Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Bình Lợi Trung

docx 36 trang nhatle22 4570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Bình Lợi Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ki_ii_truong_thcs_binh_loi_trun.docx

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Bình Lợi Trung

  1. PHÒNG GD- ĐT Q BÌNH THẠNH TRƯỜNG THCS BÌNH LỢI TRUNG ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút I/PHẦN II: ( 3 đ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: . Con hỏi : “ Nhưng làm thế nào mình ra đó được?” Họ nói : “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.” Con bảo :” Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà,làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” Thế là họ mỉm cười nhảy múa lướt qua. Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn. Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, Con lăn,lăn,lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. 1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?( 1đ) 2.Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con,bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm về điều gì?( 1 đ) 3.Tìm một câu thơ chứa hàm ý có trong đoạn thơ trên? Cho biết nội dung hàm ý.( 1 đ) II/PHẦN II: ( 7 đ) 4.Viết văn bản nghị luận ngắn,trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.(3đ) 1
  2. Câu 1. Mức tối đa (1đ) -Văn bản :Mây và sóng -Tác giả :R.Ta - go Mức chưa tối đa : (0.5đ) HS chỉ trả lời được một yêu cầu của câu hỏi . Mức không đạt : (0đ) HS không trả lời chính xác hoặc không làm bài . Câu 2 Mức tối đa (1đ) -Tố cáo tội ác của giặc -Thức tỉnh tinh thần yêu nước từ trong tướng lĩnh . Mức chưa tối đa : (0.5đ) HS chỉ trả lời được một yêu cầu của câu hỏi . Mức không đạt : (0đ) HS không trả lời chính xác hoặc không làm bài . Câu 3 Mức tối đa (1đ) - Câu : :” Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà,làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”(0.5) - Nội dung hàm ý: Từ chối không đi chơi.(0.5) Mức chưa tối đa : (0.5đ) HS chỉ trả lời được một yêu cầu của câu hỏi . Mức không đạt : (0đ) HS không trả lời chính xác hoặc không làm bài . Câu 4 Mức tối đa (3đ) Về nội dung (2đ) HS trình bày suy nghĩ về : Giải thích :Tình mẫu tử? Mẹ? Vì sao cần phải có tình mẫu tử?( Dẫn chứng) Mở rộng vấn đề. Về hình thức (1đ) -Bài viết có bố cục ba phần, rõ ràng . -Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận (giải thích ,chứng minh ,bình luận ) -Bài viết không sai lỗi diễn đạt ,chính tả . -Văn phong mạch lạc, trong sáng . Mức chưa tối đa : (2.5đ) –Đúng thể nghị luận ,có bố cục ba phần hành văn mạch lạc, rõ ràng . -Nội dung có đôi chỗ chưa hợp lí và thuyết phục . Mức chưa tối đa : (2.0đ) –Đúng thể nghị luận ,có bố cục ba phần hành văn mạch lạc, rõ ràng . -Nội dung sơ sài ,thiếu dẫn chứng . Mức chưa tối đa : (1.5đ) -Đúng thể nghị luận ,có bố cục ba phần . -Nội dungsơ sài . Mức chưa tối đa : (1.đ) -Có mở bài . -Không nắm phương pháp làm văn nghị luận ,chỉ diễn xuôi . Mức không đạt : (0.5đ) Viết được phần Mở bài . Mức không đạt : (0.đ) -Không biết cách làm bài . -Không làm bài . 2
  3. Trường THCS BÌNH QUỚI TÂY ĐỀ THAM KHẢO THI HKII Khối 9 (2014 – 2015) Đề 1. Đọc 4 câu thơ sau và trả lời câu hỏi “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?” (Nhớ rừng - Thế Lữ) a. Cho biết bài thơ Nhớ rừng, Thế Lữ sáng tác theo thể thơ nào? (0.5đ) b. Chép chính xác một khổ thơ trong bài thơ hiện đại Việt Nam mà em đã được học trong chương trình lớp 9 – Tập 2 có cùng thể thơ? (1đ) c. Cho biết ý chính khổ thơ em vừa chép. (0.5đ) 2. Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chỉ phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ “thì”) a. Chúng ta mong được sống làm người (0.5đ) b. Chị làm việc ở đây à? (0.5d) 3. Điều gì em cần trong cuộc sống? Hãy viết văn bản ngắn để trình bày điều đó (3đ) 4. Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. (Sang thu – Hữu Thỉnh) Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) Hết 3
  4. ĐÁP ÁN VĂN 9 Câu 1. a  Mức tối đa (0.5 điểm): - Thể thơ: 8 chữ  Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm lạc đề. Câu 1b.  Mức tối đa (1 điểm): - Chép đúng 1 khổ thơ trong bài thơ Viếng lăng Bác.  Mức chưa tối đa (0.5 điểm): - Thiếu tên tác giả, tác phẩm. - Sai 02 lỗi trừ 0,25 điểm)  Mức không đạt (0 điểm): không làm bài hoặc viết sai Câu 1c.  Mức tối đa (0,5 điểm): Nêu đúng nội dung khổ thơ vừa chép  Mức chưa tối đa (0,25 điểm): diễn đạt dài dòng  Mức không đạt (0 điểm): không làm bài hoặc viết sai Câu 2  Mức tối đa (1 điểm): Chuyển đúng cả a và b  Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Chỉ trả lời được một trong a hoặc b  Mức không đạt (0 điểm): Không trả lời chính xác. Câu 3  Mức tối đa (3 điểm): Về phương diện nội dung (2 điểm) HS có thể bàn luận 1 trong những điều: tình cảm gia đình, môi trường sống, môi trường học tập tốt, sức khỏe, thời gian, sự quan tâm, Về phương diện hình thức (1 điểm): - Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận) - Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Văn phong mạch lạc, trong sáng.  Mức chưa tối đa (2,5 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần rõ ràng, hành văn mạch lạc, rõ ràng. - Bàn luận về vấn đề nghị luận sơ sài. Mức chưa tối đa (2 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần rõ ràng. - Nội dung sơ sài, khái quát, thiếu dẫn chứng. Mức chưa tối đa (1,5 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần. - Chưa tập trung vào yêu cầu chính. Mức chưa tối đa (1 điểm): - Có Mở bài. - Không nắm phương pháp làm văn nghị luận, chỉ diễn xuôi  Mức không đạt (0,5 điểm): Viết được phần Mở bài. Mức không đạt (0 điểm): - Không biết cách làm bài. - Không làm bài. 4
  5. Câu 4 (4 điểm) Các tiêu chí về nội dung bài viết (3 điểm) 1. Mở bài (0,5 điểm) - Mức tối đa: HS tạo tình huống dẫn dắt, giới thiệu vấn đề ấn tượng/ có sự sáng tạo. - Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nhưng chưa hay/ còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. - Không đạt: Lạc đề/ mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra/ hoặc không có mở bài. 2. Thân bài (2 điểm) Những nội dung, nghệ thuật - Bức tranh thiên nhiên chớm thu tại một vùng nông thôn Bắc bộ, được cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh: hương ổi, gió se, sương chùng chình (từ láy, nhân hóa, ) - Cảm giác bất chợt ngỡ ngàng: bỗng, hình như - Cảm xúc của tác giả Thanh Hải về bức tranh thiên xứ Huế vào xuân qua các hình ảnh được chọn lọc, gam màu hài hòa, đảo ngữ, chuyển đổi cảm giác, (dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng hót chim chiền chiện, giọt long lanh)  Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, nhà thơ đã thể hiện những cảm xúc sâu lắng Mức tối đa: - HS biết cách thể hiện những cảm xúc trong bài thơ. Mức chưa tối đa (1,5 điểm): - HS biết cách thể hiện những cảm xúc trong bài thơ còn hời hợt. - Thể hiện cảm xúc chưa đầy đủ Mức chưa tối đa (1 điểm): - Cảm xúc rời rạc - Nội dung chỉ đạt phân nửa theo yêu cầu. Mức chưa tối đa (0,5 điểm): - Nội dung rất sơ sài, thiếu ý. 3. Kết bài (0,5 điểm) Nêu ấn tượng, suy nghĩ của bản thân. Các tiêu chí khác (1 điểm) 1. Hình thức (0,25 điểm) - Mức tối đa: - HS viết được một bài văn với đủ 3 phần (MB, TB, KB) - Các ý trong TB được sắp xếp hợp lý. - Chữ viết rõ ràng. - Có thể mắc một số ít lỗi chính tả. - Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết ( ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần TB chưa được chia tách hợp lý; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc HS không làm bài. 2. Sáng tạo (0,5 điểm) - Mức chưa đầy đủ (0,25 điểm): HS đạt được 2 trong số các yêu cầu trên. Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một trong số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt (dựa trên sự đánh giá của GV) - Không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm bài. 3. Lập luận (0,25 điểm) - Mức tối đa: HS biết cách lập luận chặt chẽ: phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự logic giữa các phần MB, TB, KB; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết; sử dụng hợp lý các thao tác lập luận đã học. - Không đạt: HS không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết cách phát triển ý ở phần TB, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn, thếu định hướng hoặc HS không làm bài. 5
