Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ Văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Kim Liên

doc 4 trang nhatle22 9581
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ Văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Kim Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_t.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ Văn - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Kim Liên

  1. TRƯỜNG THCS KIM LIÊN KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC LẦN THỨ NHẤT Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 02 trang) PHẦN I : ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Ngày 11.04.2021, một tài khoản Tiktok đã đăng tải một clip ngắn. Đoạn clip này ghi lại hình ảnh một sinh viên đang khẳng khái bước lên bục giảng dùng bút cắt đứt đường lưỡi bò mà cô giáo đang trình chiếu trên bảng. Theo lời kể của chủ nhân đoạn clip, bối cảnh xảy ra sự việc là trong lớp học tiếng Trung và cô giáo người Trung Quốc đang giảng dạy về lãnh thổ nước này. Lúc ấy, cô giáo trình chiếu và vẽ đường lưỡi bò ôm trọn cả Trường Sa, Hoàng Sa. Nhìn thấy điều không đúng xảy ra ngay trước mắt, hai cô sinh viên Việt Nam rất bức xúc. Không thể chấp nhận chủ quyền biển đảo bị thông tin sai sự thật, nữ sinh viên tên Bửu (cô gái áo xanh trong clip) lập tức bước lên bục giảng, mạnh dạn dùng bút vẽ lại đường ranh giới vùng biển của Trung Quốc, cắt đứt đường lưỡi bò kia. Hành động dũng cảm của cô sinh viên Việt đã khiến cô giáo người Trung Quốc bất ngờ, bối rối và đánh trống lảng sang chủ đề khác để dạy tiếp. Cô sinh viên còn lại thì cầm điện thoại quay lại hình ảnh này và đưa lên Tiktok. Chỉ sau hai ngày, đoạn clip đã thu hút hơn 1,5 triệu lượt xem, gần 4000 lượt bình luận ngợi khen, cảm ơn và thậm chí là ngưỡng mộ dành cho hành động của cô gái. Không chỉ lan tỏa trên Tiktok, người dùng mạng xã hội Việt Nam còn đang chia sẻ rộng rãi clip và câu chuyện của cô gái này trên cả Facebook và Youtube.” ( ml) Câu1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu văn in đậm. Câu 3: Liệt kê ít nhất 3 từ thuộc trường từ vựng “mạng xã hội”. Câu 4: Hành động của cô gái và người dùng mạng xã hội đã thể hiện rõ phẩm chất nào của con người Việt Nam? PHẦN I : TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo? Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích sau:
  2. “ Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng có một chuyện không may xảy ra .Trong một tận càn lớn của quân Mĩ- ngụy, anh Sáu hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để diễn tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”. (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020) Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Hướng dẫn chấm Điểm I ĐỌC HIỂU: 2,0 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 2 Thành phần biệt lập: Phụ chú - cô gái áo xanh trong clip 0,5 (gọi đúng tên thành phần biệt lập: 0.25đ Xác định đúng: 0.25đ . Lưu ý: cần xác định chín xác, nếu thừa thì không cho điểm) 3 Trường từ vựng mạng xã hội: tài khoản, Tiktok, đăng tải, clip, 0,5 xem, bình luận, chia sẻ, người dùng mạng xã hội, Facebook, Youtube Hs liệt kê đúng 1 -2 từ: 0.25đ Hs liệt kê đúng 3từ trở lên: 0.5đ 4 Phẩm chất của con người Việt Nam: lòng yêu nước; tinh thần tự 0,5 hào, tự tôn dân tộc. Hs có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn có ý đúng đều cho điểm. II. LÀM VĂN 8,0 Câu 1 Nghị luận xã hội 3,0 - Đây là kiểu bài NKXH cần có bố cục 3: MB, TB, KB. Lập luận 0,25 chặt chẽ kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Xác định đúngvấn đề nghị luận: trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo 0.25
  3. - Giới thiệu về chủ quyền biển đảo của nước ta và ý nghĩa to lớn của 0,25 biển đảo: về kinh tế, chính trị, xã hội và quân sự. - Thực trạng: từ xưa đến nay, biển đảo nước ta luôn bị các thế lực bên ngoài tìm cách xâm chiếm. Cha ông ta đã sắn sàng hi sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng.Thế hệ trẻ Việt Nam cũng 0.75 đang góp phần bảo vệ biển đảo Tổ quốc. (có dẫn chứng chứng minh ) - Trách nhiệm của thế hệ trẻ là phải bảo vệ và giữ gìn chủ quyền thiêng liêng ấy bằng: 0.75 + Trang bị cho mình kiến thức về biển đảo và chủ quyền biển đảo của dân tộc và chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước về biển Đông. Ý thức sâu sắc về sự thiêng liêng của biển đảo đối với đất nước. + Tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè, quốc tế, hưởng ứng tích cực các diễn đàn và phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để khẳng định chủ quyền. Kịch liệt lên án và tham gia đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm. + Tu dưỡng phẩm chất yêu nước, đoàn kết. Sẵn sàng tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương. + Là hậu phương, chỗ dựa tình cảm vững chắc cho các anh lính biển đảo. -Liên hệ bản thân: Là học sinh, cần tích cực học tập, rèn luyện để có hiểu biết,có sức khỏe để có thể trực tiếp góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền trên biển của dân tộc. Ngay từ bây giờ hs cũng có thể có nhiều việc làm để thể hiện tình yêu và trách nhiệm của mình như viết thư động viên các chú bộ đội ngoài đảo xa, tìm hiểu và nắm chắc về biển đảo và chủ quyền biển đảo 0.25 - Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng, thấu đáo về vấn đề NL. 0,25 - Dùng từ đặt câu đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25 Câu 2 Nghị luận văn học 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học với đầy đủ 0.5 ba phần MB, TB, KB. b. Xác định đúng vấn đề và phạm vi nghị luận: nhân vật ông Sáu 0.5 trong đoạn truyện c. Hs biết cách triển khai vấn đề nghị luận bằng các luận điểm, biết 3 cáchl ập luận, biết cách khai thác luận cứ trong đoạn trích: - Giới thiệu NQS, tác phẩm Chiếc lược ngà, và nhân vật ông Sáu trong đoạn truyện kể về sự hi sinh của ông. 0.25 - Nhân vật ông Sáu trong đoạn trích: + Tình yêu thương con sâu sắc, mãnh liệt. (phân tích đoạn trích về hành động, thái độ của ông Sáu trong đoạn để làm rõ) + Lòng yêu nước và tinh thần quả cảm, kiên cường, sẵn sàng hi 1.25
  4. sinh để chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc. (phân tích về việc tham gia kháng chién, chấp nhận xa gia 0.75 đinh, sẵn sang hi sinh để làm rõ) -Đánh giá : + Qua nhân vật ông Sáu,tác giả ngợi ca tình tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng trong hoàn cảnh éo le và tố cáo tội ác của chiến tranh đã chia cắt tình cảm gia đình. 0.5 +Khẳng định tài năng của nhà văn trong cách xây dựng tình hưống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật, sự thông minh trong lựa chọn ngôi kể và người kể chuyện. -Liên hệ bản thân: Hs có thể liên hệ bản thân theo nhiều cách như: trân trọng hơn hòa bình, độc lập đang có, niềm hạnh phúc khi được sống trong vòng tay của người thân trong gia đình; hiểu hơn về tình 0.25 yêu thương của cha mẹ , càng cố gắng học tập, rèn luyện d. Sáng tạo: Khuyến khích các ý sáng tạo, mới mẻ. 0,5 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,5 Tiếng Việt.