Nhưng phần lớn là bổ sung, làm rõ thêm cho cùng một vấn đề. Do đó, tùy vào đề bài, người viết cần linh hoạt và lựa chọn lối đi cho mình sao cho phù hợp. Hoặc đồng tình với cả hai ý kiến, hoặc đứng hẳn về một ý kiến hoặc lấy phần đúng trong mỗi ý kiến đề đề xuất cách hiểu đúng đắn. Đề 1: Ngạn ngữ có câu: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”. Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: “Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai câu nói trên. Gợi ý giải đề - Giải thích: + Ý kiến 1: “Cuộc đời ngắn ngủi” được hiểu là thời gian dành cho mỗi con người luôn có hạn, không ai sống mãi được cùng với thời gian. -> Câu ngạn ngữ đưa ra lời khuyên: Cuộc sống luôn có những giới hạn, con người sẽ không đủ thời gian để thực hiện ước mơ, vì vậy không nên quá tham vọng, mơ ước những điều viển vông. + Ý kiến 2: “Biến tương lai thành hiện thức”, biến những điều con người mơ ước, những điều chưa có trong hiện thực thành những thứ có thực. -> Câu nói khuyên con người, phải có những ước mơ lớn lao, như vậy mới biến tương lai thành sự thật. => Hai ý kiến đưa ra hai quan điểm tưởng như đối lập nhưng thực chất là bổ sung cho nhau, thể hiện tọn vẹn hai mặt của một vấn đề. Con người phải viết vươn cao,vươn xa nhưng đồng thời cũng phải tỉnh táo lựa chọn cho mình những điều phù hợp, không chạy theo những giá trị phù du, viển vông, vô nghĩa. - Phân tích, chứng minh (tính đúng đắn hoặc sai lầm hoặc vừa đúng vưà sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối hoặc vừa đồng tình vừa phản đối) đối với ý kiến:
  10. + Ước mơ và khát vọng sống làm nên vẻ đẹp cuộc sống: ước mơ là một trong những thước đo tầm vóc của con người, những người có ước mơ càng đẹp thì càng có khả năng tiến xa trong cuộc sống; người có ước mơ, hoài bão mới có động cơ, phương hướng tìm tòi, tự học và sáng tạo; khi sống và làm việc đề thực hiện ước mơ con người sẽ có niềm vui, niềm hạnh phúc, sẽ tìm thấy ý nghĩa, giá trị của sự sống, con người sẽ cảm thấy cuộc sống không trôi đi một cách vô nghĩa, lãng phí + Ước mơ không đồng nghĩa với việc chạy theo những điều viển vông, phi thực tế: không nên ước mơ xa vời mà phải thiết thực vì cuộc sống là hữu hạn, con người không bao giờ đủ khả năng và thời gian để làm tất cả mọi việc; Cuộc đời được tạo nên từ những điều bình dị, do đó không nên chạy theo những ước mơ viễn vông mà đánh mất đi chân giá trị của cuộc ống; Đôi khi cần phải biết bằng lòng với những gì mình đang có, bằng lòng với cuộc sống con người sẽ cảm thấy thanh thản hơn, bình yên hơn. => Phải biết cân bằng giữa ước mơ và thực tại, ước mơ bắt nguồn từ cuốc sống. Phải theo đuổi ước mơ nhưng đừng mơ một cách hão huyền. - Bàn luận, mở rộng: + Phê phán hai hiện tượng” - Những người sống không có hoài bão, không biết vươn lên để tạo ra một tương lai tốt đẹp. Cuộc sống của những con người này sẽ mãi trì trệ, dậm chân tại chỗ. - Ngược lại, có những kẻ quá tham vọng, ước mơ viễn vông mà chạy theo các giá trị phù du để rồi đánh mất mình (Có thể dùng các dẫn chứng sau để chứng minh: - Đặng Lê Nguyên Vũ – ông chủ hãng cà phê Trung Nguyên, chứng kiến cảnh cha bị bệnh nặng, chỉ cần 2 triệu để có thể chạy chữa bệnh cho cha, vậy mà vay mượn cả đại gia đình cuãng không đủ, cậu con trai 16 tuổi đã thề với lòng: “Một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình này”. Sau này, cậu bé ngày nào đã khời nghiệp bằng căn nhà thuê chỉ vài mét vuông để xay cà phê, đạp xe hàng cây số để giao hàng lại trở thành ông chủ tập đoàn sản xuất cà phê lớn nhất Việt Nam - Walt Disney – giám đốc hãng phim truyền hình lớn nhất thế giới. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, mê vẽ. Vì không có tiền nên đã dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này đã trở thành cái tên đình đám trong giới phim và các hãng truyền thông).
  11. - Rút ra bài học Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Sống là không chờ đợi, bởi vậy, để không lãng phí thời gian, con người cần phải làm việc và nỗ lực hết mình”. Lại cũng có ý kiến cho rằng: “Để cuộc đời trở nên có ý nghĩa, con người cần phải sống chậm lại, tận hưởng những vẻ đẹp cuộc sống”. Anh/chị đồng tình với quan điểm nào? Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về hai ý kiến trên. Dạng 2 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 1. Khái niệm: Là bàn về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội, mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, bệnh vô cảm ). Đó có thể là hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê. 2. Cách làm: Để làm được kiểu bài này HS cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận, có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lượng cho hợp lí, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực. Các nội dung chính: - Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận. - Thân bài: +Luận điểm 1: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống,làm rõ những từ ngữ, hình ảnh, khái niệm có trong đề bài (nếu có). +Luận điểm 2: Nêu rõ thực trạng, biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống (thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào?có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống? thái độ của xã hội đối với vấn đề như thế nào?). Chú ý liên hệ thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục. Từ đó, làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.
  12. +Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân do thiên nhiên, do con người ). +Luận điểm 4: Chỉ ra kết quả hoặc hậu quả +Luận điểm 5: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng (chú ý, nguyên nhân nào thì giải pháp đó). Cần chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi phải phối hợp với những lực lượng nào? +Luận điểm 6: Rút ra 2 bài học: nhận thức và hành động (Nhận thức về vấn đề như thế nào? Đúng hay sai? Cần phải làm gì?). - Kết bài: Cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiên tượng đời sống. 3. Cấu trúc bài làm: HIỆN TƯỢNG XẤU HIỆN TƯỢNG TỐT MỞ Nêu vấn đề Nêu vấn đề BÀI THÂN 1. Giải thích hiện tượng 1. Giải thích hiện tượng BÀI 2. Nêu biểu hiện, thực trạng (diễn ra 2. Nêu biểu hiện (mô tả lại hiện như thế nào? ở đâu?) tượng) 3. Nguyên nhân (tại sao?) 3. Nguyên nhân (tại sao?) 4. Tác hại (tác động tiêu cực gì? Chi 4. Tác dụng, ý nghĩa HT phối như thế nào đến con người, xã hội ) 5. Luận bàn (nhìn nhận của xã hội về 5. Luận bàn: Phê phán hiện tượng vấn đề đó như thế nào? Soi vấn đề ở trái ngược nhiều góc nhìn, nhìn vấn đề ở tính biện chứng – lịch sử? ) 6. Giải pháp (cá nhân?, gia đình, nhà 6. Biện pháp nhân rộng HT trường, xã hội)
  13. 7. Rút ra bài học: 7. Rút ra bài học: - BH nhận thức - BH nhận thức - BH hành động - BH hành động KẾT Đánh giá chung về hiện tượng Đánh giá chung về hiện tượng BÀI 5. Áp dụng đề: Đề: Trong một bài viết trên báo, có một bạn trẻ tâm sự: "Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình "sửa sai" hay tranh luận thẳng thắn với người lớn". (Đặng Anh, Sống đúng là chính mình, tuoitre.vn, ngày 9/9/2013). Từ góc độ của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ cho biết suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Gợi ý làm bài: I. Mở bài: Dẫn dắt àGiới thiệu hiện tượng cần bàn. II. Thân bài: 1. Nêu bản chất của hiện tượng- giải thích hiện tượng - Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt Nam: những người trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ kiến cá nhân thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính định kiến của cộng đồng xã hội. - Từ đấy, chính bản thân người trẻ cũng dễ mang tâm lí kém tự tin, luôn có thái độ rụt rè, thụ động khi bộc lộ chủ kiến, thậm chí không bao giờ nói ra suy nghĩ của mình trước đám đông 2. Thực trạng. - Hiện tượng được đề cập là hiện tượng khá phổ biến trong trường học của Việt Nam. Với lối giảng dạy truyền thống và nếp sống của cộng đồng, học sinh của nước ta khá thụ động trong học tập, gần như chỉ tiếp thu kiến thức một chiều và ít khi đặt ra câu hỏi hay đưa ra những suy nghĩ đi ngược lại với điều được dạy. Tuy nhiên, cũng có một số
  14. học sinh dám bộc lộ chủ kiến của mình thì lại ít được gv khuyến khích, thậm chí còn bị bác bỏ, bị phủ nhận. - Ở cấp độ xã hội, hiện tượng này cũng xuất hiện rất nhiều. Người trẻ tuổi thường bị nhìn nhận là "trẻ người non dạ", "ngựa non háu đá", "trứng khôn hơn vịt". Vì vậy, đa phần người trẻ, những người giàu sức sống, sự năng động, sáng tạo trong tư duy và hành động nhất lại trở thành những cỗ máy câm lặng, ít dám bộc lộ bản thân. 3. Nguyên nhân: - Xã hội Việt Nam vốn có truyền thống "kính lão đắc thọ", người trẻ tuổi phải luôn lắng nghe và tôn trọng người lớn tuổi hơn để học tập kinh nghiệm sống. - Do sự ích kỉ, bảo thủ của người lớn. - Trong xã hội Á Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, con người có khuynh hướng sống khép mình, giấu cái tôi cá nhân đi chứ không chủ động bộc phát cái tôi mạnh mẽ như người phương Tây. Vì vậy, người Việt Nam có tâm lí ngại nói lên suy nghĩ riêng trước đám đông, đặc biệt là người trẻ tuổi . 4. Hậu quả: - Những người trẻ có tâm huyết trở nên bất mãn, thờ ơ, thiếu tự tin - Người trẻ không có điều kiện thể hiện tài năng và sự cống hiến cho xã hội. - Thiếu công bằng khi bình xét, đánh giá khen thưởng 5. Giải pháp: - Bộc lộ chủ kiến là một hành động tích cực, cần được khuyến khích và người trẻ cũng cần có ý thức về cách thức và thái độ khi thể hiện chủ kiến của mình: thẳng thắn và khiêm tốn, bộc trực, mạnh mẽ, biết bảo vệ ý kiến riêng nhưng không được kiêu căng, thất lễ với người khác. - Về phía những người lớn tuổi, những bậc tiền nhân và cả cộng đồng cần có cái nhìn rộng mở hơn với người trẻ, biết lắng nghe, chia sẻ và trao đổi ý kiến với họ; đồng thời đánh giá và nhìn nhận đúng mức sự đóng góp của người trẻ chứ không nên có thái độ "dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa" làm ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lí của thế hệ trẻ. - Cần động viên và khuyến khích thế hệ trẻ biết sống chủ động, sống sáng tạo và bộc lộ mình hơn để góp phần thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực. 6. Bình luận, mở rộng vấn đề:
  15. - Không đồng tình trước thói quen kì thị của một số người lớn tuổi truớc chính kiến của những người trẻ tuổi hơn - Nâng cao trình độ, suy nghĩ thấu đáo -> dám bộc lộ chủ kiến của mình đồng thời tôn trọng ý kiến của người trẻ như mình. - Cần phải phân biệt giữa thái độ bộc lộ suy nghĩ của cá nhân để trao đổi, tranh luận với người khác với thái độ chống đối, tiếu tôn trọng, thậm chí xấc xược, hỗn láo với người lớn tuổi ở những người trẻ. III. Kết bài: - Khẳng định: Vấn đề tác giả Đặng Anh đặt ra là một vấn đề đáng suy nghĩ và có giá trị không chỉ đối với người trẻ mà đối với cả cộng đồng. - Bài học nhận thức và hành động của bản thân. Lưu ý: Có những đề nhìn bề ngoài thì là một phát biểu, một ý kiến, nhận định (có thể ở dạng danh ngôn, châm ngôn ) nhưng bản chất lại bàn về một hiện tượng đời sống (VD: "Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt"). Khi đó, cần nhận diện đúng đề, sau đó đưa về cấu trúc dạng Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Dạng 3 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM HOẶC CÂU CHUYỆN Đây là dạng đề tổng hợp thường dành cho học sinh giỏi, dạng đề này đòi hỏi người viết phải có kiến thức cả về văn học và đời sống xã hội cũng như kĩ năng phân tích tác phẩm văn học và kĩ năng phân tích, bình luận các vấn đề xã hội. Đề thường xuất phát từ một vấn đề xã hội có ý nghĩa trong một tác phẩm văn học hoặc câu chuyện, yêu cầu học sinh bàn bạc,mở rộng vấn đề, bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của bản thân. Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ một tác phẩm văn học trong chương trình, cũng có thể người viết phải tự rút ra từ câu chuyện. VD1: Từ nghịch cảnh của nhân vật Trương Ba trong trích đoạn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ), hãy bàn về nỗi khổ của những con người không được sống đúng là mình.
