Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thanh Thủy

doc 5 trang nhatle22 6891
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2014_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thanh Thủy

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2014 -2015 Đề chính thức MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 150 phú,t không kể thời gian giao đề Đề thi có 01 trang Câu 1 (3,0 điểm): Viết đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau: “Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) Câu 2. (5,0 điểm) “Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”. Suy nghĩ của em về lời nhắn trên với tuổi trẻ ngày nay. Câu 3 (12,0 điểm) Cảm nhận về nét đẹp ân tình, thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy) HẾT Họ tên thí sinh: SBD: (Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm)
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2014 –2015 MÔN: NGỮ VĂN CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM * Yêu cầu chung: - Học sinh viết được đoạn văn ngắn chặt chẽ, rành mạch theo cách trình bày nội dung đoạn văn(tùy chọn một trong các cách trình bày nội dung đoạn văn đã học). Diễn đạt lưu loát, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả và ngữ pháp - Nếu học sinh không trình bày thành một đoạn văn thì không cho quá nửa số điểm của bài này * Yêu cầu cụ thể: 0,5 - Giới thiệu hai dòng thơ và khái quát nội dung - Chỉ ra và phân tích rõ giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ đã cho, từ đó làm rõ tài năng bậc thầy của đại thi Câu 1 hào Nguyễn Du trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc (3,0 đáo để miêu tả cảnh: điểm) + Biện pháp nhân hoá: Quyên đã gọi hè -> âm thanh tiếng chim cuốc khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian + Biện pháp ẩn dụ: Lửa lưụ -> hoa lựu nở rực rỡ trông như những đốm lửa . 2,0 + Biện pháp nghệ thuật chơi chữ: điệp âm phụ âm “l” (lửa lựu lập loè) kết hợp với cách sử dụng từ láy tượng hình “lập loè” -> gợi tả chính xác màu sắc, trạng thái lấp ló,lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng. - Học sinh nêu được cảm nghĩ của mình về sự quan sát tinh tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh vật. 0,5 -> Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả, thanh bình.
  3. *Yêu cầu về kĩ năng: - Xây dựng một đoạn văn hoặc bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí. - Không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, lời văn sắc bén, thuyết phục, có nét riêng. *Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây: 0,5 Câu2. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói (5,0 - Giải thích, chứng minh: điểm) + Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là sống một cách cẩn thận để cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, để nghĩ về cuộc sống và người xung quanh nhiều hơn; cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và hi vọng cho tương lai; để lấy lại cân bằng trong cuộc sống, giúp tâm hồn mỗi người tuổi trẻ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn. 2,0 + Nghĩ khác đi: biết cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn những lối đi riêng, có thể hiểu là những lối suy nghĩ tích cực, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để không rơi vào chán nản tuyệt vọng, giúp con người có thêm nghị lực, tự tin. + Yêu thương nhiều hơn: biết sống vị tha, bao dung, biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn. -> Ý nghĩa câu nói: khuyên con người xây dựng lối sống tốt đẹp, tích cực, nhân ái. - Bàn bạc mở rộng: + Sống chậm không phải là chậm chạp, lạc hậu; không nên đánh đồng sống chậm là trái nghịch với lối sống hết mình, sống sao cho có ý nghĩa nhất. + Nghĩ khác không phải là những cách suy nghĩ, cách nhìn lập dị, quái đản mà phải là những suy nghĩ đem lại sự sống cho bản thân, 1,5 có sắc thái tích cực và có ích, đem lại những điều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống, xã hội. + Yêu thương nhiều hơn: để xây dựng cuộc sống thân thiện, ấm áp, nhân ái + Phê phán lối sống thực dụng, cá nhân, cơ hội, sống thử, sống gấp, thờ ơ, vô cảm trong một bộ phận tuổi trẻ hiện nay. - Bài học nhận thức và hành động: thấy được ý nghĩa của việc sống chậm, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn; đề xuất phương 1,0 hướng phấn đấu, rèn luyện của bản thân.
