Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Ứng Hòa

pdf 5 trang nhatle22 19760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Ứng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ki_ii_nam_hoc_202.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Ứng Hòa

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN ỨNG HÒA CÁC MÔN VĂN HÓA LỚP 9 ĐỢT II NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) Phần I. (8 điểm). Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em. Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt. Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em: “Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: “Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng.” (Dẫn theo báo Dân trí điện tử) 1. Câu chuyện trên cho em liên hệ đến những sự việc cụ thể nào đã và đang diễn ra ở miền Trung nước ta trong những ngày vừa qua? 2. Từ nội dung ý nghĩa của câu chuyện trên và thực tế liên quan đến miền Trung nước ta mà em biết, hãy viết một đoạn văn theo mô hình Tổng - Phân - Hợp khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ về tình cảm và cách ứng xử giữa người với người trong hoạn nạn, khó khăn. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép, một câu cảm thán. Phần II. (12 điểm). Giá trị nhân đạo là chủ đề xuyên suốt chiều dài của văn học trung đại Việt Nam. Hãy làm sáng tỏ giá trị đó qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN ỨNG HÒA CÁC MÔN VĂN HÓA LỚP 9 ĐỢT II NĂM HỌC 2020– 2021 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM Phần I Câu 1. (3 điểm) Từ các sự việc và nhân vật trong câu chuyện liên hệ (8 và nêu được những sự việc đã và đang diễn ra ở miền Trung nước ta điểm) gồm các ý: - Trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản -> Thảm họa bão 1,0 lũ, sạt lở ở miền Trung gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản khiến hàng trăm người chết và mất tích; hàng trăm nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; ước tính thiệt hại lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Một số tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Việc tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn -> Sự quan 1,0 tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc vận động, kêu gọi quyên góp, ủng hộ chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung như MTTQ, các tổ chức Đoàn - Hội, doanh nghiệp. Tiêu biểu như tỉ phú Phạm Nhật Vượng, ca sĩ Thủy Tiên 1,0 - Việc xếp hàng nhận hỗ trợ và hành động, lời nói của cậu bé trong câu chuyện -> Cách thức tổ chức cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trên cả nước và việc tiếp nhận cứu trợ của người dân miền Trung nước ta. Câu 2. (5 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo viết được đoạn văn theo mô hình T – P – H; dung lượng khoảng 15 câu; hành văn trôi chảy; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng chọn 1,0 lọc, thuyết phục; không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả; sử dụng câu ghép và câu cảm thán hợp lí. - Đặt được thứ tự số câu, chỉ ra được mô hình T-P-H, câu ghép và câu 0,5 cảm thán được sử dụng trong đoạn văn. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu, đánh giá khái quát vấn đề nghị luận: Tình cảm và cách 0,5 ứng xử giữa người với người trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn là một vấn đề đáng quan tâm của xã hội hiện nay. - Cảm nhận và phân tích được những việc làm có ý nghĩa của tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ, đồng cảm của các nhân vật trong câu chuyện và những việc làm của người dân cả nước ta đối với miển Trung trong thời gian vừa qua:
  3. + Lời kể “thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình” 0,5 và hành động“quay người lau vội dòng nước mắt” của cậu bé trong câu chuyện cũng như những mất mát đau thương ngút ngàn của người dân miền Trung nước ta trong thời gian vừa qua ( ) đã cho thấy đó là những khó khăn, hoạn nạn mà những con người bất hạnh, đáng thương phải gánh chịu trong cuộc dời. + Hành động “đến gần và trò chuyện với em” rồi “cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em” của 0,5 nhân vật “tôi” và hành động “nhận túi lương khô, khom người cảm ơn”, “để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng” với lí do: “chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu”, “để cô chú phát chung cho công bằng” của cậu bé bất hạnh trong câu chuyện rất giống với biết bao hành động, việc làm thiện nguyện của nhân dân cả nước cùng sự vui mừng đến nghẹn ngào, trân trọng khi được nhận quà cứu trợ, hỗ trợ của đồng bào miền Trung. Đó chính là cách thể hiện tình yêu thương ấm áp, sự đồng cảm, sẻ chia vô cùng cần thiết và quan trọng giữa người với người trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Đó chính là tình cảm và cách ứng xử nhân văn cao đẹp đáng ngợi ca, trân trọng và phát huy trong cuộc sống. - Suy nghĩ và bàn luận về tình cảm, cách ứng xử giữa người với người trong khó khăn, hoạn nạn. + Trong cuộc sống có rất nhiều những mảnh đời bất hạnh cần sự chung tay giúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng để họ có thể giảm bớt 1 phần khó khăn, khắc phục hoặc vượt qua những mất mát, đau thương. 