  16. VD2: Thượng đế lấy đất sét nắn ra con người. Khi Ngài nắn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất: – Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người? – Ngài hỏi. Con người suy nghĩ một lúc thấy mình đã đầy đủ tay, chân, đầu, rồi nói: – Xin Ngài nắn cho con hạnh phúc. Thượng đế đủ biết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói: – Này, tự đi và nắn lấy cho mình hạnh phúc.” Suy nghĩ của anh/chị về câu chuyện trên. Để làm được kiểu dạng này, chúng ta cần tiến hành theo hai bước sau: - Trước hết, cần phân tích tác phẩm để làm rõ vấn đề xã hội cần bàn luận cùng với các khía cạnh, các phương diện biểu hiện của nó. - Sau đó, đi sâu bàn về vấn đề xã hội đã rút ra trong tác phẩm. Cần lưu ý, dạng bài này rất dễ lẫn với dạng bài nghị luận văn học vì buộc phải có khâu phân tích tác phẩm để xác định vấn đề cần nghị luận. Để tránh nhầm lẫn, cần xác định và phân biệt rõ sự khác biệt về mục đích và cách thức tiến hành. Mục đích của nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích, để đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học, còn mục đích của nghị luận xã hội là phân tích, đánh giá để đưa ra ý kiến, quan điểm về vấn đề xã hội được đặt ra ở văn bản tác phẩm đó. Vì thế, khi làm bài nghị luận văn học, cần cắt nghĩa, bình giá cái hay, vẻ đẹp của các yếu tố của văn bản như ngôn ngữ, hình tượng về hai phương diện nội dung và nghệ thuật, còn khi làm bài nghị luận xã hội lại chỉ cần chú ý tới mặt nội dung. Hơn nữa, với nghị luận văn học, việc phân tích tác phẩm văn học là mục đích, còn trong nghị luận xã hội nó chỉ là phương tiện, là thao tác đầu tiên khởi đầu cho cả một quá trình sau đó. 1. Dàn ý gợi ý: a. Mở bài: – Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài – Nêu vấn đề cần nghị luận b. Thân bài:
  17. * Bước 1: Phân tích, hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa vấn đề – Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó. – Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận * Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể). – Giải thích vấn đề (nếu cần thiết) – Phân tích – chứng minh: + Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống ; dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào? . + Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó . – Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay * Bước 3: Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí) Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người ? (Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận) + Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận ) * Bước 4: Rút ra bài học cho bản thân – Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý nghĩa? – Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực. c. Kết bài: 2. Đề: “Những giọt sương lặn vào lá cỏ
  18. Qua nắng gắt, qua bão tố Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương ” (Thanh Thảo, Sự bùng nổ của mùa xuân) Hãy phát biểu những suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ hiện tượng trên. Gợi ý giải đề: Đây là kiểu đề mở, từ một hiện tượng thiên nhiên, thí sinh cần mở rộng liên tưởng đến những vấn đề về cuộc sống, con người Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý chính sau: - Cảm nhận về hiện tượng thiên nhiên được gợi mở từ đoạn thơ: Giọt sương nhỏ bé, rất đỗi mỏng manh, khiêm nhường nhưng lại tiềm ẩn sức sống bền bỉ, kiên cường, mãnh liệt. - Những gợi mở,liên tưởng từ hiện tượng thiên nhiên: Giữa cuộc đời đầy chông gai, sóng gió, con người vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, vẫn tha thiết yêu đời, vẫn cháy bỏng niềm tin yêu và hy vọng. Giữa vô vàn khó khăn, khốc liệt của cuộc sống, của hoàn cảnh, cái đẹp vẫn đơm hoa, sự sống vẫn nảy mầm. - Bày tỏ suy nghĩ của bản thân: + Những gợi mở từ hiện tượng thiên nhiên đưa đến cho chúng ta suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống, về con người, về cái đẹp Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ,lý thú, luôn ẩn chứa vẻ đẹp bình dị mà thanh cao. Tâm hồn con người,cái đẹp lên hương từ cuộc sống chính là hạt ngọc lung linh, ngần sáng biết bao thánh thiện mà mỗi một chúng ta cẩn biết nâng niu. + Trong mọi hoàn cảnh dù vất vả, khó khăn, dù gian nan thử thách cũng không nên buông xuôi, chán nản. Hãy nuôi dưỡng niềm tin, hy vọng và cuộc sống, con người. Dạng 4 : DẠNG ĐỀ KẾT HỢP HAI MẶT TỐT – XẤU TRONG MỘT VẤN ĐỀ 1. Dàn ý gợi ý:
  19. Phần lớn những đề thuộc dạng này là đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lý cũng có thể bàn về hiện tượng đời sống, cũng có khi là từ một câu chuyện. Ví dụ: - “Ngưỡng một thần tượng là một nét đẹp văn hóa, mê muội thần tượng là một thảm họa” (bàn về một hiện tượng đời sống) - “Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính lại kiên nhẫn lập nên thành tựu” (bàn về một tư tưởng đạo lí). Tuy nhiên, vấn đề được cho trong đề thường có một mặt phải và một mặt trái (tốt – xấu). Khi làm bài ta nên bám theo cấu trúc sau: Mở bài Giới thiệu vấn đề Thân bài 1. Giải thích: Giải thích 2 vế, giải thích cả câu 2. Chứng minh, bình luận: a. Trình bày ý nghĩa, tác dụng của mặt tốt (thường là vế 1). b. Trình bày tác hại của mặt xấu (thường là vế 2) c. Đánh giá, luận bàn vấn đề, đề xuất quan điểm, cách nhìn đúng đắn 3. Rút ra bài học: - Nhận thức - Hành động Kết bài Khẳng định vấn đề 2. Áp dụng đề: Đề: "Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa". Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Gợi ý làm bài: I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. II. Thân bài: 1. Giải thích ý kiến:
  20. - “Ngưỡng mộ thần tượng” là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng. - “Mê muội thần tượng” là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng. ® Về nội dung, ý kiến này đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn lường. 2. Bàn luận ý kiến: - Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa: + Ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống. + Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương. - Mê muội thần tượng là một thảm họa: + Mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân và xã hội. + Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay khuyếch trương thần tượng quá mức đều là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. 3. Bình luận, mở rộng vấn đề: - Ý kiến trên hoàn toàn đúng. - Cần nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống.
  21. - Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng một cách mù quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày, trước hết là trong học đường. III. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề. - Bài học nhận thức và hành động của bản thân. Dạng 5. DẠNG ĐỀ MANG TÍNH CHẤT ĐỐI THOẠI, BỘC LỘ SUY NGHĨ RIÊNG VỀ VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA 1. Dàn bài gợi ý: Đây là dạng đề mới nhất thường được lựa chọn trong một vài năm gần đây. Dạng đề này lại thường thiên về bộc lộ suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề thiên về hiện tượng đời sống. Cấu trúc làm bài có thể cụ thể hóa như sau: Mở bài Giới thiệu vấn đề Thân bài 1. Giải thích vấn đề 2. Trao đổi, bàn luận, đối thoại (phần này phụ thuộc vào nhận thức và sự hiểu biết của bản thân, nhận thức và đánh giá vấn đề đó đúng/sai,phải/trái, đồng tình/không đồng tình ) 3. Trình bày quan điểm sống của bản thân (gần với bài học nhận thức và hành động). Kết bài Đánh giá chung về vấn đề 2. Áp dụng đề: Đề: Đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội bằng trải nghiệm của chính mình, chàng trai Việt kiều Tran Hung John, có một nhận xét: “Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải là người tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn” (Jonh đi tìm Hùng, NXB Kim Đồng, 2013,tr113) Anh/chị có đồng tính với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Tran Hung Jonh và bày tỏ quan điểm sống của chính mình?