  6. UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Năm học : 2014 – 2015 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần 1 (6 điểm): Cho đoạn trích sau: [ ] Trong sóng có người gọi con: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”. Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?” Họ đáp: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua. (Mây và sóng, R.Ta-go) Câu 1: Hãy viết các câu còn lại trong đoạn trích trên cho đến hết. (1 điểm) Câu 2: Tìm những câu có hàm ý mời mọc và từ chối trong đoạn đối thoại giữa em bé với những người “trong sóng” trong đoạn trích trên. (1 điểm) Câu 3: Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống “trên mây” và những người sống “trong sóng”? (1 điểm) Câu 4: (3 điểm) Dựa vào văn bản “Mây và sóng” của Ta-go, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử thiêng liêng qua trò chơi sáng tạo của em bé. Phần 2 (4 điểm): Cảm nhận ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” qua đoạn thơ sau: [ ] Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xa xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. 6
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2014 – 2015 Phần 1. (6 điểm) Câu 1 Mức tối đa (1 điểm): Viết đúng các câu còn lại: [ ] Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn. Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. Mức chưa tối đa: Trả lời chưa đầy đủ các câu thơ trên. Sai lỗi chính tả, sai từ, thiếu dấu câu (Tùy mức độ, GV trừ điểm) Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm lạc đề. Câu 2 Mức tối đa (1 điểm):  Câu có hàm ý mời mọc: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.  Câu có hàm ý từ chối: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Chỉ trả lời được một trong các nội dung trên hoặc có nội dung trả lời khác đáp ứng yêu cầu. Mức không đạt (0 điểm): Không trả lời chính xác. Câu 3 Mức tối đa (1 điểm): Vì em bé phần nào đã bị lôi cuốn bởi lời rủ rê, nhưng em không thể đánh đổi thú vui chơi với việc xa rời mẹ. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi của những người sống “trên mây” và “trong sóng”. Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Chỉ trả lời được một trong các nội dung trên hoặc có nội dung trả lời khác đáp ứng yêu cầu. Mức không đạt (0 điểm): Không trả lời chính xác. . Câu 4 Mức tối đa (3 điểm): a) Về phương diện nội dung (2 điểm): Nêu được tình mẫu tử thiêng liêng qua trò chơi sáng tạo của em bé trong văn bản “Mây và sóng”. b) Về phương diện hình thức (1 điểm):  Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng.  Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận)  Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.  Văn phong mạch lạc, trong sáng. Mức chưa tối đa (2,5 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần rõ ràng, hành văn mạch lạc, rõ ràng. - Nói quá nhiều về em bé trong văn bản. Bàn luận về vấn đề nghị luận sơ sài. Mức chưa tối đa (2 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần rõ ràng. 7
  8. - Nội dung sơ sài, khái quát, thiếu dẫn chứng. Mức chưa tối đa (1,5 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần. - Chưa tập trung vào yêu cầu chính, chỉ nói nhiều về em bé trong văn bản. Mức chưa tối đa (1 điểm): - Có Mở bài. - Không nắm phương pháp làm văn nghị luận, chỉ diễn xuôi Mức không đạt (0,5 điểm): Viết được phần Mở bài. Mức không đạt (0 điểm): - Không biết cách làm bài. - Không làm bài. Phần 2 (4 điểm) Các tiêu chí về nội dung bài viết (3 điểm) 1. Mở bài (0,5 điểm) - Mức tối đa: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, trích dẫn đoạn thơ, có sự sáng tạo. - Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nhưng chưa hay/ còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. - Không đạt: Lạc đề/ mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra/ hoặc không có mở bài. 2. Thân bài (2 điểm)  Điệp ngữ “Ta làm” thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước: con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm (hình ảnh ẩn dụ)  Chuyển đổi cách xưng hô đại từ “tôi” sang “ta” để muốn nhắn nhủ ước nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ mà là của tất cả mọi người.  Từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, muốn làm một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.  Điệp ngữ “Dù là”, hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi”, “tóc bạc” là tâm nguyện được cống hiến bền bỉ, kiên trì cả cuộc đời của tác giả. Mức tối đa: - HS biết cách phân tích và lập luận. - Biết cách dẫn thơ. Mức chưa tối đa (1,5 điểm): - HS biết cách phân tích và lập luận, còn hời hợt. - Phân tích chưa đầy đủ theo nội dung đoạn thơ, chỉ có được 3 trên 4 nội dung. - Yếu tố nghị luận và dẫn thơ không rõ ràng hoặc thiếu. Mức chưa tối đa (1 điểm): - Nội dung chỉ đạt phân nửa theo yêu cầu. - Không có dẫn chứng, chỉ diễn xuôi. Mức chưa tối đa (0,5 điểm): - Nội dung rất sơ sài, thiếu ý. - Chưa chuẩn bị tốt luyện tập. 3. Kết bài (0,5 điểm) Nêu ấn tượng, suy nghĩ của bản thân. Các tiêu chí khác (1 điểm) 1. Hình thức (0,25 điểm) 8
  9. - Mức tối đa: - HS viết được một bài văn với đủ 3 phần (MB, TB, KB) - Các ý trong TB được sắp xếp hợp lý. - Chữ viết rõ ràng. - Có thể mắc một số ít lỗi chính tả. - Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết ( ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần TB chưa được chia tách hợp lý; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc HS không làm bài. 2. Sáng tạo (0,5 điểm) - Mức đầy đủ: HS đạt được 1 – 2 các yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm riêng hợp lý mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết. 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày. - Mức chưa đầy đủ (0,25 điểm): HS đạt được 1 trong số các yêu cầu trên. Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một trong số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt (dựa trên sự đánh giá của GV) - Không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm bài. 3. Lập luận (0,25 điểm) - Mức tối đa: HS biết cách lập luận chặt chẽ: phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự logic giữa các phần MB, TB, KB; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết; sử dụng hợp lý các thao tác lập luận đã học. - Không đạt: HS không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết cách phát triển ý ở phần TB, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn, thếu định hướng hoặc HS không làm bài. PHÒNG GD&ĐT QUẬN BÌNH THẠNH ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC KÌ II ( 2014-2015) TRƯỜNG THCS CỬU LONG MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian:90 phút I-ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: Đọc các đoạn văn, thơ sau và trả lời câu hỏi: a/ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại 9
  10. b/ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Câu 1: (1 điểm) Hãy chép chính xác một khổ thơ có cùng chủ đềvà cùngthể thơ với đoạn b mà em đã được học ở lớp 9 trong HKII. Câu 2: (1 điểm) Hãy cho biết đoạn a trong văn bản nào? Của ai ? Nội dung chính của đoạn a là gì ? Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra trong đoạn a hai phép liên kết câu, gọi tên phép liên kết đó ? II-TẬP LÀM VĂN: Câu 1: (3 điểm) Từ khi mới sinh ra, bé gái có cái tên Đa Cát Ka Niêm (thôn Đạ Nhinh, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) không có đôi chân và đôi bàn tay cũng không lành lặn.Vậy mà bước vào lớp Một, Ka Niêm vẫn được đến trường mỗi ngày bằng đôi chân của cha hay đôi vai của những người bạn cùng lớp và tình thương yêu của thầy cô giáo. Bây giờ Ka Niêm đã là học sinh lớp 6A1 trường THCS Liêng Trang, xã Đạ Tông huyện Đam Rông. Cha mẹ Ka Niêm có đến 11 người con nhưng mất bốn, bây giờ chỉ còn bảy. Nhà nghèo anh chị Ka Niêm phải nghỉ học sớm và Ka Niêm mấy lần tưởng không còn được đến lớp bởi con đường đến trường không chỉ xa, gập ghềnh mà còn vì gánh nặng của cơm áo gạo tiền. Thế nhưng hơn sáu năm qua, Ka Niêm chưa một ngày vắng lớp không lí do, chưa bao giờ nghĩ đến chuyện nghỉ học giữa chừng. Ka Niêm vốn ít lời nên khi được hỏi ước mơ của mình về ngày mai, em chỉ trả lời ngắn gọn: “Con muốn làm cô giáo. Đừng cho con nghỉ học ” (Đừng cho con nghỉ học-Tuổi trẻ online 3-2-2015) Em hãy viết văn bản nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về hiện tượng trên ? Câu 2: (4 điểm) Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ ở câu b. -Hết- 150 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 6 (2011-2020) 140 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 7 (2014-2020) 170 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 8 (2012-2020) 220 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9 (2012-2020) (Các đề thi cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) file word đề-đáp án Zalo 0946095198 10
