Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Châu

doc 8 trang nhatle22 5010
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_1_truong_thcs_giao_cha.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Châu

  1. PHÒNG GD & ĐT GIAO THỦY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I LỚP 9 TRƯỜNG THCS GIAO CHÂU MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS GIAO CHÂU Địa chỉ mail của nhà trường: giaochau.edu @ gmail.com TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Lê Văn Chương 1977 Hiệu trưởng 03503895852 giaochau.edu@gmail.com 2 Nguyễn Thị Nguyệt 1987 Giáo viên 0986428268 nguyetgvgt@ gmail.com 3 Vũ Thị Thúy 1990 Giáo viên 0988332956 vuthuthuy1990@gmail.com Lưu ý: 1. Phải có SĐT và địa chỉ mail để Sở GDĐT kịp liên hệ và gửi các loại tài liệu liên quan để GV tham khảo (liệt kê GV dạy môn Sinh, dạy môn KHTN ở những trường có dạy VNEN, kể cả cán bộ quản lý nếu có chuyên ngành Sinh hoặc dạy môn KHTN ở trường học theo chương trình VNEN); 2. Địa chỉ mail liên lạc với cán bộ phụ trách môn Sinh học Tỉnh Nam Định: sinhhoctinhnamdinh@gmail.com 3. Nhóm trưởng tập hợp đề và gửi vào mail trên, hạn gửi 27/9/2017 B. NỘI DUNG ĐỀ I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1: Đặc điểm của đậu Hà Lan thuận lợi cho việc nghiên cứu của MenĐen là A. sinh sản và phát triển mạnh. B. tốc độ sinh trưởng nhanh. C. có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt. D. có hoa đơn tính. Câu 2: Ý nghĩa sinh học của quy luật phân li độc lập là A. giúp giải thích tính đa dạng của sinh giới. B. nguồn nguyên liệu của các thí nghiệm lai giống. C. cơ sở của quá trình tiến hóa và chọn lọc. D. tập hợp các gen tốt vào cùng 1 kiểu gen. Câu 3: Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của 1 cơ thể gọi là A. tính trạng. B. kiểu hình. C. kiểu gen. D. kiểu hình và kiểu gen. Câu 4: NST quan sát rõ nhất ở kì nào của quá trình nguyên phân? A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau Câu 5: Cặp NST tương đồng là A. hai NST giống hệt nhau về hình thái, kích thước. B. hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.
  2. C. hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. D. hai crômatit có nguồn gốc khác nhau. Câu 6: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở A. tế bào sinh dưỡng. B. tế bào sinh dục vào thời kì chín. C. tế bào mầm sinh dục. D. hợp tử và TB sinh dưỡng. Câu 7: Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là A. Glucôzơ B. Axitamin C. Nucleotit D. Axit béo Câu 8: Phân tử nào có chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di duyền? A. Cacbôhiđrat B. Lipit C. ADN D. Prôtêin Câu 9: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tổng hợp hợp ARN là A. A liên kết với T, G liên kết với X, T liên kết với G, U liên kết với A B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G C. A liên kết U, G liên kết với X D. A liên kết X, G liên kết với T THÔNG HIỂU Câu 1: Trong các phép lai sau, phép lai nào là phép lai phân tích A. AA x AA. B. Aa x Aa. C. AA x aa. D. aa x aa. Câu 2 : Sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng tương phản tạo ra biến dị tổ hợp A. chỉ xuất hiện ở F1. B. chỉ xuất hiện ở F2. C. xuất hiện ở cả F1 lẫn F2. D. không bao giờ xuất hiện ở F1. Câu 3: Một tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì sau của nguyên phân, số NST trong tế bào đó bằng A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 Câu 4 : Sự kiện quan trọng ở kì đầu của giảm phân I là gì ? A. Các NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào B. Các NST bắt đầu đóng xoắn co ngắn C. Các NST kép phân li về 2 cực của tế bào D. Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo nhau sau đó tách rời nhau Câu 5 : Trong quá trình thụ tinh, sự kiện nào quan trọng nhất ? A. Sự kết hợp giữa nhân của giao tử đực và giao tử cái B. Sự kết hợp giữa TB sinh dục đực và TB sinh dục cái C. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái D. Cả A và B đúng Câu 6: “Gen là 1 đoạn phân tủ ADN có chức năng xác định. Tùy theo chức năng mà gen được phân thành nhiều loại, nhưng ở đây chủ yếu đề cập tới gen cấu trúc mảng thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin”. Tìm từ phù hợp cần điền? A. Duy trì B. Di truyền C. Lưu giữ D. Điều khiển VẬN DỤNG