  22. Gợi ý giải đề: Phần Thân bài cần: - Giải thích ý kiến: + Thụ động là chịu sự chi phối, chỉ biết làm theo, nghe theo người khác mà thiếu chủ động, sáng tạo. + Ý kiến muốn đề cập đến tính cách thụ động, được xem là tính cách của phần nhiều người Việt Nam, trước hết là thụ động trong việc lựa chọn, dấn thân, mở lối cho cuộc sống của mình; nêu một vài biểu hiện, nguyên nhân của tính cách này. - Trao đổi: Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc chỉ đồng tình phần nào với ý kiến của Tran Hung Jonh. Dù lựa chọn cách nào thì khi trao đổi cũng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng và thái độ luận bàn một cách nghiêm túc, thiện chí. Đề: Nhìn lại vốn văn hóa dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: “Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn” (Theo Ngữ văn 12, Tập 2, NXBGDVN, 2013, tr160-161). Từ nhận thức về mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình. Gợi ý giải đề Phần Thân bài, cần đảm bảo: - Giải thích ý kiến: + “Trí tuệ” là khả năng nhận thức, suy xét bằng bộ óc, “khôn khéo” là khôn ngoan, khéo léo trong ứng xử. + Ý kiến đã nêu được một nét đáng lưu ý về lối sống của người Việt Nam truyền thống là ít đề cao trí tuệ mà đề cao sự khôn khéo, một dạng trí khôn của đời sống, đồng thời chỉ ra một số biểu hiện của lối sống khôn khéo đó. - Phân tích, chứng minh, binh luận: + Tích cực:
  23. · Tạo ra lối ứng xử linh hoạt trong đời sống hàng ngày giúp con người có thể an thân hưởng lợi, giữ mình thoát hiểm, tránh cách mối quan hệ phức tạp. · Khiến cho mỗi cá nhân có lối sống thiết thực, tùy cơ ứng biến để tồn tại trong cộng đồng. + Tiêu cực: · Mặt tiêu cực của việc không đề cao trí tuệ là ít coi trọng những nỗ lực khám phá, chinh phục, sáng chế nhằm hướng tới những đỉnh cao trong sản xuất, khoa học, nghệ thuật; chưa tôn trọng thành quả của trí tuệ, tri thức và sáng tạo, dẫn đến sự trì trệ, kém phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. BỘ ĐỀ CÓ MỘT VÀI ĐỀ CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC BỊ TRÙNG NHƯNG MÌNH KHÔNG BIẾT TRÙNG VỚI ĐỀ NÀO NÊN KO BỎ ĐƯỢC. Còn vài ba câu Đọc hiểu trùng thì đó là cố ý đẻ kiểm tra các em có nhớ là mình đã làm rồi không. Vì thực tế mới học xong, làm xong các em đã quyên ngay.
  24. PHẦN II: TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MỤC LỤC CÁC CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC BỘ ĐỀ HSG 8 Đề số Nội dung câu nghị luận văn học Trang 648 CẤU TRÚC MỘT BÀI NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH. Dùng cho HSG lớp 8,9 1. Có ý kiến cho rằng: Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang 52 sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người. Dựa vào hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc - xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó. 2. Nhận xét về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: 58 “Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kì vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 3. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản 62 kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp. (Ai-ma-tốp)
  25. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập 1, Nxb Giáo dục, 2004). 4. Xuân Diệu khẳng định thơ hay là “hay cả hồn lẫn xác, hay cả 66 bài”. Hãy chứng minh qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh. 5. Nhận định về lão Hạc, Hoàng Thị Thương trong cuốn “ Vẻ đẹp 72 con người” có viết: “ Tinh thần lão mới kiên định làm sao? Như thành trì kiên cố xây bằng lòng tự trọng và tình thương. Đói khổ, đớn đau không khuất phục nổi. Nhà văn Kim Lân tặng lão từ “ bất khuất”. Bất khuất trước kẻ thù còn dễ hiểu nhưng trước mình mới thật khó” Bằng hiểu biết về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 6. “Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi 77 thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời”. ( Nguyễn Văn Thạc – Mãi mãi tuổi 20) Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng và “Lão Hạc” của Nam Cao. (Ngữ văn 8, tập 1)./. 7. Có ý kiến cho rằng: “Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay 83 hiện thực, những trang viết của những nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc”
  26. Qua các văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Câu 1 Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội. 8. Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao viết: 91 “ Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng , buồn đau, ích kỉ che lấp mất ” Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Từ các nhân vật: Lão Hạc, ông giáo, vợ ông giáo ,Binh Tư trong tác phẩm “Lão Hạc”, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 9. Câu 2: Từ văn bản trên, hãy nói về ý nghĩa của lời động viên trong 96 một đoạn văn khoảng 400 chữ. Câu 3: Viết bài văn với nhan đề : Tôi đi học - một truyện ngắn giàu chất thơ. 10. Câu 2: Đọc truyện ngắn Lão Hạc có ý kiến cho rằng: Nhà văn 102 Nam Cao đã nhìn người nông dân bằng con mắt ứa lệ và bằng trái tim giàu tình yêu thương. Em hãy Phân tích truyên ngắn lão Hạc để làm sáng tỏ ý kiến trên. 11. Nhận xét về truyện ngắn "Lão Hạc", nhà phê bình văn học 115 Văn Giá cho rằng :
  27. " Từ việc miêu tả hoạt động của các nhân vật, Nam Cao đã gián tiếp đưa ra tình thế lựa chọn đối với lão Hạc Đó là một lựa chọn tột cùng đau đớn của thân phận con người. Ý nghĩa câu chuyện chủ yếu được phát sáng từ điểm then chốt này." Qua truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ những tình thế lựa chọn ấy. 12. Trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, nhân vật ông 123 giáo đã từng có lúc thất vọng thốt lên “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ” nhưng cuối cùng, ông giáo đã vỡ lẽ nhận ra “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Điều gì khiến ông giáo từng thất vọng rồi vỡ lẽ như vậy và điều đó có ý nghĩa gì? Phân tích nhân vật Lão Hạc để trả lời câu hỏi trên. 13. Làm sáng tỏ ý kiến “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui 129 người nông dân nổi loạn”. 14. Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách 142 mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng: “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”. Bằng hiểu biết của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
  28. 15. “Những điều kì diệu và cảnh huy hoàng cuối cùng không khỏa lấp 165 được lòng thương xót đối với số phận cô bé. Cô bé đã chết rồi, nhưng cái chết của em vẫn nhắn lại nhiều điều đối với những ai đang sống”. ( Theo Trần Đình Sử, Đọc văn, học văn, NXBGD Hà Nội, 1999). Qua “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen (SGK Ngữ văn 8, tập 1), em hãy làm rõ những điều nhắn lại từ tác phẩm đó mà ý kiến trên đã đề cập 16. Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao cho rằng: Một tác 172 phẩm có giá trị “phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái Nó làm cho người gần người hơn.” Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của O.Henri đã học trong chương trình Ngữ văn 8, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của em về giá trị của tình người trong cuộc sống. 17. Nhà văn phải là người gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong 183 bề sâu tâm hồn của con người. (Nguyễn Minh Châu) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 8 tập 1. 18. Tác phẩm chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng, 188 không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. (Aimatop) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng minh qua một tác phẩm văn học bất kì.
  29. 19. “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt 193 tủy” (T.Sêkhốp) Qua truyện ngắn “Lão Hạc”- của Nam Cao, em hãy chứng minh. 20. Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua 209 "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" (Trích "Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi). 21. Có ý kiến cho rằng: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là “Bài 216 văn sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến, quyết thắng. Đó là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Nguyên - Mông. Phân tích bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc để làm sáng tỏ ý kiến trên 22. Nhận xét về 2 bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” 224 (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 23. Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay 245 cả bài. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 24. Câu 2: (10 điểm) Bàn về nhà thơ Vũ Đình Liên và bài thơ ông đồ, 254 trong cuốn "thi nhân việt nam", Hoài Thanh có viết: "Hai nguồn thi cảm lớn nhất của người là lòng thương người và tình hoài cổ.