  11. THCS CỬU LONG THAM KHẢO ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM NGỮ VĂN 9 I-ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: Câu 1:(1đ): _Mức tối đa: (1đ) HS chép đúng chính xác một khổ thơ có cùng thể loại thơ 5 chữ và cùng chủđề về tình yêu thiên nhiên mà em đã được học ở lớp 9 trong HKII như bài thơ “Sang thu”, có ghi tên bài thơ và tên tác giả. _Mức chưa tối đa: (0,5đ) HS chỉ chép được một khổ thơ đúng yêu cầu, thiếu tên tác phẩm và tác giả. _Chưa đạt: (0đ) HS trả lời sai tất cả hoặc không trả lời. Câu 2:(1đ) _Mức tối đa: (1đ) HS trả lời đúng tên văn bản cùng tên tác giả. Nêu được nội dung chính của đoạn văn. _Mức chưa tối đa (0,5 đ): HS trả lời đúng tên văn bản cùng tác giả hoặc chỉ nêu được nội dung của đoạn văn. _Không đạt (0đ): HS trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3: (1đ) _Mức tối đa (1.0 đ): Học sinh chỉ ra được và gọi tên đúng 2 trong các phép liên kết có trong đoạn văn a _Mức chưa tối đa (0,5đ): HS chỉ ra được và gọi tên đúng 1 trong các phép liên kết có trong đoạn văn a. _Không đạt (0đ): HS trả lời sai hoặc không trả lời. II-TẬP LÀM VĂN: Câu 1: (3 đ) _Mức tối đa: (2,5->3.0 đ) HS viếtđược văn bản nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi ) đúng chủ đề, có bố cục, luận điểm, luận cứ rõ ràng và tập trung làm nổi bật vấn đề được đặt ra, có bày tỏ ý kiến, nhận định của cá nhân về vấn đề. _Mức chưa tối đa: (1,5->2,0 đ) HS viết được văn bản nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi ) đúng chủ đề, có bố cục, luận điểm, luận cứ không rõ và chưa tập trung làm nổi bật vấn đề được đặt ra, bài viết còn lan man. _ Không đạt (0đ->1,0 đ): HS không làm bài hoặc viết quá tệ. Câu 2: (4 đ) _Mức tối đa: (3,0->4.0 đ) HS viết được văn bản nghị luận văn học có bố cục, luận điểm, luận cứ rõ ràng và tập trung làm nổi bật vấn đề được đặt ra, có bày tỏ cảm xúc của cá nhân về vấn đề, lời văn lưu loát, diễn đạt trau chuốt. _Mức chưa tối đa: (1,5->2,5đ) HS viết được văn bản nghị luận văn học có bố cục, luận điểm, luận cứ chưa rõ ràng, chưa bày tỏ được cảm xúc của cá nhân về vấn đề, lời văn chưa lưu loát, diễn đạt chưa trau chuốt. _ Không đạt(0đ->1,0 đ): HS không làm bài hoặc viết quá tệ. 11
  12. TRƯỜNG THCS ĐIỆN BIÊN ĐỀ THAM KHẢO HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Năm học :2014-2015 Thời gian : 90 phút Đọc đọan trích sau và trả lời các câu hỏi : Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than .Bông băng trắng . Vết thương không sâu lắm , vào phần mềm . Nhưng vì bom nổ gần , Nho bị chóang . Tôi tiêm cho Nho . Nho lim dim mắt dễ chịu Phần 1 ( 6điểm ) 1.Đọan trích trên trích từ văn bản nào ?Tác giả là ai ?Ra đời trong hòan cảnh nào ?( 1 điểm ) 2.Cho biết nội dung chính của đoạn trích ?( 1 điểm ) 3.Xác định và gọi tên một phép liên kết có trong đọan trích ? (1 điểm ) 4.Văn bản trên ngợi ca tinh thần dũng cảm của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn .Từ đó , em hãy viết một văn bản ngắn ( khoảng một trang giấy thi )nêu suy nghĩ về lòng dũng cảm .( 3 điểm ) Phần 2 (4 điểm )Suy nghĩ của em về hai khổ thơ trích trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ ”của Thanh Hải . Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến . Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc Hướng dẫn chấm Câu 1 ( 1 điểm ) -Mức tối đa (1 điểm ): HS trả lời chính xác .Truyện ‘’ Những ngôi sao xa xôi’’ của Lê Minh Khuê . .Truyện được viết năm 1971- lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt . -Mức chưa tối đa ( 0,5 đ ):Học sinh chỉ trả lời một ý -Mức không đạt ( 0 đ ):Không làm bài hoặc lạc đề Câu 2 ( 1 đ ) -Mức tối đa ( 1 đ ):HS trả lời đoạn trích ca ngợi tình yêu thương đồng đội , sự chăm sóc tận tình của Phương Định khi Nho bị thương . -Mức chưa tối đa ( 0,5 đ ) :HS trả lời có nội dung khác đáp ứng yêu cầu nhưng gần đúng với đáp án . -Mức không đạt ( 0đ ) : Không làm bài hoặc lạc đề . Câu 3 ( 1 đ ) - Mức tối đa ( 1 đ ):HS xác định và gọi tên được một phép lên kết trong các phép liên kết sau : 12
  13. .Phép lặp từ ngữ :Nho ( câu 1-3-4-5 ), Tôi ( câu 1-3 ) .Phép nối : Nhưng vì - Mức chưa tối đa ( 0.5 đ ) :HS xác định được phép liên kết nhưng không gọi tên chính xác . - Mức không đạt ( 0 đ ): không làm bài hoặc lạc đề . Câu 4 ( 3 đ ) +Mức tối đa ( 3 đ ) +HS đáp ứng kĩ năng tạo lâp văn bản nghị luận ; trình bày sạch sẽ , chữ viết rõ ràng , không mắc lỗi chính tả , ngữ pháp . +HS viết văn bản nghị luận làm rõ các ý sau : -Giới thiệu vấn đề nghị luận : Lòng dũng cảm -Giải thích : Dũng cảm là tinh thần gan dạ , dám đương đầu với khó khăn , với gian lao thử thách . Dũng cảm cũng có lúc chính là biết tự nhận lỗi và sửa lỗi . -Biểu hiện : .Người có lòng dũng cảm là người có nghị lực , sức mạnh vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành công việc . .Người có lòng dũng cảm là người không sợ gian nguy , thậm chí có thể hi sinh thân mình để hành động vì những mục đích cao đẹp -Tại sao lòng dũng cảm lại cần thiết và quan trọng đối với mọi chúng ta ? .Từ bao đời nay lòng dũng cảm luôn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta . .Dù ở nơi đâu , khi làm bất cứ việc gì , con người đều cần có lòng dũng cảm . .Không có những con người dũng cảm đấu tranh thì công lí sẽ không được bảo vệ , cái xấu sẽ tràn lan . .Lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta chiến thắng bản thân mình , vượt lên trên nỗi sợ hãi , dám đương đầu với mọi thử thách và đặc biệt là hoàn cảnh sống của bản thân mình để sống tốt hơn , có ích hơn . Và điều đó cũng giúp ta có cơ hội vươn tới thành công một cách dễ dàng . .Dũng cảm vạch trần những sai trái của người khác dù là những kẻ có chức , có quyền ,những chiến sĩ công an dũng cảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình , một bạn học sinh sẵn sàng lao xuống dòng nước chảy xiết để cứu bạn .Những con người dũng cảm ấy đã góp phần làm cho cuôc sống ngày càng tốt đẹp hơn . .Dũng cảm để nhìn ra và công nhận những sai lầm , khuyết điểm của mình .Người có lòng dũng cảm sẽ được mọi người yêu mến , thán phục .Từ đó hình thành nên những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội ( Dẫn chứng để làm rõ ) -Phê phán : Trong xã hội hiện nay vẫn có những kẻ hèn nhát , không dám đương đầu với thử thách , không dám vượt lên chính mình , thấy gian khổ lại chùn bước , không có ý chí quyết tâm .Không đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật , để sữa chữa sai lầm mà biết bao người ngày càng dấn sâu vào con đường tội lỗi -Dũng cảm không có nghĩa là làm liều . Biết trước kết cục thất bại mà vẫn hành động là cố chấp , liều lĩnh -Liên hệ bản thân -Kết thúc vấn đề nghị luận 13