  4. *Yêu cầu về kĩ năng: - Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học, biết kết hợp tốt các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh. Luận điểm, luận cứ rõ ràng. - Phải hiểu đúng yêu cầu của đề: cảm nhận về nét đẹp đạo lí ân tình thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ, không Câu3 đi sâu vào phân tích hai bài thơ này. - Bài viết có bố cục chặt chẽ, câu chữ, đoạn văn rõ ràng, mạch lạc. (12,0 - Các dẫn chứng được trích dẫn hợp lí và phải được phân tích, điểm) cảm thụ, tránh kể lể - Bài viết giàu sức gợi cảm, câu từ trau chuốt, trong sáng; không mắc các lỗi chính tả. * Yêu cầu về nội dung kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: 1. Mở bài : - Dẫn dắt vấn đề 1,0 - Giới thiệu vấn đề nghị luận 2. Thân bài : a. - Khẳng định truyền thống của dân tộc Việt Nam: sống ân nghĩa thủy chung + Dù là lòng thương nhớ, biết ơn bà hay ân tình với nhân dân, đất nước thì đều có chung một nét đẹp nhân văn- đạo lí uống nước nhớ nguồn. - Bàn đôi nét về đạo lí ân tình, ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam : 2,0 + Con người Việt Nam từ xưa tới nay luôn đề cao truyền thống ân nghĩa thủy chung với gia đình, cộng đồng, đất nước. Điều đó được thể hiện ở nhiều phương diện: tình yêu, tình cảm vợ chồng, tình cảm với những người thân trong gia đình. + Tình cảm đó dù xưa hay nay đều được thể hiện cụ thể, trực tiếp qua hành động đền đáp bằng vật chất và tinh thần với cộng đồng và người có công. b. Nét đẹp ân tình trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt 2,5 - Đó là tình cảm của người cháu đối với bà khi đã trưởng thành, xa nhà. Nơi đất khách nhưng người cháu vẫn đau đáu nhớ về bà, nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cách cha mẹ, gắn bó với bà. Những năm tháng đói khổ được bà chăm sóc. + Cháu nhớ bà, xót xa, thương cảm thấu hiểu cuộc đời của bà cơ cực, gian nan mà giàu đức hi sinh. + Người cháu không chỉ nhớ thương, thấu hiểu cuộc đời lận đận của bà mà còn khẳng định công lao to lớn ấy. Bếp lửa bà nhóm hàng ngày không chỉ là bếp lửa thường mà nó còn là tình yêu thương vô bờ của bà đối với con cháu. Nó là ngọn lửa của niềm tin, đức hi sinh, tinh thần kiên cường của bà.Nó là ngọn lửa thiêng liêng, kì diệu tiếp thêm sức mạnh, khơi nguồn khát vọng, tỏa sáng tâm hồn, sưởi ấm suốt cuộc đời người cháu.
  5. - Bếp lửa kì diệu và hình ảnh bà yêu thương luôn nhắc nhở cháu 1,0 nhớ về và biết ơn cội nguồn sinh dưỡng của mình, đó là gia đình, quê hương, tổ quốc. c. Nét đẹp ân tình, thủy chung trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy - Trong bài thơ này, truyền thống ân tình, chung thủy được thể hiện qua lời tâm tình của nhân vật trữ tình. + Đó là quá khứ tuổi thơ gắn liền với đồng, sông, bể, rừng trong những năm tháng chiến tranh. Trong suốt những năm tháng tuổi thơ và trưởng thành ấy, anh luôn gắn bó với vầng trăng tri kỉ, nghĩa tình với tâm niệm sẽ không bao giờ quên vầng trăng ân tình đó. 2,5 + Nhưng khi cuộc sống đổi thay, lòng người thay đổi, người lính ấy đã vô tình quên lãng quá khứ, quên những năm tháng gian lao nhưng sâu nặng nghĩa tình để rồi giật mình thức tỉnh khi đối diện với trăng trong một hoàn cảnh bất ngờ, trớ trêu + Đối diện với vầng trăng, người lính rưng rưng nhớ về quá khứ. Trăng là hình ảnh ẩn dụ cho nhân dân, đất nước trong những năm tháng gian lao, soi sáng, che chở cho anh vậy mà giờ đây anh lại dửng dưng vô tình quên lãng. - Người lính mượn vầng trăng để kiểm điểm trách cứ mình. Đó là biểu hiện của một con người có nhân cách, dù đã có lúc quay lưng 1,0 lại với quá khứ nhưng đã kịp giật mình thức tỉnh để sống tốt đẹp hơn. d. Đánh giá : - Mỗi bài thơ là một hình ảnh, một mạch cảm xúc nhưng đều sâu lắng, thiết tha. 1,0 - Cả hai bài thơ đều khẳng định: hãy sống ân tình, chung thủy với quê hương, với quá khứ, với lịch sử và nhân dân. Chẳng ai hạnh phúc nếu không biết trân trọng, tri ân và chung thủy với quá khứ. 3. Kết bài : - Khái quát và nêu cảm nghĩ về truyền thống ân tình, thủy chung của dân tộc Việt Nam 1,0 - Liên hệ với thế hệ trẻ, với bản thân trong việc giữ gìn truyền thống đó, nhất là trong xã hội hiện nay Lưu ý chung : - Trên đây chỉ là những định hướng, giám khảo cần linh hoạt khi chấm, tránh đếm ý cho điểm. - Khuyến khích những bài làm sáng tạo, có chất văn - Cho điểm lẻ đến 0,25đ.