  30. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ". Trình bày ý kiến của em về nhận xét trên. 25. Chứng minh rằng, với ông đồ, Vũ Đình Liên đã chạm được 273 vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi. 26. Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn 285 chương, sau mỗi trang sách ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.” Dựa vào hai văn bản “Lão Hạc” (Nam Cao) và “Cô bé bán diêm” (An – đéc – xen), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? 27. Nhận xét về hai bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu và 293 “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 8, tập 2, NXB GD, 2017) có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và khát vọng tự do cháy bỏng của những người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày”. Bằng kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên 28. “Thơ ca chính là tâm hồn con người.” (M.Gorki) 302 Qua bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
  31. 29. “Chất người cộng sản Hồ Chí Minh - đó là tấm lòng nhân ái 314 mênh mông mà sâu thẳm, một tình thương quên mình “Chất người” ấy còn thể hiện ở tinh thần “thép” vĩ đại của người chiến sĩ ”. (Nguyễn Hoàng Khung, Một mùa thơ rộ nở) Hãy làm sáng tỏ tinh thần “thép” của người cộng sản Hồ Chí Minh qua hai bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) và “Tức cảnh Pác Bó”. 30. Có ý kiến cho rằng: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn 344 con người. Qua hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh, em hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên. 31. Bằng việc phân tích bài thơ Đi đường, em hãy làm sáng tỏ ý 354 nghĩa tư tưởng sâu sắc: Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời, đường cách mạng của người chiến sĩ cộng sản kiên cường. 32. Tìm những nét giống nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật 388 của hai bài Ngắm trăng và Tức cảnh Pắc Bó (Hồ Chí Minh) 33. " Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp 292 Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình". (Hoàng Trung Thông)
  32. Em hiểu thế nào về chất thép, chất tình trong đoạn thơ trên? Bằng hai bài thơ "Ngắm trăng", "Đi đường" trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó 34. Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa 398 nơi từ ngữ” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu 35. An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại 403 truyện kể cho trẻ em. Những truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích mang lại cho trẻ thơ nhiều niềm vui nhưng cũng tràn ngập nỗi buồn để ta phải suy ngẫm. Bằng hiểu biết về truyện Cô bé bán diêm (SGK Ngữ văn 8 – Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? 36. Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua 409 "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" (Trích "Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi). 37. Bàn về nhà thơ Vũ Đình Liên và bài thơ ông đồ, trong cuốn "thi 417 nhân việt nam", Hoài Thanh có viết: "Hai nguồn thi cảm lớn nhất của người là lòng thương người và tình hoài cổ. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ". Trình bày ý kiến của em về nhận xét trên. 38. Câu 1: ( 6.0 điểm) Nghị luận xã hội: Thành công chỉ đến khi chúng 437 ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình
  33. 39. Có ý kiến cho rằng: Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn 443 của văn bản Thuế máu là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo. Hãy làm sáng tỏ ?./. 40. Có ý kiến cho rằng: Sức hấp dẫn thuyết phục của văn bản 449 Hịch tướng sĩ chính là nghệ thuật khích tướng. Hãy làm sáng tỏ, 41. Nhận xét về một trong những cảm hứng của Thơ mới Việt Nam giai 455 đoạn 1930- 1945,có ý kiến nhận xét : “Tình yêu quê hương đất nước một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới.” Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và “ Quê hương” của Tế Hanh em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 42. Khát vọng tự do là một trong những tư tưởng phổ biến trong 463 nhiều tác phẩm thơ ca Việt Nam hiện đại trước 1945 . Hãy làm sáng tỏ điều đó qua hai đoạn thơ sau : 445 43. Bằng những hiểu biết về những văn bản truyện đã học ở chương 470 trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng : Văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người. 44. Nhận xét về Nam Cao, có ý kiến cho rằng: Với một bút pháp 476 riêng đầy tính sáng tạo, Nam Cao đã đặt ra trước người đọc hàng
  34. loạt vấn đề: những cảnh đời éo le, chua chát, những bi kịch đau đớn vật vã. (Trích Văn học Việt Nam 1900-1945, Phan Cự Đệ, NXB Giáo dục, 1998, tr.475) Hãy phân tích “những cảnh đời éo le, chua chát” được nhà văn Nam Cao thể hiện trong truyện ngắn Lão Hạc (Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.38) 45. Nhận xét về đoạn tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, có ý kiến cho 483 rằng : “ Đây là đoạn tuyệt bút. Cả bốn bức tứ bình đều là những chân dung tự họa khác nhau của con hổ nhưng đã khái quát trọn vẹn về cái “thời oanh liệt” của chúa sơn lâm.” Phân tích đoạn thơ tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng để làm rõ điều đó. 46. Có ý kiến cho rằng: “Đặc sắc trong phong cách thơ trữ tình 488 Hồ Chí Minh là vừa có màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần thời đại”. Bằng hiểu biết của mình về bài thơ Tức cảnh Pác Bó và bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh, em hãy làm sáng tỏ lời nhận xét trên”. 47. Có ý kiến cho rằng: “Bé Hồng sống trong cay đắng, tủi cực, 494 nhưng trong tâm hồn cậu bé luôn ẩn chứa một tình yêu thương mẹ mãnh liệt”. Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng). Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
  35. 48. Bàn về truyện Lão Hạc của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: Con chó 500 vàng mới là nhân vật độc đáo nhất của tác phẩm và cách ứng xử với con chó Vàng mới là vẻ đẹp sâu xa nhất của nhân vật lão Hạc”. Từ những cảm nhận của riêng mình về các nhân vật ấy, em hãy bình luận ý kiến trên. 49. “ Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ 503 sỹ gửi đến cho bạn đọc”. Em hiểu nhận định trên như thế nào ? Dựa vào những hiểu biết của em về truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 50. Một kết thúc bất ngờ bao giờ cũng chứa đựng kịch tính và sự thú 509 vị, đặc biệt sẽ gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho tác phẩm có vang hướng. 1. Em hãy chứng mính nhận định trên bằng một tác phẩm đã học. Phân tích đoạn kết truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) dưới đây để làm rõ nhận định trên. 51. Tinh thần nhân đạo của Nam Cao, Oheri, qua tác phẩm 515 52. Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con 521 người. 53. " Khi con tu hú" của Tố Hữu là bài thơ thể hiện sâu sắc lòng 526 yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Hãy chứng minh.
  36. 54. Giáo sư, nhà giáo, nhà lý luận - phê bình văn học Lê Ngọc Trà có 531 nhận định cho rằng: “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư”. Em hiểu nhận định trên như thế nào? Từ bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Liên hệ với bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 7, tập 2) để làm rỏ sự “tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” của nhà thơ. 55. “Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động 540 số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao ”. (SGK Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục) 56. Nhận xét về truyện ngắn "Lão Hạc", nhà phê bình văn học Văn 546 Giá cho rằng : " Từ việc miêu tả hoạt động của các nhân vật, Nam Cao đã gián tiếp đưa ra tình thế lựa chọn đối với lão Hạc Đó là một lựa chọn tột cùng đau đớn của thân phận con người. Ý nghĩa câu chuyện chủ yếu được phát sáng từ điểm then chốt này." Qua truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ những tình thế lựa chọn ấy. 57. Trong cuốn “ Từ điển văn học”, Nguyễn Xuân Nam viết : “ 552 Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những
  37. tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 58. Có ý kiến cho rằng: Truyện Lão Hạc đã thể hiện một cách 561 chân thực, sâu sắc và cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân trong xã hội cũ. Song, ý nghĩa lớn nhất của tác phẩm là ở chỗ nó đặt ra vấn đề nhân cách của con người và việc giữ gìn nhân cách trong những lúc “cùng đường”. Hãy làm rõ cách hiểu của mình về ý kiến trên. 59. Khi bàn về bài thơ Nhớ rừng (Ngữ văn 8, tập I) của nhà thơ 568 Thế Lữ, một số học sinh lớp 8 tranh luận: Nhóm thứ nhất khẳng định: Cảm hứng chủ đạo của “Nhớ rừng” là cảm hứng lãng mạn và ý nghĩa tư tưởng của bài thơ trước hết ở vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn đó. Nhóm thứ hai cho rằng: Có thể coi đây là một áng thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn thơ hợp pháp đầu thế kỉ XX. Trình bày quan điểm của em về hai ý kiến trên bằng một bài văn nghị luận. 60. Có ý kiến cho rằng: Thơ mới thể hiện lòng yêu nước ở nhiều 577 khía cạnh khác nhau. Qua một số bài thơ thuộc dòng văn học lãng mạn trong chương trình ngữ văn lớp 8, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
  38. 61. “Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm 581 biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời”. ( Nguyễn Văn Thạc – Mãi mãi tuổi 20) Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng và “Lão Hạc” của Nam Cao. (Ngữ văn 8, tập 1)./. 62. Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hoành Khung, nhận xét về bài thơ Ông 585 đồ của Vũ Đình Liên như sau: “Ông đồ có thể coi là một áng thơ toàn bích, là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới”. 63. Có ý kiến cho rằng: Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải 593 là một lời đề nghị về lẽ sống. Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ lời đề nghị về lẽ sống của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn “Lão Hạc” (Sách Ngữ văn 8 - Tập một - NXB Giáo dục). 64. Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng: 597 “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”. Qua truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 65. Nhà văn Lâm Ngữ Đường (Trung Quốc) cho rằng: 604
  39. “Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ” Em hiểu như thế nào về ý kiến trên. Hãy làm sáng rõ qua hai văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao, “Tức nước vỡ bờ” (Trích “Tắt đèn”) của Ngô Tất Tố (SGK Ngữ văn 8- Tập 1). 66. Nhà văn Nguyễn Tuân viết: “Trên cái tối giời tối đất của 610 đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu”. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” em hãy chứng minh ý kiến trên của nhà văn Nguyễn Tuân. 67. ). Nhận xét về bài thơ Quê Hương của Tế Hanh, có ý kiến cho 616 rằng: Tuy viết về một đề tài không mới nhưng nhà thơ đã tạo lên nhiều điều hấp dẫn, mới mẻ. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh. 68. Đánh giá về văn bản “ Trong lòng mẹ” ( Chương IV) trích 620 trong thiên hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng, có ý kiến viết: “ Ở chương Trong lòng mẹ, có thể thấy chất trữ tình thấm đượm ở nội dung câu chuyện được kể; ở những cảm xúc căm giận, xót xa và yêu thương đều lên đến cao độ, thống thiết và ở cách thể hiện của tác giả.” Bằng hiểu biết của em về văn bản, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
  40. 69. Hãy làm sáng tỏ lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy 627 bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cảnh tù ngục được thể hiện qua bài thơ Khi con tu hú cuả Tố Hữu ( Sách Ngữ văn 8, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 70. Chân dung Hồ Chí Minh qua: “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm 632 trăng”, “Đi đường” - (Ngữ văn 8-tập 2) 71. 72. 73.
  41. ĐỀ SỐ 1 PHÒNG GD&ĐT KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2017 – 2018 Khóa ngày 27/10/2019 Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề) A- ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Tố Hữu. Khi con tu hú) a. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. b. Câu thơ Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! thuộc kiểu câu gì? Nêu chức năng của kiểu câu đó. c. Tâm trạng nhân vật trữ tình khi nghe tiếng tu hú kêu ở đoạn đầu và đoạn cuối bài thơ khác nhau như thế nào? B- LÀM VĂN Câu 1: (4.0 điểm) Trong bài thơ Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu viết: Nếu là con chim, chiếc lá, Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình? Em hãy viết một văn bản ngắn nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống được thể hiện trong bốn câu thơ trên. Câu 2: (10 điểm) Có ý kiến cho rằng: Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người. Dựa vào hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc - xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó. Hết PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn thi: Ngữ văn Năm học 2019 – 2020
  42. A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Điểm toàn bài là tổng số điểm của ba câu, không làm tròn số, điểm lẻ đến 0.25. - Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ A- ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm a. Bài thơ được viết trong tháng 7/1939 khi Tố Hữu đang bị thực dân Pháp 1.0 bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ. b. Kiểu câu: cảm thán 1.0 Chức năng: bộc lộ cảm xúc (bực bội, ngột ngạt, muốn phá tan xiềng xích). 1.0 c. Tâm trạng nhân vật trữ tình: - Đoạn đầu: Tiếng tu hú kêu báo hiệu mùa hè -> niềm hân hoan trước mùa 1.5 hè sôi động. - Đoạn cuối: Tiếng tu hú kêu như âm thanh thúc giục hành động -> tâm 1.5 trạng uất ức, bực tức, đau khổ khi bị giam cầm uổng phí và khát khao phá tan bức tường nhà giam ngột ngạt để trở về với cuộc sống tự do. Tổng điểm 6.0 B- LÀM VĂN Câu 1: (4.0 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm I. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận. - Bài làm có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, hoàn chỉnh; kết cấu hợp lí - Hành văn mạch lạc, trôi chảy; diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm (Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây) a. Mở bài Giới thiệu vấn đề nghị luận: 0.5 Lẽ sống đẹp: sống không chỉ là nhận về, là hưởng thụ mà phải sống có ích, biết cho đi, biết cống hiến, trao tặng.