  14. +Mức chưa tối đa :GV căn cứ vào các tiêu chí trên để đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt được . +Mức không đạt : HS không viết văn bản Phần 2 ( 4 đ ) A . Yêu cầu về kĩ năng : -Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận văn học -Bố cục và hệ thống ý sáng rõ -Nắm phương pháp phân tích một đọan trích -Văn trôi chảy , lập luận chặt chẽ , dẫn chứng thuyết phục -Không mắc lỗi chính tả , ngữ pháp . B. Yêu cầu về kiến thức : -Giới thiệu vấn đề nghị luận -Giới thiệu vài nét về tác giả thanh Hải và tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ’’. -Tâm niệm , ước nguyện của tác giả là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước , cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung , cho đất nước : .Những hình ảnh đẹp tự nhiên , giản dị “ con chim ”,” cành hoa ’’thêu dệt bức tranh xuân thiên nhiên . .Nhũng hình ảnh chọn lọc ấy thể hiện niềm mong muốn được sống có ích , cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót , bông hoa tỏa hương sắc cho đời . .Một “ nốt trầm ’’trong bản hòa ca muôn điệu , không ồn ào , chỉ lặng lẽ gieo vào lòng người bao “ xao xuyến ”lắng đọng . .Sử dụng những hình ảnh đơn sơ nhưng gợi nhiều liên tưởng , thi sĩ muốn cất lên thật tha thiết và khiêm tốn ước vọng sống có ích , cống hiến để tạo “mùa xuân ” cho đời như một lẽ tự nhiên . .Điệp ngữ “ Ta làm ”thể hiện những suy tư , trăn trở trong tâm trí của tác giả về một lối sống đẹp . .Đại từ xưng hô “ Tôi ” ở khổ đầu như tự nói với bản thân , “ Ta ” vừa là khát vọng của chính tác giả vừa thể hiện tâm niệm của tất cả mọi người . .Địệp ngữ “ Dù là ”cùng với những hình ảnh hoán dụ ‘” tuổi hai mươi ”, “ khi tóc bạc ’’ là tâm nguyện được cống hiến bền bỉ , kiên trì cả cuộc đời này . .Âm hưởng thơ nhẹ nhàng , tha thiết ; hình ảnh tự nhiên , giản dị nhưng đẹp , đặc sắc và giàu ý nghĩa ; giọng điệu phù hợp với tâm trạng , cảm xúc của tác giả . -Đánh giá khái quát những vấn đề bàn luận _Liên hệ bản thân TRƯỜNG THCS ĐỐNG ĐA ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HK II LỚP 9 Năm học 2014-2015 Phần I (6 điểm) Câu 1 (1 điểm) Chép thuộc lòng khổ 1 bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Câu 2 (1 điểm) 14
  15. Sự biến đổi của trời đất lúc sang thu được thể hiện qua những hình ảnh, hiện tượng gì? Câu 3 (1 điểm) Xác định thành phần biệt lập trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của thành phần đó. Câu 4 (3 điểm) Viết một văn bản ngắn nêu suy nghĩ của em về ý kiến của văn hào Lỗ Tấn: “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có” PHẦN II: Nghị luận xã hội (4 điểm) Đề: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là vẻ đẹp tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hãy phân tích nhân vật Phương Định để làm rõ vẻ đẹp ấy. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I (6 điểm) Câu 1 Mức tối đa (1 điểm) - Chép chính xác khổ 1 bài thơ Sang thu. Mức chưa tối đa (0,5 điểm) - Chỉ chép được 2 câu thơ. Mức không đạt: không làm bài. Câu 2 Mức tối đa (1 điểm) Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu đến thể hiện qua các hình ảnh, hiện tượng: hươngổi (phà vào gió se), sương chùng chình (qua ngõ). Mức chưa tối đa (0,5 điểm) Chỉ phát hiện được 1 hình ảnh, hiện tượng. Mức không đạt: không làm được. Câu 3 Mức tối đa (1 điểm) Xác định được thành phần tình thái: hình như. Ý nghĩa: bộc lộ cảm giác ngỡ ngàng, ngạc nhiên của tác giả, còn chút mơ hồ chưa thể tin vì đó mới chỉ là cảm giác nhẹ nàng thoảng qua. Mức chưa tối đa (0,5 điểm) Chỉ mới xác định được thành phần tình thái mà chưa nêu được ý nghĩa. Mức không đạt: không làm bài. Câu 4 Mức tối đa (3 điểm) Về nội dung (2 điểm) HS cần nêu được các ý chính sau: - Giới thiệu vấn đề: Mỗi người ai cũng có ước mơ cho mình - Ước mơ là một khái niệm trừu tượng và vì thế nó không phải là thứ tự gì đó luôn có sẵn trong cuộc sống của mỗi con người. - Con người cần phải biết ước mơ nhưng quan trọng hơn là không chỉ ước mơ mà phải biết hành động để biến ước mơ thành hiện thực. - Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có ước mơ nhưng không phải ai cũng thực hiện được ước mơ một cách dễ dàng (dẫn chứng). 15
  16. - Mỗi chúng ta hãy cố gắng vươn lên, vượt lên chính mình để thực hiện điều ao ước của mình, dù là nhỏ nhoi đi chăng nữa. Về hình thức (1 điểm) - Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận - Không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Văn mạch lạc, trong sáng. Mức chưa tối đa (2-2,5 điểm) - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần rõ ràng, hành văn mạch lạc. - Khai thác ý chưa sâu Mức chưa tối đa (1-1,5 điểm) - Sắp xếp ý chưa mạch lạc. - Chưa vững phương pháp nghị luận. - Còn sai vài ba lỗi diễn đạt, chính tả. Mức không đạt: không làm bài Phần II (4 điểm) Mức tối đa (4 điểm) Về nội dung (3 điểm) Cần đảm bảo các ý chính sau: Mở bài (0,5 điểm) Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Giới thiệu nhân vật và đặc điểm chung của nhân vật Thân bài (2 điểm) Phân tích-Làm rõ các luận điểm: 1. Sống, chiến đấu trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. 2. Tâm hòn nhạy cảm, tinh tế, gắn bó với đồng đội. 3. Dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm với công việc. 4. Suy nghĩ về nhân vật. Kết bài (0,5 điểm) Nhận định, đánh giá chung về tác phẩm. Khẳng định nhân vật Phương Định là đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ Về hình thức (1 điểm) - HS nắm vững phương pháp nghị luận về tác phẩm truyện. - Biết vận dụng nhiều thao tác để làm rõ luận điểm. - Bố cục chặt chẽ, hệ thống ý sáng rõ. - Bài viết mạch lạc, không sai lỗi diễn đạt, chính tả. Mức chưa tối đa (3 điểm) - Nắm khá vững phương pháp. - Bố cục khá chặt chẽ nhưng ý còn hạn chế, ít dẫn chứng. - Còn mắc vài lỗi diễn đạt, chính tả. Mức chưa tối đa (2 điểm) - Khai thác ý chưa sâu. - Diễn đạt còn lan man, chưa rõ luận điểm. - Thiếu dẫn chứng. - Hoặc: Bố cục chưa hoàn chỉnh. Mức chưa tối đa (1 điểm) - Lạc đề, chưa hoàn chỉnh, diễn đạt quá yếu. Mức không đạt: không làm bài. 16
  17. UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS LAM SƠN ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Năm học : 2014 – 2015 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh , can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. ” Phần 1 (6 điểm) 1. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào , trong tác phẩm nào, của ai? (1 điểm) 2. Tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích và gọi tên thành phần biệt lập đó? (1 điểm) 3. Xác định từ ngũ dùng để liên kết có trong đoạn văn ( ít nhất hai phép liên kết) và gọi tên các phép liên kết đó. (1 điểm) 4. Đoạn trích trên là suy nghĩ của những cô gái thanh niên xung phong trong những năm đất nước ta chìm trong khói lửa về hình ảnh người lính cụ Hồ đẹp nhất và oai hùng nhất. Vậy mà hôm nay chúng ta sống trong thời bình lại có những hình ảnh không đẹp khi “ Mới đây, dư luận lại xôn xao về một cô thiếu nữ có “ khuôn mặt ưa nhìn”đã phô ra trên Facebook cả một loạt ảnh ngồi nghếch chân trên bia mộ liệt sĩ ” Hãy viết bài văn nghị luận ( khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên. (3 điểm) Phần 2 (4 điểm) Cảm nhận của em về chân dung nữ thanh niên xung phong trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 17
  18. TRƯỜNG THCS LAM SƠN ĐÁP ÁN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2014 – 2015 Phần 1. (6 điểm) Câu 1 Mức tối đa (1 điểm): Đoạn văn trên là lời của nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Chỉ trả lời được một trong ba ý trên. Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm sai hoàn toàn. Câu 2 Mức tối đa (1 điểm): Thành phần biệt lập: thực tình Thành phần biệt lập tình thái Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Chỉ trả lời được một trong hai ý trên. Mức không đạt (0 điểm): Không làm hoặc xác định sai hoàn toàn. Câu 3 Mức tối đa (1 điểm): Phép lặp: hỏi thăm Phép lặp: tôi Phép nối: nhưng Mức chưa tối đa (0,5 điểm): HS xác định được một trong hai phép liên kết và từ ngữ liên kết. Mức không đạt (0 điểm): HS không xác định được hoặc xác đinh sai hoàn toàn. Câu 4 Mức tối đa (3 điểm): Về phương diện nội dung (2 điểm) HS bàn luận về hành vi phản cảm, đi ngược lại truyền thống đạo lí « uống nước nhớ nguồn » Về phương diện hình thức (1 điểm):  Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng.  Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận)  Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.  Văn phong mạch lạc, trong sáng. Mức chưa tối đa (2,5 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần rõ ràng, hành văn mạch lạc, rõ ràng. - Bàn luận về vấn đề nghị luận sơ sài. Mức chưa tối đa (2 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần rõ ràng. - Nội dung sơ sài, khái quát, thiếu dẫn chứng. Mức chưa tối đa (1,5 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần. 18
