Đề thi thử môn Ngữ Văn Lớp 9

docx 4 trang nhatle22 5851
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử môn Ngữ Văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_mon_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: Đề thi thử môn Ngữ Văn Lớp 9

  1. KỲ THI THỬ TUYỂN SINH THPT PHÒNG GD & ĐT MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120 phút I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “ Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.” (Theo Hạt giống tâm hồn, Tập 2 -Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, trang 02) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Phần in đậm trong đoạn trích trên thuộc thành phần biệt lập nào trong câu ? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa Câu 4. Theo em, thông điệp mà tác giả nhắn gửi ở câu nói sau là gì: “Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin”. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim.” ( Viếng lăng Bác , Viễn Phương, SGK Ngữ văn 9, tập II ) HẾT
  2. KỲ THI THỬ TUYỂN SINH THPT NĂM 2021 PHÒNG GD & ĐT MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120 phút h( ( s HƯỚNG DẪN CHẤM I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Câu 1. Phương thức biểu đạt: nghị luận Câu 2. Thành phần biệt lập phụ chú Câu 3. - Biện pháp tu từ ẩn dụ. Cầu vồng (thành công), cơn mưa (khó khăn,thử thách thất bại, nghịch cảnh, gian khổ ) - Tác dụng: làm cho cách diễn đạt trở nên sâu sắc, hấp dẫn hơn. Nó giúp ta liên tưởng một điều: muốn có được thành công, chúng ta phải trải qua những trở ngại ,khó khăn , thậm chí là thất bại nhưng đừng nản lòng. Câu 4: Nắng là một hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho những điều tốt đẹp. Ánh sáng là biểu tượng cho niềm tin, ước mơ, cho tình thần lạc quan của mỗi chúng ta .=>Hãy tin rằng cơ hội thành công và hạnh phúc luôn dành cho tất cả mọi người nếu ta có ước mơ, có niềm tin và kiên định với mục tiêu cuộc đời mình. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) *Giới thiệu vấn đề nghị luận: thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống (0,25 đ ) *Giải thích: (0,5 đ ) + Lạc quan là gì? Lạc quan là luôn yêu đời, có lối sống tích cực, luôn hướng về những điều tốt đẹp ở tương lai. + Biểu hiện của tinh thần lạc quan: Luôn tươi cười, sống an nhiên , luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra. * Chứng minh: (0,5đ ) - Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống: + Lạc quan sẽ tạo động lực cần thiết làm nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người. + Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn có thể truyền năng lượng tích cực cho những người xung quanh. + Giúp con người tránh khỏi những bi quan là nguyên nhân dẫn đến suy sụp, mất niềm tin vào cuộc sống. + Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc. - Một số tấm gương về tinh thần lạc quan: + Bác Hồ kính yêu của chúng ta dù gặp muôn vàn nguy khó trên con đường Cách mạng của mình vẫn luôn lạc quan , tin tưởng vào tương lai + Nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc khiếm khuyết mọt phần cơ thể vẫn lạc quan chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống.vẫn lạc quan sống sống có ích cho đời. ( Nick VuJicic - người Úc dù bị hội chứng Tetra Acmenia không chân tay bẩm sinh vẫn lạc quan cống hiến cho đời , trở thành nguồn truyền cảm hứng cho những người khuyết tật trên thế giới )