  43. b. Thân bài - Lẽ sống đẹp: + Sống có ích (chim phải hót, lá phải xanh) + Sống có vay có trả: +) "vay", "nhận": được thừa hưởng thành quả của người khác, của 2.0 xã hội. +) "trả", "cho": xây dựng, bảo vệ, phát huy thành quả; biết chia sẻ, cống hiến, hi sinh. - Biểu hiện ngược lại của lẽ sống đẹp: sống ích kỉ, lười biếng * Bài học giáo dục: - Khích lệ mọi người biết sống cống hiến cho xã hội, cho đất nước. 0.5 - Phê phán lối sống hưởng thụ, ích kỉ, thiếu trách nhiệm. * Liên hệ mở rộng: (trong văn học, trong cuộc sống) 0.5 c. Kết bài - Khẳng định lại ý nghĩa của đoạn thơ. 0.5 - Liên hệ bản thân Tổng điểm 4.0 Câu 2: (10 điểm) Nội dung yêu cầu Điểm I. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận. - Bài làm có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, hoàn chỉnh; kết cấu hợp lí - Hành văn mạch lạc, trôi chảy; diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm (Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây) 1. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề - Giới thiệu vấn đề nghị luận: nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về 1.0 số phận con người. - Giới hạn phạm vi dẫn chứng: hai văn bản Lão Hạc và Cô bé bán diêm. 2. Thân bài a. Giải thích nhận định Qua tác phẩm, tác giả thể hiện tình cảm thương yêu trân trọng, thương 0.5 xót, day dứt đối với những số phận bất hạnh, khốn cùng. b. Nỗi niềm của tác giả thể hiện qua hai văn bản 3.0 * Truyện ngắn Lão Hạc:
  44. - Băn khoăn, trăn trở về số phận bần cùng của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám: + Nhân vật lão Hạc: có phẩm chất tốt đẹp (tình nghĩa, thủy chung, trung thực, tự trọng, nhân hậu, thương con sâu sắc ), nhưng số phận bất hạnh, khốn cùng (vợ chết, con trai không có tiền cưới vợ nên phẫn chí bỏ đi làm phu đồn điền cao su, đói khổ, túng quẫn, chết đau đớn ) + Nhân vật con trai lão Hạc: số phận không lối thoát của tầng lớp thanh niên nông thôn. - Băn khoăn, trăn trở về số phận người trí thức nghèo: nhân vật ông giáo có học, nhân hậu (đồng cảm, xót xa trước tình cảnh và nhân cách lão Hạc ) nhưng phải sống nghèo túng. *Truyện Cô bé bán diêm: Băn khoăn, trăn trở về số phận của trẻ em nghèo, bất hạnh trong xã hội: 2.5 - Sống nghèo khổ (sống "chui rúc trong một xó tối tăm","trên gác sát mái nhà", giữa đêm giao thừa giá rét nhưng vẫn phải đầu trần, chân đất, bụng đói lang thang ngoài phố bán diêm kiếm sống ). - Thiếu tình thương (mẹ chết, bà nội qua đời, sống với bố nhưng không được yêu thương). c. Liên hệ, mở rộng (trong văn học, trong cuộc sống) 1.0 d. Nhận định, đánh giá chung - Giá trị hiện thực: khắc họa những số phận bi kịch trong xã hội. 0.5 - Giá trị nhân đạo: đồng cảm, thương yêu, chia sẻ. 0.5 3. Kết bài 1.0 Khẳng định, khái quát vấn đề Tổng điểm 10 Lưu ý: – Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. – Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trình bày đẹp, khoa học . Hết
  45. ĐỀ SỐ 2 PHÒNG GD&ĐT KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2019 – 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày 24/10/2019 Môn thi: Ngữ văn 8 Thời gian 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa ( ) Những giai điệu ngang tàng như gió biển Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời (Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo. Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb Tác phẩm mới, 1985) Câu 1. Tìm những từ cùng trường từ vựng với từ sân khấu. Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những giai điệu ngang tàng như gió biển. Câu 3. Đoạn thơ đã gợi cho em tình cảm gì đối với người lính đảo? PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1. (7.0 điểm) Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui Chọn những bông hoa và những nụ cười. (Trịnh Công Sơn. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui )
  46. Từ nội dung của những ca từ trên, em hãy viết một bài văn bàn luận về niềm vui trong cuộc sống. Câu 2. (10.0 điểm) Nhận xét về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: “Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kì vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2019– 2020 Khóa ngày 24/10/2019 Môn thi: Ngữ văn 9 PHẦN I. ĐỌC HIỂU Câu Nội dung yêu cầu Điểm 1 Các từ cùng trường từ vựng với từ "sân khấu": cánh gà, phông màn, giai điệu, 1.0 lời ca. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: 2 so sánh: Những giai điệu ngang tàng /như/ gió biển 0.5 3 Tình cảm với người lính đảo: yêu mến, cảm phục trước tinh thần vượt lên gian 1.5 khổ và sự lạc quan của người lính đảo. Trách nhiệm của bản thân với việc giữ gìn biển đảo quê hương. Tổng điểm 3.0 PHẦN II. LÀM VĂN Câu Nội dung yêu cầu Điểm 1 I. Yêu cầu về kĩ năng 1.0 - Kiểu bài: nghị luận xã hội - Phạm vi dẫn chứng: trong cuộc sống - Bài làm có bố cục rõ 3 phần - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp II. Yêu cầu về kiến thức 6.0 Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng sau: 1. Mở bài 0.5 - Giới thiệu vấn đề - Trích dẫn đoạn ca từ 2. Thân bài a. Giải thích được nội dung của những ca từ: 1.0
  47. + Câu hát khẳng định: cuộc sống đan xen giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa hạnh phúc và đau khổ. Mỗi người sẽ có những thái độ, lựa chọn khác nhau trước những vấn đề của cuộc sống. Để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, ý nghĩa chúng ta nên chọn cho mình niềm vui, niềm hạnh phúc + Niềm vui không hẳn là những điều to tát mà có thể chỉ là những điều nhỏ bé, giản dị như ngắm một bông hoa, nở một nụ cười. 3.5 b. Bàn luận về vấn đề: - Hiểu biết chung về niềm vui: Niềm vui là những điều mang lại cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, hân hoan cho con người trong cuộc sống. - Chỉ ra được ý nghĩa của niềm vui: + Niềm vui đem lại cho con người sự sảng khoái về tinh thần, là động lực cho con người tham gia tốt tất cả mọi công việc. (dẫn chứng) + Có niềm vui, con người thêm lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. (dẫn chứng) + Niềm vui nâng cao sức khỏe và trí tuệ cho con người. (dẫn chứng) - Chỉ ra được những biểu hiện của niềm vui: + Người có niềm vui là người luôn hòa đồng, sống chan hòa, yêu đời, yêu cuộc sống. (dẫn chứng) + Người có niềm vui luôn biết đồng cảm và tạo ra niềm vui cho những người xung quanh. (dẫn chứng) - Liên hệ: + Cần rèn luyện cho mình thái độ sống tích cực, lạc quan, yêu đời, biết tìm niềm 0.5 vui trong những điều giản dị nhất. + Thái độ của bản thân đối với những người sống bi quan, tiêu cực. 3. Kết bài 0.5 Khẳng định lại tính đúng đắn của quan điểm. Mong muốn của bản thân. 2 I. Yêu cầu về kĩ năng 1.0 - Kiểu bài: nghị luận xã hội - Bài làm có bố cục rõ 3 phần - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp II. Yêu cầu về kiến thức 9.0 Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng sau: 1. Mở bài - Giới thiệu vấn đề 0.5 - Trích dẫn ý kiến 2. Thân bài a. Giải thích ý kiến: Sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương với người đọc không 0.5 chỉ bởi cảnh vật vùng biển được miêu tả rất đẹp bằng ngòi bút tinh tế mà còn hấp dẫn bởi tình yêu chân thành tha thiết mà Tế Hanh dành cho con người quê hương. b. Làm sáng tỏ ý kiến: 6.5 - Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi cảnh vật vùng biển quê hương: + Giới thiệu về vùng quê thanh bình + Cảnh dân chài ra khơi: +) Hình ảnh thiên nhiên: yên ả, trong lành, tươi sáng, kì vĩ.