  19. - Chưa tập trung vào yêu cầu chính, chỉ nói chung chung. Mức chưa tối đa (1 điểm): - Có Mở bài. - Không nắm phương pháp làm văn nghị luận, chỉ diễn xuôi Mức không đạt (0,5 điểm): Viết được phần Mở bài. Mức không đạt (0 điểm): - Không biết cách làm bài. - Không làm bài. Phần 2 (4 điểm) Các tiêu chí về nội dung bài viết (3 điểm) 1. Mở bài (0,5 điểm) - Mức tối đa: HS tạo tình huống dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận / có sự sáng tạo. - Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nhưng chưa hay/ còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. - Không đạt: Lạc đề/ mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra/ hoặc không có mở bài. 2. Thân bài (2 điểm) Cảm nhận qua nội dung và nghê thuật của tác phẩm:  Tình yêu quê hương đất nước  Yêu thương đồng đội  Sống có lý tưởng  Có tinh thần trách nhiệm  Hồn nhiên , mơ mộng Mức tối đa: - HS biết cách làm bài nghị luận văn học. Mức chưa tối đa (1,5 điểm): - HS biết cách làm bài nghị luận nhưng còn hời hợt. Mức chưa tối đa (1 điểm): - HS làm bài sơ sài Mức chưa tối đa (0,5 điểm): - Nội dung rất sơ sài, thiếu ý. - Chưa chuẩn bị tốt luyện tập. 3. Kết bài (0,5 điểm) Khẳng định được vấn đề Cảm xúc cá nhân Các tiêu chí khác (1 điểm) 1. Hình thức (0,25 điểm) - Mức tối đa: - HS viết được một bài văn với đủ 3 phần (MB, TB, KB) - Các ý trong TB được sắp xếp hợp lý. - Chữ viết rõ ràng. - Có thể mắc một số ít lỗi chính tả. 19
  20. - Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết ( ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần TB chưa được chia tách hợp lý; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc HS không làm bài. 2. Sáng tạo (0,5 điểm) - Mức đầy đủ: HS đạt được 3 – 4 các yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm riêng hợp lý mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết. 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt. - Mức chưa đầy đủ (0,25 điểm): HS đạt được một trong số các yêu cầu trên. Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một trong số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt (dựa trên sự đánh giá của GV) - Không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm bài. 3. Lập luận (0,25 điểm) - Mức tối đa: HS biết cách lập luận chặt chẽ: phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự logic giữa các phần MB, TB, KB; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết; sử dụng hợp lý các thao tác lập luận đã học. - Không đạt: HS không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết cách phát triển ý ở phần TB, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn, thếu định hướng hoặc HS không làm bài. ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 - HỌC KỲ II (NH 2014- 2015) Phần I (6đ) Đọc kỹ đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới : “ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” Câu 1/ Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào ? của ai (1đ) Câu 2/ cho biết ý nghĩa nhan đề của bài thơ (0.5đ) Câu 3/ chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng? (1đ) Câu 4/ đoạn thơ thể hiện một khát vọng sống đáng trân trọng, em có đồng ý nhận xét này không, vì sao (0.5 đ) Câu 5/ Cái gì làm cho người ta trẻ ? không phải tuổi tác, không phải sức vóc. Mà là khát vọng. Trình bày ý kiến của em về nhận định trên (3đ) Phần II: (4 đ) Nhà thơ Tố Hữu viết :” Ôi, sống đẹp là thế nào hả bạn?”. Hãy tìm lời giải thích của của câu nói trên qua nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê. 20
  21. ĐÁP ÁN 9 (KIỂM TRA HK2) PHẦN I: Câu 1: * Mức độ tối đa (1đ) - Nêu tên tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ (0,5đ) - Tác giả (0,5đ) : Thanh Hải * Mức chưa tối đa - Sai tên tác phẩm (trừ 0,5đ) - Sai tác giả (trừ 0,5đ) Câu 2: * Mức độ tối đa (0,5đ) - Nêu được Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo mới mẻ và lý thú của nhà thơ Thanh Hải. Thể hiện mong muốn là một Mùa xuân nho nhỏ có nghĩa là sống đẹp với sức sống tươi trẻ của mình dù rất nhỏ để cống hiếu cho đời, hòa nhập vào mùa xuân lớn của đất nước. * Mức độ chưa tối đa: - Nêu được: đó là khát vọng sống đẹp dâng hiến cho cuộc đời. (0,25đ) - Sự sáng tạo độc đáo, mới mẻ của Thanh Hải (0,25đ) Câu 3: * Mức độ tối đa (1đ) - Các biện pháp tu từ: Điệp ngũ, Ẩn dụ, Hoán dụ (0,5đ) - Tác dụng của các biện pháp tu từ ấy (0,5đ) Học sinh chỉ cần chỉ ra đúng 1 biện pháp tu từ (0,5đ), nêu đúng tác dụng (0,5đ) * Mức độ chưa tối đa - Sai cả 3 biện pháp trên (0,5đ) - Sai tác dụng cả 3 biện pháp, hoặc biện pháp này mà tác dụng của biện pháp khác (0,5đ) Câu 4: * Mức độ tối đa (0,5đ) - Nêu được việc đồng ý với ý kiến (0,25đ) - Giải thích được ý kiến: (0,25đ) * Mức độ chưa tối đa (0,25đ) - Không nêu được ý kiến Câu 5: * Mức độ tối đa (3đ) - Học sinh làm bài nghị luận xã hội ngắn có bố cục 3 phần (1đ) - Về nội dung học sinh cần đạt: 21
  22. + Khát vọng sống: là sức sống, tình yêu, ước mơ cuộc sống, ý thức sinh tồn của con người. Đó là giá trị tinh thần của con người. + Khát vọng giúp con người có sức mạnh tinh thần, ý chí nghị lực để con người vượt qua khó khăn -> hoàn thành ước mơ của mình. + Dẫn chứng về ý nghĩa của Khát vọng sống đối với con người. + Phê phán những hành vi sống hời hợt, thiếu sức sống, niềm tin, khát vọng. * Mức độ chưa tối đa: - Viết thành 1 đoạn văn (trừ 0,5đ) - Thiếu mỗi ý trừ 0,25 – 0,5đ PHẦN II: LÀM VĂN * Mức độ tối đa (4đ) - Học sinh viết bài văn nghị luận có bố cục 3 phần (1đ) - Về nội dung cần đạt (3đ) + Giải thích câu nói: Sống đẹp, không chỉ là sống có ý nghĩa cho bản thân mà còn cho gia đình, người xung quanh, cho tổ quốc. + Chứng minh cách sống đẹp ấy qua nhân vật Phương Định (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê). Đó là cô thanh niên xung phong yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ (dẫn chứng); tinh thần đồng đội, gắn bó đoàn kết (dẫn chứng); là cô gái có tâm hồn trong sáng, lãng mạn, hồn nhiên (dẫn chứng). Phương Định là nhân vật tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ => Thế hệ có cách sống đẹp, ý nghĩa. * Mức độ chưa tối đa: - Học sinh chưa biết xây dựng hệ thống luận điểm làm rõ cho vấn đề nghị luận (Từ 1 – 2đ) - Thiếu dẫn chứng làm rõ đặc điểm nhân vật (Mỗi đặc điểm trừ 0,5đ) UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS RẠNG ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Năm học : 2014 – 2015 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần 1 (6 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Ðất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt vắt ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.” Câu 1: (2 điểm) Đoạn trích trên ở tác phẩm nào, của tác giả nào trong chương trình ngữ văn lớp 9 kì II, viết về ai? 22
  23. Đọc tác phẩm, người đọc yêu mến, trân trọng và kính phục nhân vật Phương Định vì những phẩm chất gì của cô? Câu 2: (1điểm) Tìm thành phần biệt lập và phép liên kết có trong đoạn trích trên? (xác định và gọi tên ) Câu 3: (3điểm) Facebook là một trang mạng xã hội thu hút nhiều người tham gia kết nối, giao lưu, chia sẻ, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bạn trẻ đang lạm dụng Facebook, lãng phí thời gian, lơ là việc học tập, sống xa rời thực tế, ngộ nhận cuộc sống thường ngày qua thế giới ảo. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Phần 2 (4 điểm) Các bài thơ hiện đại Việt Nam học ở kì II đã thể hiện thiên nhiên tươi đẹp của đất nước ta. Em hãy trình bày cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong khổ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và khổ đầu bài thơ “Sang thu” . Hết. UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS RẠNG ĐÔNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2014 – 2015 Phần 1. (6 điểm) Câu 1 Mức tối đa (2 điểm): - Tác phẩm «Những ngôi sao xa xôi » 0,25 đ - Tác giả : Lê Minh Khuê 0,25đ - Truyện viết về ba nữ thanh niên xung phong: Thao, Nho, Phương Định trong tổ trinh sát mặt đường, chiến đấu trên cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn ,thời chống Mỹ 0, 5đ - Người đọc yêu mến, trân trọng và kính phục nhân vật Phương Định vì những phẩm chất: Gan dạ, dũng cảm có tinh thần trách nhiệm cao và tình đoàn kết thương yêu đồng đội.1.0đ Mức chưa tối đa (thang điểm theo từng ý): Chỉ trả lời được một số trong các ý trên. Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm sai các ý trên. Câu 2 Mức tối đa (1 điểm): - Thành phần biệt lập trong đoạn văn: “máy bay rít, bom nổ” là thành phần phụ chú. 0,5đ - Phép lặp từ ngữ: “Rung” 0,5đ Mức chưa tối đa: Xác định đúng từ thể hiện nhưng gọi tên sai hoặc ngược lại. 0,5đ Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm sai các ý trên. Câu 3: Mức tối đa (3 điểm): Về phương diện nội dung (2 điểm) - Giới thiệu được vấn đề nghị luận. - Giải thích: + Facebook là trang mạng xã hội được xem như một công cụ để kết nối, giao lưu,chia sẻ 23