  3. Câu 1: Ở người gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình nào trong các trường hợp sau để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh? A. Mẹ mắt đen ( AA) x Bố mắt xanh ( aa) B. Mẹ mắt đen ( Aa) x Bố mắt đen (Aa) C. Mẹ mắt xanh ( aa) x Bố mắt xanh ( aa) D. Mẹ mắt đen ( Aa) x Bố mắt đen ( AA) Câu 2: Khi lai phân tích cây hoa đỏ F1 trong thí nghiệm của Menđen thu được A. toàn hoa đỏ. B. toàn hoa trắng. C. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. D. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Câu 3: Một hợp tử ở người có bộ NST lưỡng bội 2n=46 thực hiện nguyên phân. Khi ở kỳ giữa số sợi Crômatit có trong hợp tử là A. 46 B. 92 C. 23 D. 69 Câu 4: Một gen có 3000 nuclêôtit. Vậy mARN được tổng hợp từ gen trên có A. 3000 nu B. 6000 nu C. 1500 nu D. 4500 nu Câu 5 : Phân tử ARN được tổng hợp có trình tự các nuclêôtit được bổ sung với A. mạch gốc. B. mạch mã sao. C. mạch gốc trong đó T được thay thế bằng U. D. mạch mã sao trong đó A được thay thế bằng U. II. TỰ LUẬN Câu 1. Một gen có 3000 nuclêôtit trong đó có 900A a, Xác định chiều dài gen b, Số nuclêôtit từng loại của gen là bao nhiêu Câu 2. Ở đậu Hà Lan, thân cao và hạt vàng là hai tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp và hạt xanh. Hai cặp tính trạng chiều cao và màu hạt di truyền độc lập với nhau. Hãy lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai sau đây: a. Cây thân cao, hạt xanh giao phấn với cây thân thấp, hạt vàng. b. Cây thân cao, hạt vàng giao phấn với cây thân thấp, hạt xanh. III. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TRẮC NGHIỆM Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 Đáp C A A C A B C C B C C C D C B B C B C C án Điểm 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: 10 điểm a. ( 5đ ) Chiều dài của gen: ( 3000 : 2 ) x 3.4 = 5100 Ao b. ( 5đ )Số nu từng loại : A = T = 900 nu G = X = ( 3000 : 2 ) – 900 = 600 nu Câu 2: 10 điểm (1 điểm ) Quy ước gen: A. Thân cao a. Thân thấp B. Hạt vàng b. hạt xanh
  4. a. – Xác định KG : 0.5 điểm KG của cây thân cao, hạt xanh : AAbb hoặc Aabb KG của cây thân thấp, hạt vàng: aaBB hoăc aaBb - Viết 4 SĐL từ P đến F1: Mỗi sơ đồ 1 điểm Sơ đồ lai 1: P: AAbb x aaBb Sơ đồ lai 2: P: AAbb x aaBB Sơ đồ lai 3: P: Aabb x aaBB Sơ đồ lai 4: P: Aabb x aaBb b. - – Xác định KG : 0.5 điểm KG của cây thân cao, hạt vàng : AABB, AABb, AaBB hoặc AaBb KG của cây thân thấp, hạt xanh: aabb - Viết 4 SĐL từ P đến F1: Mỗi sơ đồ 1 điểm Sơ đồ lai 1: P: AABB x aabb Sơ đồ lai 2: P: AABb x aabb Sơ đồ lai 3: P: AaBB x aabb Sơ đồ lai 4: P: AaBb x aabb C. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHO CHỦ ĐỀ “ HỆ SINH THÁI” I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết A. tiềm năng sinh sản của loài. B. giới tính nào được sinh ra nhiều hơn. C. giới tính nào có tuổi thọ cao hơn. D. giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn. Câu 2: Vào các tháng mùa mưa trong năm, số lượng muỗi tăng nhiều. Đây là dạng biến động số lượng A. theo chu kỳ ngày đêm. B. theo chu kỳ nhiều năm. C. theo chu kỳ mùa. D. không theo chu kỳ. Câu 3: Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là A. 50/50 B. 70/30 C. 75/25 D. 40/60 Câu 4: Quần thể người có những nhóm tuổi nào sau đây? A. Nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi sau lao động, nhóm tuổi không còn khả năng sinh sản. B. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc. C. Nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sinh sản , nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc. D. Nhóm tuổi trước lao động , nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sau lao động. Câu 5: Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là A.bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. B. bảo vệ môi trường không khí trong lành. C. bảo vệ tài nguyên khoáng sản của quốc gia. D. nâng cao dân trí cho người có thu nhập thấp.