  48. +) Hình ảnh con thuyền ra khơi: căng tràn sức sống. Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, sử dụng động từ mạnh => Bức tranh thiên nhiên vùng biển tươi sáng, sống động. - Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi tình yêu dành cho người dân vạn chài: + Cảnh đoàn thuyền trở về bến: bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống. + Hình ảnh người dân chài khỏe mạnh, rắn rỏi. Nghệ thuật miêu tả: kết hợp tả thực và lãng mạn. + Hình ảnh con thuyền mệt mỏi sau hành trình. Nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - Nỗi nhớ quê hương. c. Đánh giá, mở rộng 1.0 - Khẳng định ý kiến là đúng - Liên hệ, mở rộng một số tác phẩm khác. 3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề chứng minh, khẳng định giá trị của bài thơ Quê hương về 0.5 nội dung và nghệ thuật. Tổng điểm 17.0 * Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Giám khảo linh động khi chấm, đặc biệt với những bài viết có tính sáng tạo. ĐỀ SỐ 3 PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài viết giới thiệu về tiểu thuyết Một lít nước mắt (Aya Kitou) và trả lời các câu hỏi. "Một lít nước mắt" kể về cuộc đời của cô bé Aya Kitou. Aya Kitou chỉ sống trên cõi đời vỏn vẹn hơn 20 năm do bản thân mắc phải căn bệnh hiểm nghèo quái ác mang tên “Thoái hóa tiểu não”. Căn bệnh đã khiến tương lai của cô là một con đường hẹp và ngày càng trở nên
  49. hẹp hơn. Thậm chí, việc tự mình bước đi, tự tay làm một điều gì đó cũng trở nên quá xa vời đối với cô gái nhỏ. Căn bệnh ngày càng phát triển khiến cô mất đi khả năng kiểm soát cơ thể mình, mới đầu chỉ là khó khăn trong việc đi lại, dần dần Aya phải ngồi xe lăn, không thể cầm đũa hay không phát âm theo ý muốn được nữa. Cuối cùng, cô bé phải nằm liệt giường. Việc viết nhật ký mới đầu chỉ là phương pháp điều trị để Aya có thể phần nào điều khiển cơ thể mình và cũng để bác sĩ theo dõi tốc độ phát triển bệnh. Nhưng dần dần cuốn nhật ký lại trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cô. Trong suốt 6 năm kiên trì viết nhật ký, cô kể về những cảm nhận và suy tư của bản thân trong suốt thời gian chứng kiến cơ thể mình từng bước từng bước gánh lấy một số phận đau đớn. Đọc "Một lít nước mắt", ta thấy hình ảnh một cô bé tật nguyền về cơ thể nhưng lại có sự mạnh mẽ phi thường. Không phải cô cố gắng thể hiện mình như một anh hùng mà nghị lực của Aya chỉ đơn giản là sự cố gắng nhỏ bé nhằm chống chọi lại căn bệnh quái ác đang ngày ngày tàn phá cơ thể mình. Sự yêu đời, nâng niu cuộc sống trong Aya được thể hiện qua những sở thích bình dị nhất như ngắm nhìn bầu trời xanh, đọc sách hay ước mơ nhỏ nhoi được về nhà thăm gia đình Dù cơ thể tật nguyền nhưng Aya chưa bao giờ từ bỏ con đường tìm kiếm giá trị bản thân. "Một lít nước mắt" – hãy đọc để thấu hiểu, thông cảm cho những người không may mắn và để nhìn lại bản thân mình, để sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn. (Theo Internet) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Câu Căn bệnh đã khiến tương lai của cô là một con đường hẹp và ngày càng trở nên hẹp hơn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Câu 3. Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong câu: "Một lít nước mắt" – hãy đọc để thấu hiểu, thông cảm cho những người không may mắn và để nhìn lại bản thân mình, để sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn. PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1. (7.0 điểm) Qua văn bản ở Phần Đọc hiểu, em có suy nghĩ gì về quan điểm sống: biết thấu hiểu, cảm thông cho những người không may mắn và từ đó nhìn lại bản thân mình, sống có ý nghĩa hơn? Câu 2. (10.0 điểm) Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp. (Ai-ma-tốp) Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập 1, Nxb Giáo dục, 2004). Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2018 – 2019 Môn thi: Ngữ văn 8
  50. PHẦN I. ĐỌC HIỂU Câu Nội dung yêu cầu Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh 0.5 Biện pháp nghệ thuật: So sánh: Căn bệnh đã khiến tương lai của cô / là / một con đường 0.75 2 hẹp và ngày càng trở nên hẹp hơn -> Tác dụng: giúp câu thơ tăng tính hàm súc, gợi cảm, gợi hình, 0.75 giúp người đọc hình dung rõ về tương lai ngày càng bị bó chặt, giam hãm trong căn bệnh hiểm nghèo của Aya Kitou. 3 Hành động nói: điều khiển (cầu khiến) 1.0 Tổng điểm 3.0 PHẦN II. LÀM VĂN Câu Nội dung yêu cầu Điểm I. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận. - Bài làm có bố cục rõ 3 phần, hệ thống ý sáng tỏ, hợp lí, hoàn chỉnh. - Diễn đạt chính xác, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về nội dung Học sinh có thể sắp xếp, kết hợp nhiều thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận, sau đây là một số gợi ý mang tính định hướng: a. Giải thích - Giải thích: + Thấu hiểu, cảm thông: đặt mình vào vị trí người khác, nhận biết, hiểu 1.5 một cách đầy đủ, sâu sắc suy nghĩ, cảm xúc, hoàn cảnh của người đó. + Nhìn lại bản thân mình: đánh giá lại bản thân (để biết mình đã sống như 1 thế nào, đã làm được gì, có gì ). + Sống có ý nghĩa: sống có đam mê, hoài bão, có nghị lực, làm được những điều tốt đẹp - Ý nghĩa vấn đề (sự thấu hiểu, cảm thông cho những người không may mắn và từ đó nhìn lại bản thân mình, sống có ý nghĩa hơn): Hãy biết quan tâm, yêu thương người khác và trân trọng những gì mình đang có để có cuộc sống tốt đẹp. b. Bàn luận về vấn đề - Xung quanh chúng ta có rất nhiều người kém may mắn, vì vậy, chúng ta cần có sự thấu hiểu, chia sẻ. +) Ý nghĩa của sự thấu hiểu, chia sẻ: 4.0 + Đối với người không may mắn: có thêm động lực, nguồn lực để vượt qua khó khăn.
  51. + Đối với chúng ta: được mọi người yêu thương. + Đối với xã hội: tạo nên một xã hội nhân văn, gắn kết. +) Thấu hiểu, chia sẻ không chỉ trong nhận thức mà còn bằng hành động. - Cần thấy mình may mắn hơn rất nhiều người, từ đó có nghị lực, bản lĩnh, vươn lên vượt qua hoàn cảnh cũng như trân trọng những gì đang có, biết yêu cuộc sống, nhiệt tình học tập, làm việc và cống hiến. => Khẳng định đây là quan điểm đúng đắn. c. Bài học, liên hệ mở rộng - Bài học: + Biết đồng cảm, chia sẻ với cộng đồng xung quanh, không nên sống vô 1.5 cảm, ích kỉ. + Biết trân trọng bản thân, sống có ích, có ý nghĩa, không đầu hàng số phận, hoàn cảnh. - Liên hệ bản thân. a. Giải thích Nhà văn qua tác phẩm - nơi kết tinh tư tưởng, tình cảm và tài năng của mình, sẽ khơi lên ở người đọc: - sự đồng điệu, đồng cảm để có thể hiểu, chia sẻ, thương xót trước nỗi đau 2.0 của người khác (niềm trắc ẩn); - ý thức phản kháng cái ác khi nhà văn phô bày, lên án cái xấu, cái ác; 2 - sự tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật, từ đó nảy sinh khát vọng khôi phục và bảo vệ những điều tốt đẹp của con người. => Ý nghĩa câu nói của Ai-ma-tốp: Vai trò của nhà văn, của tác phẩm văn học trong việc nhân đạo hóa con người. b. Làm sáng tỏ nhận định qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ - Hoàn cảnh ngặt nghèo, bế tắc của gia đình chị Dậu (dẫn chứng) => gợi lên sự đồng cảm, xót thương của người đọc về nỗi thống khổ của gia đình chị Dậu, của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. - Bọn tay sai: hống hách, hung hãn, thô tục nhưng hèn kém, yếu ớt (dẫn chứng) -> vạch trần, lên án sự tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời. 6.0 Chị Dậu: phản kháng khi bị đẩy đến đường cùng (đấu lí, đanh thép cảnh cáo, chống trả) (dẫn chứng).
  52. -> Khơi dậy cảm xúc căm giận trước cái xấu đồng thời thôi thúc, cổ vũ con người hành động chống lại cái xấu, cái ác như hành động của người phụ, người nông dân vốn yếu thế trong xã hội cũ. - Những phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu - người phụ nữ, người nông dân Việt Nam (dẫn chứng) => từ sự cảm thương, căm giận và khâm phục, người đọc có mong muốn, khát vọng chân chính là khôi phục, gìn giữ và bảo vệ những điều tốt đẹp ấy. => Giá trị nhân đạo của tác phẩm, tinh thần nhân đạo của nhà văn Ngô Tất Tố. c. Đánh giá, mở rộng - Khẳng định tính đúng đắn của nhận định; khẳng định lại vai trò, trách nhiệm, phẩm chất của một nhà văn chân chính (kết hợp giữa tâm và tài ); 2.0 khẳng định giá trị của tác phẩm Tắt đèn. - Liên hệ mở rộng một số tác phẩm khác. - Liên hệ quan điểm, ứng xử của bản thân trước cái xấu, cái ác cũng như những điều tốt đẹp trong cuộc sống từ những cảm xúc, bài học mà các tác phẩm văn học mang lại (biết yêu, ghét, cổ vũ, phản kháng ). Tổng điểm 17.0 * Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Giám khảo linh động khi chấm, đặc biệt với những bài viết có tính sáng tạo.