  24. + Nghiện là sự ham mê, trở thành thói quen khó chữa. Lạm dụng facebook quá mức, không có sự kiểm soát, sẽ gây nghiện. - Nghiện facebook dẫn đến lãng phí thời gian, lơ là việc học tập, ảnh hưởng đến sức khỏe, sống xa rời thực tế. Giới trẻ, nếu lạm dụng mạng xã hội sẽ ngộ nhận cuộc sống thường ngày qua thế giới ảo, quên dần nhiều thói quen tốt, hững hờ các mối quan hệ thiết yếu với thầy cô, cha mẹ, bạn bè Đồng thời, do các mối quan hệ nhiều mặt trên facebook, người nghiện có nguy cơ bị lây nhiễm những thói hư, tật xấu gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần, làm hạn chế các giá trị đạo đức, văn hóa. - Facebook đem lại rất nhiều tiện ích cho xã hội nếu biết sử dụng đúng mục đích, sử dụng có hiệu quả. Nó sẽ là công cụ hữu hiệu với nhiều tính năng mới trong thời đại công nghệ thông tin tiên tiến. - Phê phán việc lạm dụng facebook thái quá, không đúng mục đích. Lưu ý: học sinh cần có dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ. - Nhận thức, hành động của bản thân. Về phương diện hình thức (1 điểm): -Nắm phương pháp làm bài nghị luận xã hội. -Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. -Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. Mức chưa tối đa (2,5 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần rõ ràng, hành văn mạch lạc, rõ ràng. - Bàn luận về vấn đề nghị luận sơ sài. Mức chưa tối đa (2 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần rõ ràng. - Nội dung sơ sài, khái quát, thiếu dẫn chứng. Mức chưa tối đa (1,5 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần. - Chưa tập trung vào yêu cầu chính. Mức chưa tối đa (1 điểm): - Có Mở bài. - Không nắm phương pháp làm văn nghị luận xã hội, chỉ viết chung chung. Mức không đạt (0,5 điểm): Viết được phần Mở bài. Mức không đạt (0 điểm): - Không biết cách làm bài. - Không làm bài. * Lưu ý: Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm. Phần 2 (4 điểm) 1. Mở bài (0,5 điểm) - Mức tối đa: HS giới thiệu vài nét về tác giả Thanh Hải, Hữu Thỉnh và khổ thơ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu. Một cách sáng tạo, có ấn tượng. - Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nhưng chưa hay còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. - Không đạt: Lạc đề/ mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức hoặc không có mở bài. 2. Thân bài (2 điểm) Mức tối đa: HS biết cách phân tích, thể hiện những cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong khổ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và khổ đầu bài thơ “Sang thu” . 24
  25. * Khổ thơ đầu trong bài Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải + Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên: Bức tranh xuân đầy sức sống, tươi đẹp, thơ mộng, giàu hình ảnh, màu sắc, âm thanh + Cảm xúc của nhà thơ: rung động, say sưa, ngây ngất trước mùa xuân thiên nhiên; thái độ trân trọng, nâng niu từng khoảnh khắc qua những hình ảnh thơ giàu sức gợi, các biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nghệ thuật đảo ngữ, chuyển đổi cảm giác, từ ngữ tinh tế. * Khổ thơ đầu trong bài Sang thu- Hữu Thỉnh + Những dấu hiệu thiên nhiên chuyển mùa: hương ổi, gió se, sương. Những dấu hiệu nhẹ nhàng trong không gian lúc sang thu. + Cảm nhận tinh tế của nhà thơ qua những từ ngữ gợi tả, hình ảnh giàu sức biểu cảm, qua cách vận dụng từ tình thái hình như thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước thiên nhiên chuyển từ cuối hạ sang đầu thu. *Tình yêu thiên nhiên đất nước của các tác giả. Mức chưa tối đa (1,5 điểm): - HS biết phân tích, thể hiện những cảm xúc trong hai khổ thơ còn hời hợt. - Phân tích chưa đầy đủ theo nội dung hai khổ thơ, chỉ có được 3 trên 4 nội dung trên. Mức chưa tối đa (1 điểm): - Phân tích và cảm xúc rời rạc, chưa tập trung các ý trên. - Nội dung chỉ đạt phân nửa theo yêu cầu. Mức chưa tối đa (0,5 điểm): - Nội dung rất sơ sài, thiếu ý. - Không thể hiện được kỹ năng nghị luận đoạn thơ, bài thơ. 3. Kết bài (0,5 điểm) Nêu suy nghĩ của bản thân về hai khổ thơ vừa nghị luận. Các tiêu chí khác (1 điểm) * Hình thức (0, 5 điểm) Mức tối đa: - HS viết được một bài văn với đủ 3 phần (MB, TB, KB) - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ hợp lý. - Chữ viết rõ rang. - Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt, phải nắm vững thao tác phân tích một đoạn trích thơ. - Phân tích theo luận điểm theo phương pháp phân tích tổng hợp. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Giữa các phần phải có sự liên kết. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng. - Mức chưa tối đa: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết ( ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần TB chưa được chia tách hợp lý; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc HS không làm bài. * Sáng tạo (0,5 điểm) - Mức tối đa: HS đạt được 3 – 4 các yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm riêng hợp lý mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết. 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày. 3) Sử dụng từ ngữ có chọn lọc, sử dụng hiệu quả cách nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. 25
  26. 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ, các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. - Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): HS đạt được 2 trong số các yêu cầu trên. Hoặc đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một trong số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt (dựa trên sự đánh giá của GV) - Mức không đạt: HS không thể hiện được những yêu cầu của đề bài, bài viết sơ sài, hoặc không làm bài. Hết. TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG ĐỊNH ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC: 2014- 2015 Thời gian: 90 phút Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “ những con quỷ mắt đen” Câu 1: (1đ) a/ Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? b/ “ Chúng tôi” trong đoạn văn là những nhân vật nào? Nêu những nét chung về phẩm chất của những nhân vật đó? Câu 2: (2đ) Xác định khởi ngữ và hai phép liên kết về hình thức trong đoạn văn trên (gạch chân và gọi tên). Câu 3: (3đ) Từ những phẩm chất của các nhân vật trong đoạn trích trên, hãy chọn một phẩm chất mà em tâm đắc và trình bày suy nghĩ của mình bằng một văn bản nghị luận ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi). Câu 4: (4đ) Hồ Chí Minh – Người đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước – đã mãi đi xa, để lại trong trái tim mỗi con người Việt Nam niềm tiếc thương vô bờ về hình ảnh của một vị lãnh tụ vĩ đại đáng kính. Vì thế, năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất cũng là dịp lăng Bác khánh thành, nhà thơ Viễn Phương theo dòng người vào lăng viếng Bác đã xúc động viết: “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” (Viếng lăng Bác) 26
  27. Hãy trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ trên , trích trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. ĐÁP ÁN- BIỀU ĐIỂM Câu 1: Mức tối đa (1đ) a/ - Thuộc văn bản “ Những ngôi sao xa xôi” (0,25đ). - Tác giả Lê Minh Khuê (0,25đ). b/ - “ Chúng tôi” trong đoạn văn trên là Phương Định, Nho, Thao.(0,25đ) - Nét chung của ba nhân vật là: + Tinh thần trách nhiệm. + Gan dạ, dũng cảm. + hồn nhiên, yêu đời. + Tinh thần đồng đội. (0,25đ) Học sinh trả lời được 2/4 ý sẽ hưởng trọn điểm. Mức chưa tối đa ( từ 0,25đ 0,75đ) - Thiếu một ý trừ 0,25đ. Không đạt: 00đ - Học sinh nêu không đúng hoặc không trả lời. Câu 2: Mức tối đa (2đ) - Khởi ngữ : Cười (0,5đ) - Phép liên kết: + Phép nối: Do đó. + Phép lặp: Chúng tôi. + Phép liên tưởng: “ Những con quỷ mắt đen”. Học sinh tìm được 2/3 phép liên kết sẽ được trọn số điểm là 1,5 đ. Mức chưa tối đa ( từ 0,5đ 1,5đ). - Học sinh xác định chưa trọn vẹn ý. Mức không đạt: 0đ - Học sinh nêu không đúng hoặc không trả lời. Câu 3: Mức tối đa (3đ) - Học sinh trình bày đúng hình thức của một văn bản ngắn ( bố cục 3 phần, khoảng 1 trang giấy thi), đúng nội dung, diễn đạt mạch lạc, không sai chính tả, ngữ pháp. - Nội dung cần đạt các ý: 27