  3. + Các nhà khoa học luôn có niềm tin vào bản thân dù những nghiên cứu ban đầu của họ thất bại và nhờ đó mà họ đã tìm ra chân lý.( Edixon ) *Bài học nhận thức và hành động: (0,5đ ) + Trái với những người luôn sống lạc quan là những người luôn bi quan khi gặp thử thách. “ Người + Khẳng định thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp con người vượt qua những tai ương, thử thách, nghịch cảnh. Hãy tin rằng: cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra. Khẳng định lại vấn đề : Hãy luôn có niềm tin vào cuộc đời, vào tương lai bởi sau cơn mưa trời lại sáng, cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra .( 0,25 đ) Câu 2: (5 điểm) Học sinh có thể mở bài trực tiếp hay gián tiếp nhưng ở phần đầu bài viết phải đảm bảo những ý sau: 1- Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác (0,5 đ) - Viễn Phương (1928-2005) tên thật là Phan Thanh Viễn quê An Giang .Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mĩ cứu nước. + Phong cách sáng tác: Thơ Viễn Phương dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ. - Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn Phương cùng đoàn đại biểu Miền Nam ra Bắc thăm Bác. Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978. Bài thơ viết theo thể thơ bảy chữ, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm. Cảm xúc bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng tự hào, biết ơn xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác. 2. Nội dung phân tích : * Niềm xúc động thiêng liêng thành kính của người con Miền Nam khi đứng trước lăng Bác – vị Cha già kính yêu của dân tộc (khổ 1) 1,25 đ - “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”: cách xưng hô đặc biệt thể hiện sự gần gũi thân thương như con với cha - Nhà thơ dùng từ “thăm”: nói giảm nói tránh để giảm nhẹ đi nỗi đau, mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong tâm trí mỗi người Bác luôn sống mãi. - Từ láy “bát ngát” hiện lên trước mắt mà một màu xanh ngút ngàn trải dài và lan ra quanh lăng. - Hình ảnh hàng tre mang nghĩa thực là những khóm tre quanh lăng nhưng còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ phẩm chất con người Việt Nam bất khuất kiên cường, ngay thẳng có tinh thần yêu thương, đùm bọc. ⇒ Tác giả đứng trước lăng Bác với cảm xúc nghẹn ngào. Thán từ “ôi!”, xưng hô “con” * Cảm xúc tự hào, biết ơn, ngưỡng mộ, tôn thờ vị lãnh tụ vĩ đại trọn đời vì nước vì dân khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác (khổ 2) - 1,5 đ
  4. - Ẩn dụ “mặt trời”: Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng của độc lập ,tự do, cơm no , áo ấm cho dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác. Nhà thơ đã bất tử hóa hình tượng Bác qua hình ảnh ẩn dụ đặc biệt này - Sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”: chỉ thời gian vô tận, tuần hoàn, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi thương nhớ Bác. - Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: chỉ những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niềm ngưỡng vọng lãnh tụ. - “bảy mươi chín mùa xuân”: là hoán dụ chỉ ra Bác sống 79 năm cuộc đời đồng thời cũng là một ẩn dụ tôn vinh sự vĩ đại của Bác đẹp sống cuộc đời đẹp như những mùa xuân bằng tinh thần hi sinh bền bỉ đáng khâm phục. ⇒ Sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc * Nỗi xót đau tột cùng và lòng nhớ thương vô hạn khi vào trong lăng, nhìn thấy di hài Bác (Khổ 3) – 1,25 đ - “Giấc ngủ bình yên”: nghệ thuật nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ vĩnh hằng của Bác. - “Vầng trăng sáng dịu hiền”: nhân hóa chỉ ánh đèn tỏa ra từ lăng, đó cũng là ẩn dụ chỉ vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Người. - “Trời xanh”: ẩn dụ Bác trường tồn, vĩnh hằng cùng non sông đất nước. - Nhà thơ dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở trong tim”, nhà thơ như nghe thấy nỗi đau cứ nhức nhối như cắt cứa trong tim mình. ⇒ Cảm xúc trong lăng của nhà thơ với Bác thành kính mà xúc động. * Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung: ( 0,5 điểm ) + Với thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng. + Thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác, ước nguyện là được ở mãi bên Bác, đang lên Bác tất cả lòng tôn kính và biết ơn + Bài thơ là nén tâm hương của tác giả thay mặt người dân VN dâng lên Bác. * Cảm nhận: Kính yêu Bác ta càng thấy mình sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh cao cả của Người .