  53. ĐỀ SỐ 4 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN NHƯ XUÂN NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn thi: NGỮ VĂN – LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 23 tháng 4 năm 2019 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình. (Trích Yêu xứ sở, thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy) 1. Xét về mục đích nói, câu Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia thuộc kiểu câu gì? 2. Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của câu văn vừa xét về mục đích nói. 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn (trình bày bằng 2-3 câu văn). 4. Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc là gì? II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 25-30 câu) triển khai câu chủ đề “Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc” để phê phán sự việc một số bạn học sinh nhìn thấy bạn bị đánh, bắt nạt nhưng không can thiệp, không báo cáo nhà trường, giáo viên để giải quyết, trái lại còn cổ vũ, tiếp tay cho bạo lực học đường. Câu 2 (10,0 điểm). Xuân Diệu khẳng định thơ hay là “hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Hãy chứng minh qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  54. - Họ và tên thí sinh: - Số báo danh: phòng thi PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI HUYỆN NHƯ XUÂN CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn NGỮ VĂN – LỚP 8 I. PHẦN ĐỌC HIỂU 1. Xét về mục đích nói, câu Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia thuộc kiểu câu: Nghi vấn (1,0). 2. Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng: + Dấu hiệu hình thức: từ để hỏi Làm sao. + Chức năng: Bộc lộ cảm xúc. 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ: Hs nêu được tác dụng của phép điệp ngữ để nhấn mạnh, làm nổi bật niềm trăn trở, băn khoăn của tác giả về vấn đề phát triển xã hội ổn định trên nhiều mặt (2,0) 4. Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc: Mỗi chúng ta hãy biết nghĩ đến người khác, đừng để cảm xúc bị “thiểu năng” vì sự vô cảm. II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1 (4,0). + Về hình thức: HS viết đúng cấu trúc đoạn văn diễn dịch; đảm bảo dung lượng đoạn văn. + Về nội dung: Đây là một đề mở để HS bàn luận vấn đề nóng hổi về tình trạng sự vô cảm trước bạo lực học đường. Học sinh có thể triển khai ý theo nhiều cách, bài viết có thể không giống đáp án nhưng làm nổi bật được vấn đề giám khảo vẫn cho điểm tối đa. Gợi ý đáp án: 1.1. Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu về bạo lực học đường, sự việc một số bạn học sinh nhìn thấy bạn bị đánh, bắt nạt nhưng không can thiệp, không báo cáo nhà trường, giáo viên để giải quyết, trái lại còn cổ vũ, tiếp tay cho bạo lực học đường. sự vô cảm ấy chính là biểu hiện của căn bệnh “thiểu năng cảm xúc” 1.2. Thân bài: Nghị luận khái quát về bạo lực học đường và sự vô cảm - Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác. Biểu hiện của sự vô cảm cần lên án: Hiện nay, trạng thái trơ lì cảm xúc của HS đang diễn ra ngày càng nhiều, hàng loạt HS chứng kiến bạn cùng lớp, cùng trường bị đánh đập dã man, lột quần áo, bị chửi bới xúc phạm mà không hề phản ứng, can
  55. ngăn hay kêu gọi sự can thiệp, trái lại còn cổ vũ, tiếp tay (dùng điện thoại quay clip đưa lên mạng ) - Nguyên nhân của sự vô cảm (1,0 điểm): + Nguyên nhân trước tiên khiến HS sống thiếu tình yêu thương, thiếu niềm tin cuộc sống, cảm xúc là bởi gia đình, cha mẹ ít giáo dục con về sự đồng cảm với những người xung quanh; chưa thực sự quan tâm và có hình thức để giáo dục lối sống, đạo đức. + Mặt trái của công nghệ thông tin, của kinh tế thị trường, sự phát triển và hội nhập kinh tế, lối sống thực dụng - Bàn luận để tìm giải pháp khắc phục sự Vô cảm (1,0): Chỉ cần các bạn biết sống yêu thương hơn, không vô cảm trước nỗi đau của người khác để từ đó có những phản ứng, can thiệt kịp thời thì chắc hẳn bạo lực học đường đã được hạn chế hoặc bị ngăn chặn. 1.3. Kết bài (0,5 điểm): Học sinh nêu cảm nghĩ: Đây là một hành vi không tốt. Em sẽ làm gì để góp phần ngăn chặn tình trạng này. Câu 2 (10,0 điểm) * Yêu cầu về kỹ năng - Biết vận dụng kỹ năng giải thích, lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện, làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. - Kết cấu, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ. * Yêu Cầu về nội dung Học sinh trình bày theo nhiều hướng, nhưng cần đảm bảo làm rõ nội dung: 2.1. Mở bài (1,0): - Dẫn dắt được vấn đề và hướng vào nhận định của Xuân Diệu về thơ hay phải là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. - Khẳng định bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đúng với nhận định về thơ của thi sĩ Xuân Diệu. 2. Thân bài (8,0) 2.1 Giải thích nhận định (2,0) + Xuân Diệu thật tinh tế khi quan niệm về thơ hay, thơ hay phải là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Hồn ở đây chính là nội dung, là tình cảm, là tấm lòng, là hiện thực và điều gửi gắm của tác giả vào bài thơ, còn xác là nghệ thuật thơ hay chính là hình thức thơ, là cấu tứ, thể thơ, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu, hình ảnh thơ, là cái phản ánh nội dung của bài thơ. Có thể thấy quan niệm của Xuân Diệu thật toàn vẹn, đầy đủ và hài hòa về thơ hay, phải là một thi sĩ, một người am hiểu và từng trải về nghệ thuật mới có cái nhìn sâu sắc đến vậy. + Cái hồn trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh chính là tình cảm yêu nhớ quê hương của nhà thơ, tình cảm ấy hướng về vị trí địa lí, nghề nghiệp của làng, là cảnh dân làng ra khơi đánh cá, cảnh trở về, là hình ảnh con thuyền và những chàng trai miền biển đầy thơ mộng, là cánh buồm căng gió, là nỗi nhớ chơi vơi, da diết, còn xác
  56. trong bài thơ là thể thơ tám chữ, hình ảnh thơ bay bổng, lãng mạn, ngôn từ, giọng điệu trong sáng, thiết tha, là phương thức miêu tả kết hợp với biểu cảm và các biện pháp tu từ được sử dụng tinh tế, hài hòa. 2. 2. Chứng minh nhận định qua việc phân tích chi tiết bài thơ (4,0). * Nội dung bài thơ (3,0) ( Đây là luận điểm chủ yếu: kết hợp phân tích cả nội dung và nghệ thuật). + Vị trí, nghề nghiệp: Hai câu đầu giới thiệu về vị trí rất đặc biệt và nghề chài lưới của làng quê tác giả. + Cảnh ra khơi đánh cá: Đó là cảnh rất đẹp, đầy khí thế với những hình ảnh thật đẹp và ấn tượng về thời tiết, con người, cánh buồm. “ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng . Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” - Thời tiết trong lành, sáng sủa, mát mẻ: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Con người khỏe mạnh: Dân trai tráng. - Chiếc thuyền được so sánh và nhân hóa như: con tuấn mã rất hăng hái vượt trường giang. - Cánh buồm là hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo được so sánh như mảnh hồn làng, nhân hóa như con người biết “Rướn thân trắng” để thâu góp gió. + Cảnh trở về thật ồn ào, đông đúc, yên bình, tươi vui, no đủ, một bức tranh ấm cúng, giàu sự sống, thơ mộng với lời cảm tạ chân tình của người dân chài. “ Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” - Hình ảnh người dân chài vừa tả thực vừa sáng tạo với nước da nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa vị xa xăm của biển. - Con thuyền được nhân hóa như có một tâm hồn tinh tế biết nằm nghỉ ngơi và lắng nghe. - Người viết có một tâm hồn tinh tế, tài hoa, có tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương. + Nỗi nhớ quê hương: Biểu cảm trực tiếp với nỗi nhớ biển, cá, cánh buồm, thuyền, mùi biển tất cả được cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê. “ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” * Nghệ thuật ( 1,0) - Quê hương là bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. Ngòi bút miêu tả thẫm đẫm cảm xúc. Hình ảnh, ngôn từ đẹp, bay bổng, lãng mạn, biện pháp nhân hóa, so sánh độc đáo thổi linh hồn vào sự vật. - Sáng tạo hình ảnh thơ rất phong phú, chính xác, chân thực qua ngôn ngữ giản dị. 2.3. Kết bài (1,0)
  57. - Học sinh khái quát bài thơ và đánh giá nhận định Giám khảo linh hoạt cho điểm bài viết của học sinh HẾT Đề số 5: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN Đề chính thức NĂM HỌC 2018-2019 Môn thi: Ngữ văn lớp 8 (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 10/4/2019 I. ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm). Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi dưới đây: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn. Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào. Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán. Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này (Dặn con- Trần Nhuận Minh) Câu 1: (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ? Câu 2: (1.0 điểm) Ý nghĩa của cách gọi hành khất mà không phải là ăn mày ở câu thơ mở đầu? Câu 3: (2.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai khổ thơ đầu bài thơ? Câu 4: (2.0 điểm) Theo em, tại sao người cha lại dặn con: “Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào.” II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (14.0 điểm):
  58. Câu 5: (4.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về điều người cha dặn con ở khổ thơ cuối của bài thơ trong phần đọc hiểu. Câu6: (10.0 điểm) Nhận định về lão Hạc, Hoàng Thị Thương trong cuốn “ Vẻ đẹp con người” có viết: “ Tinh thần lão mới kiên định làm sao? Như thành trì kiên cố xây bằng lòng tự trọng và tình thương. Đói khổ, đớn đau không khuất phục nổi. Nhà văn Kim Lân tặng lão từ “ bất khuất”. Bất khuất trước kẻ thù còn dễ hiểu nhưng trước mình mới thật khó” Bằng hiểu biết về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. .Hết Họ và tên thí sinh: , Số báo danh: PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Năm học: 2018-2019 §Ò chÝnh thøc Môn thi: Ngữ văn Đáp án gồm có 03 trang A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo chấm kĩ để đánh gía một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo. - Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU: ( 6 điểm) 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm, tự sự. (1.0 điểm) 2. - “Hành khất”, “ăn mày”: đều chỉ người kém may mắn trong cuộc sống, phải đi lang thang xin ăn. (1.0 điểm) - Từ “hành khất” là từ Hán Việt. Dùng từ này thể hiện thái độ tôn trọng của người cha đối với những người không may cơ nhỡ trong cuộc sống, đồng thời cũng thể hiện niềm đồng cảm chân thành với nỗi bất hạnh của họ. 3. - Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ đầu: Điệp ngữ - Điệp cấu trúc: Con không được cười giễu họ Con không bao giờ được hỏi - Tác dụng: + Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu, âm hưởng cho đoạn thơ. + Thể hiện thái độ nghiêm khắc căn dặn con của người cha (nhân vật trữ tình). Người cha muốn khắc sâu trong con, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo
