Đề khảo sát môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng

docx 5 trang nhatle22 2390
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs.docx

Nội dung text: Đề khảo sát môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng

  1. UBND Q.UẬN LONG BIÊN ĐỀ KHẢO SÁT NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG NĂM HỌC 2018 – 2019 Thời gian làm bài: 120 phút Ngày kiểm tra : / 3 /2019 Phần I: (6 điểm) Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được kết thúc bằng khúc ca rộn ràng ngợi ca quê hương, đất nước: Mùa xuân - ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế. ( SGK- Ngữ văn 9- Tập II) 1/ Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai như thế nào? 2/ Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên. Cho biết hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ ấy? 3/ Qua khổ thơ trên, em hiểu được vẻ đẹp gì trong tâm hồn tác giả? 4/ Cũng trong bài thơ trên có một khổ thơ nói về cảm nhận của nhà thơ Thanh Hải về hình ảnh đất nước. a/ Hãy chép chính xác khổ thơ đó. b/ Viết một đoạn văn khoảng 12 câu, trình bày theo Tổng- phân- hợp,nêu cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một phép thế và một câu cảm thán. ( Gạch chân và chú thích rõ). Phần II: ( 4 điểm) Trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, người đọc được chứng kiến một cuộc gặp gỡ thú vị: Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. -Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý.Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết nêu cô thích.Tôi không biết kỉ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay.[ ] Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều ta ít nghĩ. Việc ấy làm bác già và cô gái cảm động và bị cuốn hút ngay. ( SGK Ngữ văn 9- Tập I) 1/ Nêu tình huống cơ bản của truyện. Việc xây dựng tình huống truyện như vậy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nhân vật? 2/ Trong đoạn văn trên, vẻ đẹp nào của nhân vật anh thanh niên đã khiến “bác già và cô gái cảm động và bị cuốn hút ngay”? 3/Từ cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về giao tiếp ứng xử của giới trẻ hiện nay.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KHẢO SÁT- MÔN NGỮ VĂN 9 Ngày thi: 5 /3 /2019 PHẦN I (6 điểm): CÂU NỘI DUNG ĐIỂM - Mạch của xúc của bài thơ: Từ xúc cảm trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi 1 con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng 0,5đ hiến “ muà xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của đất nước; cuối cùng là cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước. - Phép tu từ được sử dụng là điệp ngữ: “ Nước non ngàn dặm” lặp 2 lần 0,5đ 2 1,0đ - Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh cảm xúc tự hào về giang sơn gấm vóc, tự hào về lối sống nghĩa tình của ông cha. 0,5đ Vẻ đẹp trong tâm hồn của nhà thơ : Lạc quan, yêu cuộc sống, yêu quê hương 3 0,5đ đất nước. a/ Chép chính xác khổ thơ 0,5đ b/ Viết đoạn văn : 3,5đ *Về hình thức : (0,5đ) + Đoạn văn nghị luận có dẫn chứng lí lẽ thuyết phục, vận dụng các phương thức biểu đạt để lập luận . + Đúng đoạn văn T-P-H (độ dài 12 câu ; ±2 câu), diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc, liên kết chặt chẽ - TV : Sử dụng đúng phép thế và câu cảm thán ( có chỉ rõ) 0,5đ 4 *Về nội dung: (2.5 đ) 4đ HS có thể trình bày theo cách khác nhau nhưng cần bám sát vào ngữ liệu để khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật trong khổ thơ, làm rõ cảm nhận của nhà thơ về hình ảnh đất nước : + Đất nước với bề dày lịch sử « bốn ngàn năm » + Nhân hóa đất nước « vất vả và gian lao »-> đất nước mang sự sống như con người, trải qua bao gian lao, thử thách nhưng với sức sống bền bỉ, kiên định vững vàng vẫn phát triển đi lên + Đất nước được so sánh với « vì sao »->thể hiện niềm tự hào kiêu hãnh,
  3. niềm tin tưởng của nhà thơ vào sự phát triển đi lên của đất nước. + Liên hệ thời điểm sáng tác bài thơ năm 1980,,đất nước còn nhiều khó khăn, ta mới thấy niềm tin mãnh liệt của nhà thơ về bước tiến vững chắc của đất nước trong mùa xuân mới. * Lưu ý : + Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt mạch lạc, hấp dẫn, cảm nhận sâu sắc 2,5đ + Đạt các yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt mạch lạc,nhưng ý chưa thật sâu 2,0 đ +Cơ bản đủ ý chính , song chưa phân tích được các tín hiệu NT, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ 1,5đ + Diễn xuôi ý thơ ,dài dòng, mắc lỗi diễn đạt, dùng từ 0,75đ + Ý quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt 0,5đ + Chưa thể hiện được nội dung, hoặc sai lệch về nội dung, diễn đạt kém 0đ + Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn , hoặc sai kiểu đoạn văn : trừ 0,5đ + Không chú thích phép thế và câu cảm thán thì không cho điểm. PHẦN II (4 điểm): Câu Nội dung Điểm -Tình huống cơ bản của truyện : Cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người hành khách trên chuyến xe (ông họa sĩ và cô kĩ sư ) và anh thanh niên làm công tác khí tương trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa. 0,5đ 1 - Tác dụng : Tạo thuận lợi trong việc giới thiệu nhân vật chính để nhân vật 1.0 hiện ra khách quan qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác-> Các nhân vật khác có vai trò làm nổi bật nhân vật chính và góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. 0,5đ - HS cần làm nổi bật các ý sau : + Lòng hiếu khách, tình cảm chân thành, cởi mở. 0,5đ + Thể hiện qua suy nghĩ, hành động,lời nói thân tình, tự nhiên mà trân trọng 2 1,0đ của anh thanh niên . 0,5đ ->Vì vậy anh thanh niên đã khiến « bác già và cô gái cảm động và bị cuốn hút ngay ». - Về hình thức (0,5đ): 3 +Đúng kiểu bài nghị luận, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, diễn đạt sinh 2,0 động.
  4. + Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ. + Độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi. - Về nội dung (1,5đ): Học sinh có thể có những cách diến đạt khác nhau, nhưng cần đảm bảo tính thuyết phục khi nêu suy nghĩ về giao tiếp ứng xử của giới trẻ hiện nay : - Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, thể hiện qua thái độ, cử chỉ, nói năng -Cách ứng xử của giới trẻ hiện nay : +Phần đông giới trẻ rất năng động, có kiến thức văn hóa, sống có hoài bão, ước mơ, có cách ứng xử đẹp, phù hợp với truyền thống, đạo lí của dân tộc. + Tuy nhiên còn một bộ phận giới trẻ còn lệch chuẩn trong văn hóa ứng,xử, quá đề cao cái tôi, muốn chứng tỏ bản thân nên có hiện tượng chửi thề, văng tục, có thái độ không đúng mực với người già, người lớn tuổi, hành động thiếu văn hóa nơi công cộng ; dùng hành động bạo lực để giải quyết vấn đề . - Liên hệ bản thân là học sinh cần làm gì.để thể hiện cách giao tếp ứng xử đẹp : + Nâng cao nhận thức, giao tiếp ứng xử văn minh, lịch sự. +Rèn luyện hàng ngày cách ứng xử giao tiếp ( qua cử chỉ, hành động, nói năng, ) * Lưu ý : - Khuyến khích HS có suy nghĩ riêng tuy nhiên phải lập luận có cơ sở, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. -GV có thể căn cứ vào mức độ hiểu vấn đề của học sinh để cân nhắc điểm thành phần của các ý