Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 9 - Học kì I - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 9 - Học kì I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_khoi_9_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_2020.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 9 - Học kì I - Năm học 2019-2020
- UBND QUẬN CẦU GIẤY KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2019 – 2020 Môn : Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút Ngày thi: 12/12/2019 (Không kể thời gian phát đề) Phần I (6 điểm) Cho đoạn trích: "Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ” (Trích SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2019) 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Em hãy nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. 2. Từ “đinh ninh” trong đoạn trích được hiểu là gì? Vì sao bà phải “dặn cháu đinh ninh”? 3. Hãy thuật lại lời dặn cháu của người bà theo cách gián tiếp. 4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng - phân - hợp làm rõ hình ảnh người bà được gợi lại trong dòng hồi tưởng của người cháu ở đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân và chú thích rõ). Phần II (4 điểm). Dưới đây là những câu văn trích từ truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”. (Trích SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2019) 1. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể nào? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó? 2. Trong tác phẩm, “những người khác đáng cho bác vẽ hơn” mà “cháu” đề cập đến là những ai? Vì sao “cháu” lại cho rằng họ đáng vẽ hơn mình? 3. Từ hiểu biết về tác phẩm và thực tế, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về đức tính khiêm tốn.
- ĐÁP ÁN CẦU GIẤY Phần I (6 điểm) 1. - Đoạn trích nằm trong bài thơ Bếp lửa của tác giả Bằng Việt. - Bài thơ ra đời năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. 2. - Từ “đinh ninh" ở đây có nghĩa là nhắc đi nhắc lại cho người khác nắm chắc, nhớ chắc chắn - Bà phải dặn cháu như vậy vì bà muốn cháu nhớ và làm theo lời dặn của mình để bố cháu yên tâm công tác, phục vụ kháng chiến, đất nước. - Học sinh thuật lại được theo cách dẫn gián tiếp. 3. Đoạn văn cho thấy học sinh biết khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ, nhận xét, bảo đảm về: - Nội dung: hình ảnh người bà trong đồng hồi tưởng của người cháu được gọi lại từ năm tháng chiến tranh khó khăn và ác liệt là một người: + Giàu tình yêu thương, đức hi sinh; + Có sức sống, niềm tin, ý chí mãnh liệt. Nếu học sinh chỉ diễn xuỗi khổ thơ và không chú ý khai thác các tin hiệu nghệ thuật, giám khảo cho không quá 1 điểm. - Hình thức: + Trình bày đúng kiểu đoạn tổng - phân - hợp, + Có sử dụng câu cảm thán (chi rõ) Nếu đoạn văn quả dài (quả ngắn) hoặc nhiều đoạn (sai kiểu đoạn) Phần II (4 điểm) 1.- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể thứ ba. - Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể: cách kể khách quan, chân thực; người kể có thể kể một cách linh hoạt. 2. “những người khác đang cho bác sỹ hơn” mà “cháu đề cập đến. trong đoạn trích trên là: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu bản đồ sét - “Cháu” (tức anh thanh niên) cho rằng họ đáng vẻ hơn vì: + Anh rất khiêm tốn, anh thấy những đóng góp của mình còn nhỏ bé với sự cống hiến của những người sống và làm việc quanh mình. + Anh trân trọng những cống hiến thầm lặng mà vô cùng ý nghĩa và có ích của họ cho đất nước 3. Bài làm đảm bảo những yêu cầu về: - Nội dung: Học sinh hiểu được khiêm tốn là một đức tính mà mỗi người cần có, nếu được biểu hiện và ý nghĩa của sự khiêm tốn. Biết liên hệ và rút ra bài học để rèn luyện đức tính tốt đẹp này. - Hình thức: Đoạn văn nghị luận có lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định. - Giám khảo linh hoạt khi chẩm, khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lập luận có cơ sở, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. - Không cho điếm bài làm có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực.