Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai

docx 1 trang nhatle22 30470
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ki_ii_nam_hoc_2020_2021_so.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỈ II, LỚP 9, NĂM HỌC 2020-2021 ĐỒNG NAI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề. I/ ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu : Mùa tháng mười gặt hái xong, đồng ruộng trãi mênh mông. Ba môt mình giữ luôn cả ba con trâu nhạy họng có tiếng của Năm. Còn Năm thì lom khom mót từng bông lúa rơi rơi rụng đem đổ bún nhà bà Hai khòm cuối làng. Trưa đến, trời nắng như đổ lửa , diều hâu lượn cao tít giữa nền trời trong xanh, hỉ buồn bã. Hai đứa bé gom trâu lại, dắt nhau vào ngôi mộ cổ, nằm lăn ra, ăn bún nóng với khế chua, mắm sống. Trong những bữa tiệc như thế, bao giờ Ba luôn mồm quát: “ Cái con nhỏ này, có bao nhiêu khế chua mày cứ giành mà ngốn hết!”. Và Năm cũng phụng phịu cự lại: “ Anh ăn mặn như quỷ, không chừa em một con sống nào cả ”. [ ] Qua rồi những ngày đầu cạo trọc cho dễ đánh nhau, tóc để chỏm cho mát đầu. Qua rồi những ngày cởi áo phanh ngực cho bạn bắt đỉa. Qua rồi những ngày rủ nhau lặn xuống nước, trừng mắt nhìn sát vào nhau xem ai chớp mắt trước Vắng nhau vài buổi, anh chàng Ba thường đứng mãi sau chuôi cày, nhìn ra trước đầu đôi trâu bất trị, lòng buâng khuâng vô hạn khi nghe một cô hàng xóm đi lấy chồng, khi thấy một nhành cau tươi, một vài thiếp trầu nhà ai tặng mẹ, giữa đạt bàn. (Trích Những ngày thơ ấu – Hoàng Văn Bổn, dẫn theo tài liệu dạy học Ngữ văn địa phương Đồng Nai, Trần Thanh Bình (Chủ biên), Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2018) Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra một phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu trong hai câu văn sau: Ba môt mình giữ luôn nhạy họng có tiếng của Năm. Còn Năm thì lom khom mót từng bông lúa rơi rụng đem đổi bún cho nhà bà Hai khòm cuối làng. Câu 2. (0,5 điểm) Nhân vật Ba có tâm trạng như thế nào khi nghe một cô hàng xóm đi lấy chồng, khi thấy một nhành cau tươi, một vài thiếp trầu nhà ai tặng mẹ, giữa đạt bàn? Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: Qua rồi những ngày đầu cạo trọc cho dễ đánh nhau, tóc để chỏm cho mát đầu. Qua rồi những ngày cởi áo phanh ngực cho bạn bắt đỉa. Qua rồi những ngày rủ nhau lặn xuống nước, trừng mắt nhìn sát vào nhau xem ai chớp mắt trước Câu 4. (1,0 điểm) Em nhận xét gì về cuộc sống của những đứa trẻ và tình cảm của nhà văn được thể hiện trong đoạn trích? II/ LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày ý nghĩa của những kí ức tuổi thơ đối với mỗi người. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! (Trích Viếng lăng Bác –Viễn Phương–Ngữ văn 9, Tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2020)