  5. Câu 6: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? A. Số lượng các loài trong quần xã. B. Thành phần loài trong quần xã C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã Câu 7: Trong một quần xã sinh vật, loài đặc trưng là loài A. chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. B. có số lượng cá thể cái đông nhất. C. đóng vai trò quan trọng (số lượng lớn). D. có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất. Câu 8: Lưới thức ăn gồm A. một chuỗi thức ăn. B. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. C. các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. D. ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên. THÔNG HIỂU Câu 1: Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn đang sống trên một cánh đồng. B. Tập hợp các cây ngô ( bắp) trên một cánh đồng. C. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng. D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống trong một cái hồ. Câu 2: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực. B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắcViệt Nam. Câu 3: Tăng dân số nhanh có thể dẫn đến tình trạng A. thiếu nơi ở, ô nhiễm môi trường, nhưng làm cho kinh tế phát triển mạnh ảnh hưởng tốt đến người lao động. B. lực lượng lao động tăng , làm dư thừa sức lao động dẫn đến năng suất lao động giảm. C. lực lượng lao động tăng, khai thác triệt để nguồn tài nguyên làm năng suất lao động cũng tăng. D. thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. Câu 4: Tháp dân số già có đặc điểm A. đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. B. đáy trung bình , đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. C. đáy rộng , đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. D. đáy rộng , đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao. Câu 5: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện A. độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung.
  6. B. độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung. C. độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung. D. độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều. Câu 6: Chỉ số thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã là A. độ đa dạng B. độ nhiều C. độ thường gặp D. độ tập trung Câu 7 : Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là A. sự cân bằng sinh học trong quần xã. B. sự phát triển của quần xã. C. sự giảm sút của quần xã. D. sự bất biến của quần xã. Câu 8: Trong mối quan hệ giữa các thành phần trong quần xã, thì quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất là A. quan hệ về nơi ở. B. quan hệ dinh dưỡng. C. quan hệ hỗ trợ. D. quan hệ đối địch. VẬN DỤNG Câu 1: Cơ chế điều hòa mật độ quần thể phụ thuộc vào A. sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong. B. khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. tuổi thọ của các cá thể trong quần thể. D. mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng đực và cái trong quần thể. Câu 2: Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con / ha - Nhóm tuổi sinh sản: 45 con / ha - Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con / ha Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng A. phát triển. B. ổn định. C. tăng trưởng nhanh. D. giảm sút. Câu 3 : Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây? A. Đảm bảo cân bằng sinh thái B. Làm cho quần xã không phát triển được C. Làm mất cân bằng sinh thái D. Đảm bảo khả năng tồn tại của quần xã Câu 4: Tập hợp các sinh vật nào sau đây được coi là một quần xã? A. Đồi cọ ở Vĩnh Phúc B. Tôm, cá trong hồ tự nhiên C. Bầy sói trong rừng D. Đàn hải âu ở biển Câu 5: Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây? A. Cỏ → châu chấu → trăn → gà rừng → vi khuẩn B. Cỏ → trăn → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng C. Cỏ → châu chấu → gà rừng → trăn → vi khuẩn D. Cỏ → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng → trăn VẬN DỤNG CAO Câu 1: Tháp dân số thể hiện