  28. + Trình bày suy nghĩ về một trong những phẩm chất tốt đẹp của 3 cô gái thanh niên xung phong. + Rút ra bài học từ phẩm chất tốt đẹp ấy. Mức chưa tối đa: - Phạm lỗi về hình thức ( - 1,0 đ) - Phạm lỗi về nội dung ( - 2,0 đ) - Phạm lỗi diễn đạt, chính tả, dung từ, lỗi câu ( -0,25 đ/ 2 lỗi) Không đạt: Học sinh không tạo lập được văn bản hoặc làm lạc đề. Câu 4: Mức tối đa: (4 đ) - Nội dung bài làm phong phú. - Thể hiện kỹ năng làm văn nghị luận nhuần nhuyễn có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Bố cục bài viết chặt chẽ, hoàn chỉnh, cân đối, mạch lạc. - Diễn đạt trong sáng gợi cảm. - Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. Mức chưa tối đa (3đ) - Nội dung bài làm khá phong phú. - Thể hiện kỹ năng làm bài nghị luận văn học vững, có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Bố cục bài viết cân đối, chặt chẽ. - Diễn đạt khá trôi chảy, mạch lạc, ít mắc lỗi diễn đạt. Mức chưa tối đa (2đ) - Nội dung bài làm đầy đủ ý. - Bài làm đúng phương pháp nghị luận, có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Bố cục chưa được cân đối, lập luận chưa chặt chẽ. - Diễn đạt rõ nhưng còn lủng củng, dài dòng, mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lặp từ ( không quá 7 lỗi) Mức chưa tối đa ( 1,0 đ) - Nội dung quá sơ sài. - Bài làm chưa có bố cục. - Bài làm chưa biết kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận. - Diễn đạt lủng củng, chưa rõ ý. Không đạt ( 0đ) - Học sinh không làm bài hoặc làm bài sai hoàn toàn. TRƯỜNG THCS THANH ĐA ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 HKII Năm học : 2014 – 2015 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than.Bông băng trắng.Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm.Chị Thao lẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.” Phần 1 (6 điểm) 28
  29. Câu 1: ( 1điểm) Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai ? Tác phẩm đó được viết trong thời kì nào? Câu 2: ( 1điểm) Tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp gì của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Câu 3 :(1điểm) Chỉ ra câu có chứa thành phần biệt lập, gạch chân và gọi tên thành phần biệt lập đó. Câu 4 : ( 3điểm) Viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”. Phần 2 (4 điểm) “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, một bài thơ có ý nghĩa không nhỏ. ĐÁP ÁN Phần 1. (6 điểm) Câu 1: _ Mức tối đa (1 điểm): Học sinh xác định đúng tên tác phẩm và tên tác giả , thời kì sáng tác của tác phẩm . _ Mức chưa tối đa (0,5 điểm) : Học sinh xác định đúng một đến hai trong ba ý tên tác phẩm, tác giả,thời kì sáng tác. _ Mức không đạt (0 điểm) : Học sinh không làm bài hoặc làm lạc đề. Câu 2 : _ Mức tối đa (1 điểm): Tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. _ Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Chỉ trả lời được một trong các nội dung trên hoặc có nội dung trả lời khác đáp ứng yêu cầu. _ Mức không đạt (0 điểm): Không trả lời chính xác hoặc không làm bài. Câu 3 : _ Mức tối đa (1 điểm) : Chỉ ra được câu có chứa thành phần biệt lập, gạch chân và gọi tên thành phần biệt lập . - Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm . - có lẽ: thành phần tình thái _ Mức chưa tối đa (0,5 điểm) : Chỉ ra được câu có chứa thành phần biệt lập nhưng không xác định và gọi tên thành phần biệt lâp. _ Mức không đạt (0 điểm) : Học sinh xác định sai hoàn toàn hoặc không trả lời. Câu 4: _ Mức tối đa (3 điểm): A.Về phương diện nội dung (2 điểm) - HS bàn luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Uống nước nhớ nguồn. - Bài làm cần đạt những ý chính sau đây: a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó. 29
  30. b. Thân bài: b1. Giải thích nội dung câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn” - Uống nước: hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần. - Nguồn: nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng. - Nhớ nguồn: thành quả không tự nhiên mà có, cho nên người thụ hưởng phải biết tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả mà người làm ra chúng. b2. Đánh giá câu tục ngữ: - Câu tục ngữ là lời dạy. lời khuyên, lời nhắc nhở bởi cuộc đời có nhiều người tốt nhưng cũng không ít kẻ vô ơn; - Ngày nay câu tục ngữ có nhiều lớp nghĩa: không quên tổ tiên, nòi giống; không quên những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương; không quên những ai đã dạy dỗ, giúp đỡ mình; không quên ơn ông bà, cha mẹ, người thân. - Một đất nước, xã hội,gia đình mà giữ được truyền thống đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp, bền vững. Người mà biết “ Uống nước nhớ nguồn” là người có đạo đức tốt đẹp. - Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, biết gìn giữ, bảo vệ thành quả đã có mà bản thân mỗi người phải cố gắng cống hiến để người sau được hưởng thêm thành quả mới, có như thế xã hội mới phát triển. c. Kết bài: Liên hệ bản thân, xác định lối sống. B. Về phương diện hình thức (1 điểm): Sử dụng thuần thục và hợp lí các thao tác nghị luận; kết cấu bài chặt chẽ; hành văn, diễn đạt trong sáng, có sức thuyết phục. Mức chưa tối đa (2,5 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần rõ ràng, hành văn mạch lạc, rõ ràng. - Bàn luận về vấn đề nghị luận sơ sài. Mức chưa tối đa (2 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần rõ ràng. - Nội dung sơ sài, khái quát, thiếu dẫn chứng. Mức chưa tối đa (1,5 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần. - Chưa tập trung vào yêu cầu chính, nói lan man. Mức chưa tối đa (1 điểm): - Có Mở bài. - Không nắm phương pháp làm văn nghị luận. Mức không đạt (0,5 điểm): Viết được phần Mở bài. Mức không đạt (0 điểm): - Không biết cách làm bài. - Không làm bài. Phần 2 (4 điểm) Các tiêu chí về nội dung bài viết (3 điểm) 1. Mở bài (0,5 điểm) - Mức tối đa: HS tạo tình huống dẫn dắt, giới thiệu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, hoàn cảnh sáng tác, khái quát ý nghĩa - Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nhưng chưa hay/ còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. 30
  31. - Không đạt: Lạc đề/ mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra/ hoặc không có mở bài. 2. Thân bài (2 điểm) - Đây là bài văn nghị luận chứng minh: Ý nghĩa không nhỏ của nhan đề bài thơ “ Mùa xuân không nhỏ”. Học sinh có thể liên hệ, so sánh với một số bài thơ có đề tài mùa xuân của các tác giả khác. Bài làm cần đạt các yêu cầu : - Ý 1: Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên đất trời đang về.( dẫn chứng- phân tích khổ 1) - Ý 2: Hình ảnh mùa xuân của đất nước “ cứ đi lên phía trước”( dẫn chứng- phân tích khổ 2,3 ) - Ý 3: ( Trọng tâm): Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước: + Khát vọng được hòa nhập : Được làm một con chim, một cành hoa, một nốt trầm, là những gì bình dị, nhỏ bé nhưng có ích cho đời( phân tích khổ 4). + Khát vọng được cống hiến: Mỗi con người là một “ mùa xuân nho nhỏ” để “ lặng lẽ dâng cho đời”. Đó là ý thức, trách nhiệm đối với đất nước( phân tích khổ 5). - “ Mùa xuân ta xin hát” “ câu Nam ai, Nam bình” của quê hương, của dân tộc.Đó là niềm vui, niềm tin của nhà thơ.( Phân tích khổ 6). Mức tối đa ( 2 điểm): - HS biết cách thể hiện những cảm xúc trong bài thơ, xác định đúng trọng tâm phân tích là khổ thơ 4,5. Văn mạch lạc, trong sáng , rõ ràng. Mức chưa tối đa (1,5 điểm): - HS biết cách thể hiện những cảm xúc trong bài thơ còn hời hợt; chỉ phân tích mà chưa khẳng định được “ ý nghĩa không nhỏ” của bài thơ. - Thể hiện cảm xúc chưa đầy đủ theo nội dung bài thơ, chỉ có được 2 trên 3 nội dung. Mức chưa tối đa (1 điểm): - Cảm xúc rời rạc ,nội dung chỉ đạt phân nửa theo yêu cầu. - Chưa biết làm văn nghị luận. Mức chưa tối đa (0,5 điểm): - Nội dung rất sơ sài, thiếu ý. 3. Kết bài (0,5 điểm) - “ Mùa xuân nho nhỏ” nhưng ý nghĩa lớn lao. - Liên hệ: Ý thức trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước. Các tiêu chí khác (1 điểm) 1. Hình thức (0,25 điểm) - Mức tối đa: - HS viết được một bài văn với đủ 3 phần (MB, TB, KB) - Các ý trong TB được sắp xếp hợp lý. - Chữ viết rõ ràng. - Có thể mắc một số ít lỗi chính tả. - Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết ( ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần TB chưa được chia tách hợp lý; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc HS không làm bài. 2. Sáng tạo (0,5 điểm) - Mức đầy đủ: HS đạt được 2 – 3các yêu cầu sau: 31