0,25 + Mỗi người cần biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn bằng tấm lòng chân thành nhất, không tính toán, vụ lợi cá 0,25 nhân (dẫn chứng ->VD: Việc làm của ca sĩ Thủy Tiên ) + Tình yêu thương, cách hành xử nhân văn giữa người với người trong khó khăn, hoạn nạn giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn 0,5 (dẫn chứng). + Vẫn còn đâu đó những kẻ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ với cộng đồng hay những hành động cứu trợ không đúng nơi, đúng lúc gây lãng phí, 0,25 phản cảm. (dẫn chứng ->VD: hình ảnh quần áo, bánh chưng cứu trợ bị vứt bỏ ven đường ). + Không nên tồn tại trong xã hội những hành động vụ lợi, thiếu văn minh, lịch sự; thiếu khách quan, công bằng khi nhận sự giúp đỡ từ người 0,25 khác (VD: chen lấn, xô đẩy hoặc gian lận, thiên vị trong việc nhận cứu trợ, hỗ trợ )
  4. - Tổng hợp được ý đã viết bằng cách liên hệ bản thân hoặc rút ra bài 0,5 học: Trong khó khăn, hoạn nạn, người giúp đỡ và người được giúp đỡ hãy chân thành, từ tâm và ứng xử văn minh bởi đó chính là thước đo giá trị đạo đức, văn hóa của mỗi con người. Phần I. Yêu cầu về kĩ năng 1,0 II - Thí sinh xác định được đây là kiểu bài nghị luận chứng minh nhưng (12 vẫn cần có sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa phân tích, chứng minh, bình điểm) luận. - Biết làm bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh với bố cục 3 phần rõ ràng; kết cấu chặt chẽ, lập luận chắc chắn, có sức thuyết phục - Văn viết lưu loát, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giá trị nhân đạo qua hai văn bản. II. Yêu cầu về kiến thức 1. Mở bài 1,0 - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giá trị nhân đạo là một chủ đề xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học trung đại Việt Nam. - Giới thiệu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du. - Khẳng định tấm lòng nhân đạo của hai nhà văn được gửi gắm trong hai văn bản. 2. Thân bài 2.1. Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một trong các giá trị cơ bản của tác phẩm văn học được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau 1,0 của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong hòan cảnh nào. 2.2. Biểu hiện giá trị nhân đạo: - Bênh vực, đồng cảm, xót thương cho số phận khổ đau, bất hạnh 1,0 của con người. - Phát hiện, ngợi ca, trân trọng khát khao chính đáng cùng vẻ đẹp của con người. - Lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tàn bạo chà đạp con người. 2.3. Phân tích, chứng minh giá trị nhân đạo qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và đoạn trích “Kiều ở lầu
  5. Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du: * Luận điểm 1: Tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho những số 2,0 phận người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời: - Số phận của Kiểu bị ném vào nhà chứa, rồi giam lỏng trong lầu Ngưng Bích với nỗi cô đơn, buồn tủi, thương thân, xót phận. - Là tình cảnh oan khiên nghiệt ngã của Vũ Nương, đến mức nàng phải dùng cái chết để chứng tỏ tấm lòng trong trắng, tiết hạnh của mình. * Luận điểm 2: Qua bi kịch thân phận của Kiều và Vũ Nương, cả hai 2,0 tác giả đã gián tiếp lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con người. - Đó là chiến tranh phi nghĩa, là chế độ nam quyền (trong Chuyện người con gái Nam Xương) - Là bọn quan lại tham lam, là lũ buôn thịt bán người dồn đẩy con người vào cảnh ngộ đau thương (trong Truyện Kiều). * Luận điểm 3: 2,0 - Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ, dù cuộc đời của họ bất hạnh, khổ đau, oan trái, truân chuyên. Đó là lòng chung thủy, sự hiếu hạnh, giàu tình yêu thương, luôn sống vì người khác, nghĩ cho người khác của Kiều và Vũ Nương. - Trân trọng, đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ: khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, về một mái ấm gia đình bình dị, sum vầy. 2.4. Đánh giá về giá trị nhân đạo qua hai văn bản. 1,0 Giá trị nhân đạo khơi gợi lòng đồng cảm của người đọc, thể hiện tấm lòng, tình cảm của hai tác giả dành cho con người bất hạnh, khổ đau đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội xưa. 3. Kết bài 1,0 Khẳng định lại ý nghĩa của giá trị nhân đạo trong hai văn bản: Tinh thần nhân đạo sâu sắc, thấm thía là một trong những nét nổi bật của văn học trung đại Việt Nam. *Lưu ý: - Giám khảo linh hoạt khi chấm bài của học sinh. Khuyến khích những bài viết diễn đạt tốt, kết cấu chặt chẽ, có sức thuyết phục; bài viết có cá tính, giọng điệu cảm xúc riêng.