Đề kiểm tra môn Tập làm văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

docx 5 trang nhatle22 4710
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tập làm văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_tap_lam_van_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truong_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Tập làm văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MỤC TIÊU – MA TRẬN TỔ: XÃ HỘI ĐỀ KIỂM TRA TLV 9 (BÀI SỐ 2) NĂM HỌC 2018 - 2019 TIẾT THEO PPCT: 35 + 36 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS nắm được kiến thức về văn tự sự - HS viết được bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có sử dụng các biện pháp nghệ thuật. 2. Kỹ năng - HS có kĩ năng đặt câu, dựng đoạn, tạo lập văn bản. - HS biết cách trình bày sự việc theo một trình tự hợp lí. - HS biết sử dụng văn tự sự sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. 3. Thái độ - Rèn thói quen tự lập, trung thực trong giờ kiểm tra. - HS có ý thức yêu thích môn học. - HS thêm yêu quê hương, đất nước II. MA TRẬN ĐỀ (Thể hiện trong Đáp án – Biểu điểm)
  2. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT MÔN NGỮ VĂN TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2019 - 2020 LỚP: 9 TIẾT: 35 + 36 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: / 9/2019 ĐỀ SỐ 4 Dựa vào hồi thứ 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”, thuật lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung bằng ngôi kể thứ nhất.
  3. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT (ĐỀ 4) I. YÊU CẦU 1. Yêu cầu chung: a. Nội dung: Dựa vào hồi thứ 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”, thuật lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung bằng ngôi kể thứ nhất. b. Hình thức: + Viết đúng kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Liên kết chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu + Tạo lập thành văn bản hoàn chỉnh, đảm bảo cấu trúc 3 phần: Mở - Thân - Kết. 2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể lựa chọn nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Mở bài: - Giới thiệu mình là ai? Hoàn cảnh tiếp xúc với câu chuyện? - Cảm xúc khi nhớ về trận đánh hào hùng đó? b. Thân bài: - Tóm tắt ngắn gọn bối cảnh lịch sử trước khi diễn ra trận đánh. - Diễn biến chính của cuộc chiến đấu (trọng tâm) + Tối 30 Tết tiến quân ra Bắc. Đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ. + Nửa đêm mồng 3 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789), cho quân bao vây khắp làng Hà Hồi, dùng kế nghi binh, giặc rụng rời xin hàng. + Mờ sáng mồng 5, tiến đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Thái Thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. + Giữa trưa hôm ấy – ngày mồng 5 tháng Giêng – Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi vào thành. Vua cho mở tiệc khao quân. + Tôn Sĩ Nghị và quân sĩ dưới doanh nghe tin đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy. + Vua Lê Chiêu Thống vội vã cùng cận thần cướp cả thuyền đánh cá để trốn. - Suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ. c. Kết bài: Khẳng định lại vị trí của tác phẩm, tác giả. II. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM 1. Phần Mở bài và kết bài - Mở bài và kết bài làm đúng, đảm bảo yêu cầu: 0,5 đ
  4. - Mở bài và kết bài làm đúng, đảm bảo yêu cầu, có sự sáng tạo: 1 điểm. 2. Thân bài: 9 điểm - Điểm 9: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc. - Điểm 7, 8: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 5,6:. Bài làm đạt khoảng ½ yêu cầu trên - Điểm 3, 4: Bài làm còn mắc nhiều lỗi, nội dung nghèo nàn. - Điểm 1, 2: Bài làm về cơ bản chưa đạt yêu cầu trên. - Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. * Lưu ý: Giáo viên căn cứ và bài làm của học sinh để cho các thang điểm còn lại. Trân trọng những bài làm sáng tạo của học sinh. Điểm bài văn làm tròn đến 0.5 điểm * Duyệt đề Ban giám hiệu Nhóm trưởng Người ra đề Hoàng Thị Tuyết Ngô Thị Thuỷ Dương Hồng Nhung