  32. 1) Đây là bài văn nghị luận chứng minh: Ý nghĩa không nhỏ của nhan đề bài thơ “ Mùa xuân không nhỏ”. Học sinh có thể liên hệ, so sánh với một số bài thơ có đề tài mùa xuân của các tác giả khác. 2) Có được quan điểm riêng hợp lý mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết. 3) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày. - Mức chưa đầy đủ (0,25 điểm): HS đạt được 2 trong số các yêu cầu trên. Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một trong số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt (dựa trên sự đánh giá của GV) - Không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm bài. 3. Lập luận (0,25 điểm) - Mức tối đa: HS biết cách lập luận chặt chẽ, logic giữa các phần MB, TB, KB; sử dụng hợp lý các thao tác lập luận đã học. - Không đạt: HS không biết cách lập luận, các phần trong bài viết rời rạc, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn, thếu định hướng cho bài làm. UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Năm học : 2014 – 2015 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả những vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình. (Trích Bến quê – Nguyễn Minh Châu) 1. Từ nội dung của đoạn trích trên, hãy cho biết nhân vật Nhĩ đã cảm nhận điều gì qua khung cửa sổ? (1 điểm) 2. Theo em, nhân vật Nhĩ là người như thế nào? (1 điểm) 3. Tìm thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên, viết ra và gọi tên thành phần biệt lập đó. (1 điểm) 32
  33. 4. Viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn luận về tình yêu quê hương mà em rút ra được qua nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu. (3 điểm). 5. Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ, tình cảm của mình qua hai khổ cuối của bài thơ. (4 điểm) HẾT UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2014 – 2015 Câu 1 Mức tối đa (1 điểm): Nhân vật Nhĩ đã cảm nhận được thiên nhiên mang một sắc màu thân thuộc / như những gì thân thuộc nhất của quê hương. Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Chỉ trả lời được một trong hai ý trên. Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm lạc đề. Câu 2 Mức tối đa (1 điểm): Nhân vật Nhĩ là người biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp gần gũi, bình dị của cuộc sống, của quê hương. Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Chỉ trả lời được một trong các nội dung trên hoặc có nội dung trả lời khác đáp ứng yêu cầu. Mức không đạt (0 điểm): Không trả lời chính xác. Câu 3 33
  34. Mức tối đa (1 điểm): -Thành phần phụ chú: những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ Hoặc: cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình Mức chưa tối đa (0,5 điểm): HS trả lời thiếu tên thành phần phụ chú hoặc không viết ra thành phần phụ chú. Mức không đạt (0 điểm): HS không làm hoặc trả lời sai. Câu 4 Mức tối đa (3 điểm): Về phương diện nội dung (2 điểm) HS có thể bàn luận từ nhân vật Nhĩ một trong các tình cảm:  Nhân vật Nhĩ là người biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp gần gũi, bình dị của cuộc sống, của quê hương.  Sự say mê pha lẫn nỗi ân hận, đau đớn của Nhĩ vì trước đây chưa cảm nhận được vẻ đẹp bình dị, thân thương, thiêng liêng của cảnh vật quê hương. Về phương diện hình thức (1 điểm):  Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng.  Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận)  Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.  Văn phong mạch lạc, trong sáng. Mức chưa tối đa (2,5 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần rõ ràng, hành văn mạch lạc, rõ ràng. - Nói quá nhiều về nhân vật Nhĩ. Bàn luận về vấn đề nghị luận sơ sài. Mức chưa tối đa (2 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần rõ ràng. - Nội dung sơ sài, khái quát, thiếu dẫn chứng. Mức chưa tối đa (1,5 điểm): - Đúng thể loại nghị luận, có bố cục ba phần. - Chưa tập trung vào yêu cầu chính, chỉ nói nhiều về nhân vật Nhĩ. Mức chưa tối đa (1 điểm): - Có Mở bài. - Không nắm phương pháp làm văn nghị luận, chỉ diễn xuôi Mức không đạt (0,5 điểm): Viết được phần Mở bài. Mức không đạt (0 điểm): - Không biết cách làm bài. - Không làm bài. Câu 5 Các tiêu chí về nội dung bài viết (3 điểm) 1. Mở bài (0,5 điểm) - Mức tối đa: HS tạo tình huống dẫn dắt, giới thiệu vấn đề ấn tượng/ có sự sáng tạo. - Mức chưa tối đa (0,25 điểm): HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nhưng chưa hay/ còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. 34
  35. - Không đạt: Lạc đề/ mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra/ hoặc không có mở bài. 2. Thân bài (2 điểm) Bài làm kết hợp các yêu cầu về miêu tả - miêu tả nội tâm – nghị luận.  Những cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác khi vào trong lăng (khổ 3) và tâm trạng lưu luyến, bịn rịn (khổ 4)  Khung cảnh, không gian trong lăng. Bình được cụm từ “giấc ngủ bình yên” và “vầng trăng sáng dịu hiền”. Thể hiện được tâm trạng xúc động, nỗi đau xót của nhân vật trữ tình – nhói.  Nhân vật trữ tình muốn được ở mãi bên lăng Bác; muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác.  Bài học ý nghĩa về giá trị chân chính của con người và nhắc nhở về giá trị truyền thống của dân tộc. Mức tối đa: - HS biết cách thể hiện những cảm xúc trong hai khổ cuối bài thơ. - Biết cách nhập vai nhân vật trữ tình hoàn chỉnh. Mức chưa tối đa (1,5 điểm): - HS biết cách thể hiện những cảm xúc trong hai khổ cuối bài thơ nhưng còn hời hợt. - Thể hiện cảm xúc chưa đầy đủ theo nội dung khổ thơ, chỉ có được 3 trên 4 nội dung. - Yếu tố nghị luận không rõ ràng hoặc thiếu. Mức chưa tối đa (1 điểm): - Cảm xúc rời rạc, chưa tập trung vào việc nhập vai. - Nội dung chỉ đạt phân nửa theo yêu cầu. - Không có yếu tố nghị luận. Mức chưa tối đa (0,5 điểm): - Nội dung rất sơ sài, thiếu ý. - Chưa chuẩn bị tốt luyện tập. 3. Kết bài (0,5 điểm) Nêu ấn tượng, suy nghĩ của bản thân. Các tiêu chí khác (1 điểm) 1. Hình thức (0,25 điểm) - Mức tối đa: - HS viết được một bài văn với đủ 3 phần (MB, TB, KB) - Các ý trong TB được sắp xếp hợp lý. - Chữ viết rõ ràng. - Có thể mắc một số ít lỗi chính tả. - Không đạt: HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết ( ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần TB chưa được chia tách hợp lý; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc HS không làm bài. 2. Sáng tạo (0,5 điểm) - Mức đầy đủ: HS đạt được 3 – 4 các yêu cầu sau: 1) Có được quan điểm riêng hợp lý mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết. 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: chú ý tạo nhịp điệu cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày. 3) Sử dụng từ ngữ có chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả, biểu cảm. 35
  36. 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ, các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. - Mức chưa đầy đủ (0,25 điểm): HS đạt được 2 trong số các yêu cầu trên. Hoặc HS đã thể hiện sự cố gắng trong việc thực hiện một trong số các yêu cầu trên nhưng kết quả đạt được chưa tốt (dựa trên sự đánh giá của GV) - Không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm bài. 3. Lập luận (0,25 điểm) - Mức tối đa: HS biết cách lập luận chặt chẽ: phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự logic giữa các phần MB, TB, KB; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết; sử dụng hợp lý các thao tác lập luận đã học. - Không đạt: HS không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết cách phát triển ý ở phần TB, các ý trùng lặp, sắp xếp lộn xộn, thếu định hướng hoặc HS không làm bài. 36