  59. lý làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ. (2.0 điểm) 4. + Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, là nơi có họ hàng, làng xóm, Ai cũng yêu, cũng muốn gắn bó với quê hương mình và khi đi xa thì tha thiết nhớ mong. + Những người hành khất vì lí do nào đó mà phải rời bỏ quê hương đi tha hương cầu thực. Người cha dặn dò con không nên hỏi quê hương của họ bởi vì nhắc đến quê hương là nhắc đến nỗi nhớ, nhắc đến niềm đau, khiến họ xót xa hơn cho tình cảnh thực tại nghiệt ngã của chính mình. Từ đó, người cha muốn con hiểu được, đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống, quan tâm giúp đỡ những người tha hương cầu thực, không chỉ về mặt vật chất mà trên hết vẫn là sự đồng cảm về mặt tinh thần. (2.0 điểm) II. TẠO LẬP VĂN BẢN: ( 14 điểm ): Câu 1 ( 4 điểm ) A. Về hình thức (0.5 điểm) - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn. - Lập luận thuyết phục, có lý lẽ và đẫn chứng cụ thể, sinh động B. Về nội dung: (3.5 điểm) * Khái quát nội dung khổ thơ cuối: Đoạn thơ là lời của cha nói với con, dặn con: Cuộc sống hiện tại có thể coi là no ấm, đầy đủ hơn nhiều người. Nhưng ai có thể biết trước được tương lai của mình là giàu sang phú quý hay nghèo khổ bần hàn. Vậy con hãy đem lòng tốt của mình mà giúp đỡ, sẻ chia với mọi người. Biết đâu sau này nếu chẳng may “ sa cơ lỡ vận” mọi người lại sẵn lòng giúp đỡ con. (1.0 điểm) * Ý nghĩa của lời người cha dặn con: Con người ta sống phải biết sẻ chia, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Sống phải biết cho và lúc cần sẽ được nhận lại. (1.0 điểm) * HS nêu suy nghĩ của mình về điều người cha dặn con mình: (1.5 điểm) - Yêu thương, đùm bọc, chở che, giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: “ Lá lành đùm lá sách”, “ lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là cái gốc đạo đức của mỗi con người. Là nền tảng của luân lí xã hội để xây dựng cuộc sống thân thiện, ấm áp, nhân ái tạo nên sự đoàn kết trong cộng đồng. - Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn nếu mỗi con người biết “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. - Phê phán lối sống thực dụng, cá nhân, cơ hội, thờ ơ, vô cảm ở một bộ phận trong xã hội hiện nay. - Chúng ta cần xác định rõ ý thức trách nhiệm của mình đối với mọi người: Mình vì mọi người - Bài học rút ra cho bản thân. Câu 2 (10 điểm ) * Yêu cầu về kĩ năng: ( 0.5 điểm)
  60. Biết cách làm một bài nghị luận chứng minh, hệ thống luận điểm rõ ràng, có lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác đáng, Bố cục chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. * Yêu cầu về kiến thức: ( 9.5 điểm) HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: 1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nhận định (0.5 điểm) 2. Giải thích nhận định của tác giả Hoàng Thị Thương: (0.5 điểm) Khẳng định phẩm chất của nhân vật lão Hạc: Giàu lòng tự trọng và tình yêu thương. 3. Khái quát hoàn cảnh nhân vật lão Hạc: (0.5 điểm) - Một nông dân nghèo, sống cô đơn cùng quẫn - Chết một cách đau đớn, số phận của lão thê thảm 4. Phẩm chất của nhân vật lão Hạc: (8.0 điểm) a) Lão Hạc là một người cha giàu lòng yêu thương con. (3.0 điểm) - Khi con trai không lấy được vợ phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, lão rất thương con; ngày đêm mong ngóng tin tức của con trai, lão day dứt vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. - Lão chăm sóc, yêu thương con Vàng vì đó là kỉ vật của con lão, lão hi vọng ngày con trở về. - Lão tìm mọi cách để giữ lại mảnh vườn cho con, lão thà chết chứ nhất định không chịu bán đi một sào. Tình cha con của lão Hạc là một tình cảm thiêng liêng và cảm động, lão đã chết để trọn đạo làm cha. b) Lão Hạc là một người nông dân giàu lòng tự trọng. (3.5 điểm) - Lão không muốn phiền lụy hàng xóm, nhịn đói để dành tiền nhờ hàng xóm lo ma chay cho mình. - Khi bị đẩy vào hoàn cảnh túng quẫn, lão không chấp nhận sự thương hại của mọi người. Lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. - Lão lựa chọn cái chết một phần cũng vì lão không muốn sống bất lương như Binh Tư. - Cái chết của lão xuất phát từ lòng tự trọng đáng kính. 5. Đánh giá chung (1.5 điểm) - Khẳng định những phẩm chất của lão Hạc ngời sáng trong hoàn cảnh tối tăm nhất; “ Đói khổ, đớn đau không khuất phục nổi”.
  61. - Nhà văn đã sử dụng thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật: lựa chọn ngôi kể, miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện - Nhân vật lão Hạc đã góp phần thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm và để lại ấn tượng trong lòng người đọc ở nhiều thế hệ. ( Lưu ý bài làm phải có dẫn chứng phù hợp và phân tích dẫn chứng) Đề số 6: HẾT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN NHƯ XUÂN NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn thi: NGỮ VĂN – LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 23 tháng 4 năm 2019 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình. (Trích Yêu xứ sở, thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy) 1. Xét về mục đích nói, câu Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia thuộc kiểu câu gì?
  62. 2. Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của câu văn vừa xét về mục đích nói. 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn (trình bày bằng 2-3 câu văn). 4. Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc là gì? II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 25-30 câu) triển khai câu chủ đề “Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc” để phê phán sự việc một số bạn học sinh nhìn thấy bạn bị đánh, bắt nạt nhưng không can thiệp, không báo cáo nhà trường, giáo viên để giải quyết, trái lại còn cổ vũ, tiếp tay cho bạo lực học đường. Câu 2 (10,0 điểm). “Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời”. ( Nguyễn Văn Thạc – Mãi mãi tuổi 20) Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng và “Lão Hạc” của Nam Cao. (Ngữ văn 8, tập 1)./. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) - Họ và tên thí sinh: - Số báo danh: phòng thi PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI HUYỆN CẤP HUYỆN NĂM HỌC Môn NGỮ VĂN – LỚP 8
  63. I. PHẦN ĐỌC HIỂU 1. Xét về mục đích nói, câu Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia thuộc kiểu câu: Nghi vấn (1,0). 2. Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng: + Dấu hiệu hình thức: từ để hỏi Làm sao. + Chức năng: Bộc lộ cảm xúc. 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ: Hs nêu được tác dụng của phép điệp ngữ để nhấn mạnh, làm nổi bật niềm trăn trở, băn khoăn của tác giả về vấn đề phát triển xã hội ổn định trên nhiều mặt (2,0) 4. Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc: Mỗi chúng ta hãy biết nghĩ đến người khác, đừng để cảm xúc bị “thiểu năng” vì sự vô cảm. II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1 (4,0). + Về hình thức: HS viết đúng cấu trúc đoạn văn diễn dịch; đảm bảo dung lượng đoạn văn. + Về nội dung: Đây là một đề mở để HS bàn luận vấn đề nóng hổi về tình trạng sự vô cảm trước bạo lực học đường. Học sinh có thể triển khai ý theo nhiều cách, bài viết có thể không giống đáp án nhưng làm nổi bật được vấn đề giám khảo vẫn cho điểm tối đa. Gợi ý đáp án: 1.1. Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu về bạo lực học đường, sự việc một số bạn học sinh nhìn thấy bạn bị đánh, bắt nạt nhưng không can thiệp, không báo cáo nhà trường, giáo viên để giải quyết, trái lại còn cổ vũ, tiếp tay cho bạo lực học đường. sự vô cảm ấy chính là biểu hiện của căn bệnh “thiểu năng cảm xúc” 1.2. Thân bài: Nghị luận khái quát về bạo lực học đường và sự vô cảm - Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác. Biểu hiện của sự vô cảm cần lên án: Hiện nay, trạng thái trơ lì cảm xúc của HS đang diễn ra ngày càng nhiều, hàng loạt HS chứng kiến bạn cùng lớp, cùng trường bị đánh đập dã man, lột quần áo, bị chửi bới xúc phạm mà không hề phản ứng, can ngăn hay kêu gọi sự can thiệp, trái lại còn cổ vũ, tiếp tay (dùng điện thoại quay clip đưa lên mạng ) - Nguyên nhân của sự vô cảm (1,0 điểm): + Nguyên nhân trước tiên khiến HS sống thiếu tình yêu thương, thiếu niềm tin cuộc sống, cảm xúc là bởi gia đình, cha mẹ ít giáo dục con về sự đồng cảm với những người xung quanh; chưa thực sự quan tâm và có hình thức để giáo dục lối sống, đạo đức.
  64. + Mặt trái của công nghệ thông tin, của kinh tế thị trường, sự phát triển và hội nhập kinh tế, lối sống thực dụng - Bàn luận để tìm giải pháp khắc phục sự Vô cảm (1,0): Chỉ cần các bạn biết sống yêu thương hơn, không vô cảm trước nỗi đau của người khác để từ đó có những phản ứng, can thiệt kịp thời thì chắc hẳn bạo lực học đường đã được hạn chế hoặc bị ngăn chặn. 1.3. Kết bài (0,5 điểm): Học sinh nêu cảm nghĩ: Đây là một hành vi không tốt. Em sẽ làm gì để góp phần ngăn chặn tình trạng này. Câu 2 (10,0 điểm) 2. a. Đảm bảo thể thức của một bài văn nghị luận có đầy đủ bố cục 0,5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0,5 c. Triển khai hợp lí nội dung của bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trình bày theo nhiều cách. Có thể viết bài theo định hướng sau: * Cuộc sống được đề cập trong văn học luôn có 2 mặt: vừa có những hạnh phúc tuyệt vời vừa có những đau khổ bất tận; vừa có nụ cười 2,0 trong sáng vừa có giọt nước mắt cay đắng. - Sở dĩ như vậy vì văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống với nhiều chiều kích của nó. * HS phân tích tác phẩm để chứng minh. 6,0 - Giới thiệu khái quát về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của 2 văn bản. Hiện thực cuộc sống phản ánh trong tác phẩm là giai đoạn 1930 – 1945, dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. - Cuộc sống tuyệt vời với cái đẹp, cái nên thơ chính là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: lòng yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, sự tự trọng, sự rung động trước cái đẹp
  65. + Vẻ đẹp của người phụ nữ khát khao tình yêu hạnh phúc, yêu thương con, (mẹ bé Hồng). + Tình yêu thương mẹ sâu nặng của bé Hồng; Tình yêu thương con, yêu thương Cậu Vàng và lòng tự trọng cao quí của Lão Hạc. + Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu của ông Giáo. - Cuộc sống bi thảm với niềm sầu muộn và giọt nước mắt chính là những mặt hạn chế, tiêu cực. Đó là nỗi khổ, cái ác, cái xấu, những mặt trái của con người, + Hoàn cảnh bi thảm của mẹ con bé Hồng, của cha con Lão Hạc; sự nghèo túng của ông Giáo + Bà cô cay nghiệt, ích kỉ, tàn độc, là hiện thân của lễ giáo phong kiến hẹp hòi. + Thói xấu của Binh Tư, sự ích kỉ của vợ ông Giáo nảy sinh do áp lực cuộc sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát đẩy con người tới sự cùng cực. * Đánh giá chung: - Văn học không phản ánh cuộc sống một cách đơn điệu, một chiều mà ở góc nhìn đa chiều. Trong mặt tốt, tích cực có cái tiêu cực, hạn chế. - Cái đẹp mà văn học đem lại là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật. - Nhận xét về tài năng, tâm hồn tác giả, giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm, liên hệ mở rộng d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo có suy nghĩ riêng về vấn đề 0, 5 nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0, 5 ngữ nghĩa tiếng Việt.