  7. A. thành phần dân số của mỗi nước. B. đặc trưng dân số của mỗi nước. C. nhóm tuổi dân số của mỗi nước. D. tỉ lệ nam/ nữ của mỗi nước. Câu 2: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào? A. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ B. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào C. Quần thể gà và quần thể châu chấu D. Quần thể cá chép và quần thể cá rô Câu 3: Nếu một nước có số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm trên 30% dân số, số lượng người già chiếm dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp thì được xếp vào loại nước có A. tháp dân số tương đối ổn định. B. tháp dân số giảm sút. C. tháp dân số ổn định. D. tháp dân số phát triển. II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1: Quần thể sinh vật là gì? Cho ví dụ? Câu 2: Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể? THÔNG HIỂU Câu 1: Quần thể sinh vật khác quần xã sinh vật như thế nào? Câu 2: Các sinh vật trong quần thể có quan hệ với nhau như thế nào? Ý nghĩa của các mối quan hệ đó? VẬN DỤNG Câu 1: Từ bảng số lượng cá thể của 3 loài sau, hãy vẽ tháp tuổi của từng loài và cho biết tháp đó thuộc dạng tháp gì? Loài sinh vật Nhóm tuổi trước Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sinh sản sản Chuột đồng 50 con/ha 48 con/ha 10 con/ha Chim sẻ 75 con/ha 25 con/ha 5 con/ha Hươu 15 con/ha 50 con/ha 5 con/ha VẬN DỤNG CAO Câu 1: Kể tên các loài sinh vật mà em đã quan sát ở cánh đồng lúa Minh Thắng? Hãy viết một lưới thức ăn của các loài sinh vật đó? III. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 1 2 3 Đáp A C A B A D A C B C D A D C A B A D C B C B A D án TỰ LUẬN
  8. NHẬN BIẾT Câu 1: - Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhât định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới - Cho ví dụ: Các con chuột đồng cùng sống trên một cánh đồng. Câu 2: Những đặc trưng cơ bản của quần thể - Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cái - Thành phần nhóm tuổi + Nhóm trước sinh sản + Nhóm sinh sản + Nhóm sau sinh sản - Mật độ quần thể là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích THÔNG HIỂU Câu 1: Quần thể sinh vật khác quần xã sinh vật: Quần xã sinh vật bao gồm nhiều quần thể, các loài trong quần xã có các mối quan hệ: hỗ trợ và đối địch, phạm vi sống của quần xã rộng hơn. Câu 2: - Các sinh vật trong quần thể có mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh - Ý nghĩa + Hỗ trợ: Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định. Khai thác tối ưu nguồn sống từ môi trường. Tăng khả năng sống sót và sinh sản của mỗi cá thể. + Cạng tranh: Đảm bảo số lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể được duy trì. Chọn lọc cá thể tốt. Bảo vệ lãnh thổ và khu vực dinh sống. VẬN DỤNG Câu 1: Bảng số lượng cá thể của 3 loài Loài sinh vật Nhóm tuổi trước Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sinh sản sản Chuột đồng 50 con/ha 48 con/ha 10 con/ha Chim sẻ 75 con/ha 25 con/ha 5 con/ha Hươu 15 con/ha 50 con/ha 5 con/ha - Chuột đồng: dạng tháp ổn định - Chim sẻ: dạng tháp phát triển - Hươu: dạng tháp suy giảm VẬN DỤNG CAO Câu 1: - HS có thể kể tên các loài sinh vật đã quan sát ở cánh đồng lúa Minh Thắng: cỏ, sâu, ốc, cá, chuột, rắn, bèo, ếch, giun, chim sẻ, . - HS có thể viết được nhiều lưới thức ăn của các loài sinh vật đó.