Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Châu

doc 4 trang nhatle22 4680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_2_truong_thcs_hai_chau.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Trường THCS Hải Châu

  1. PHÒNG GD&ĐT HẢI HẬU ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS HẢI CHÂU MÔN SINH HỌC LỚP 9 A. THÔNG TIN CÁ NHÂN: Họ và tên giáo viên: Ngô Thị Hảo Năm sinh: 1982 Chức vụ: giáo viên – Trường THCS Hải Châu Số điện thoại 01222269185 Mail: haongo.100682@gmail.com B. NỘI DUNG ĐỀ: I. Trắc nghiệm 1. Nhận biết: Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là: A.Tất cả những gì có trong tự nhiên B.Tất cả các yếu tố tác động trực tiếp tới cơ thể sinh vật C. Tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật D. Tất cả các yếu tố tác động gián tiếp lên cơ thể sinh vật Câu 2: Quần thể sinh vật là: A. Một tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định, được hình thành trong một quá trình lịch sử nào đó. B. Một tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định, các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau. C. Một tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định. D. Một tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định, Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau để sinh sản tạo thành thế hệ mới. Câu 3: Mật độ quần thể là: A. Số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. B. Số lượng sinh vật có trong một vùng nào đó. C. Số lượng hợp lí các sinh vật có trong một đơn vị nào đó. D. Sự phân bố cá thể sinh vật trên diện tích. Câu 4: Mối quan hệ hai bên cùng có lợi và nhất thiết phải có nhau được gọi là: A. Quan hệ hội sinh B. Quan hệ cộng sinh C. Quan hệ hợp tác D. Quan hệ hỗ trợ Câu 5: Ô nhiễm môi trường là : A. hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác. B. hiện tượng môi trường chứa nhiều chất độc hại và dễ bị lên men. C. Hiện tượng môi trường có nhiều loại rác khó tiêu huỷ và nhiều xác chết động thực vật gây hôi thối. D. Hiện tượng gây ra nhiều dịch bệnh cho người và động vật Câu 6: Giới hạn sinh thái là gì? A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt. B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau. C. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật. D. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Câu 7: Các nhân tố sinh thái của môi trường bao gồm: A.Các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh B. Chế độ khí hậu, gió, ánh sáng. C.Chế độ khí hậu, gió, ánh sáng, nhân tố con người. D.Vật hữu sinh và vật vô sinh. Câu 8: Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là: 1
  2. A.Bảo vệ các loài sinh vật. B.Xây dựng các vườn quốc gia. C.Bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật. D.Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng 2. Thông hiểu: Câu 1: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn nơi ở và các điều kiện sống khác được gọi là: A. Quan hệ kí sinh B. Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. C. Quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ cạnh tranh. Câu 2: Ao, hồ, sông, suối là: A.Các HST nước ngọt B.Các HST trên cạn C.Các HST nước chảy D.Các HST vùng ven bờ. Câu 3: Tài nguyên nào là tài nguyên không tái sinh? A. Tài nguyên nước. B. Dầu lửa C. Tài nguyên đất. D. Năng lượng gió. Câu 4: đặc trưng quan trọng nhất của quần thể là: A. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. B. Thành phần nhóm tuổi. C. Mật độ D. Thành phần nhóm tuổi, mật độ Câu 5: Quan hệ giữa Nấm và Tảo trong Địa y là: A. Quan hệ hội sinh B. Quan hệ cộng sinh C. Quan hệ hợp tác D. Quan hệ hỗ trợ Câu 6. Những cây sống ở ven bờ ruộng, hồ ao có đặc điểm A. phiến lá hẹp, mô giậu không phát triển. B. phiến lá hẹp, mô giậu phát triển. C. phiến lá rộng, mô giậu không phát triển. D. phiến lá rộng, mô giậu phát triển. Câu 7: Biện pháp quan trọng để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là: A.Tiết kiệm nước trong việc ăn uống. B.Không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước C.Hạn chế nước ngọt chảy ra biển. D.Tiết kiệm trong việc tưới tiêu cho cây trồng. Câu 8. Trong một hệ sinh thái, cây xanh có vai trò là A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. sinh vật phân giải. 3. Vận Dụng Câu 1: Quan hệ giữa Nấm và Tảo trong Địa y là: A. Quan hệ hội sinh B. Quan hệ cộng sinh C. Quan hệ hợp tác D. Quan hệ hỗ trợ Câu 2: Những tài nguyên nào sau đây có nguồn gốc từ thực vật: A.Đồng, chì, sắt, kẽm B.Dầu mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên C.Cát, sỏi , đá D.Năng lượng vĩnh cửu 2
  3. Câu 3. Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. Câu 4: Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh nhất đến động vật ở giai đoạn nào sau đây. A. Phôi thai B. Sơ sinh C. Trưởng thành D. Sau trưởng thành. Câu 5: ứng dụng của sự thích nghi của thực vật với ánh sáng, người ta đã trồng. A. Cây ưa sáng trước, cây ưa bóng sau. B. Cây ưa bóng trước, cây ưa sáng sau. C. Cây nào trồng trước là tuỳ thuộc vào tốc độ của hai giống. D. Đồng thời cùng một lúc hai loại cây này. 4. Vận dụng cao: Câu 1: Trong những tập hợp sinh vật sau: 1. Các con voi sống trong vườn bách thú 2. Các cá thể tôm sống trong hồ. 3. Các cây cỏ sống trên đồng cỏ. 4. Các con voi sống trong rừng rậm Châu Phi. 5. các cá thể chó sói sống trong rừng. 6. Các con chim sống trong vườn bách thú. Các tập hợp cá thể là quần thể bao gồm: A. 4,5. B. 1,2,3,6 C. 2,3,4,5 D. 4,5,6. Câu 2: Nhóm sinh vật sản xuất ra lượng chất hữu cơ lớn nhất quả đất là: A. Thực vật B. Vi khuẩn C. Tảo D. Động vật nguyên sinh Câu 3. cho chuỗi thức ăn sau: Cây gỗ ( ) chuột Rắn vi sinh vật. Loài nào sau đây điền vào chỗ trống là hợp lí nhất A. Mèo B. Sâu ăn lá cây C. Bọ ngựa D. Ếch II. Tự luận Câu 1.Thế nào là quần xã sinh vật? Cho ví dụ Câu 2.Thế nào là một chuỗi thức ăn. Cho ví dụ Câu 3. Trình bày đặc điểm mối quan hệ hỗ trợ khác loài. Câu 4. Hãy vẽ giới hạn sinh thái của một loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ trong đó có điểm cực thuận là + 320 C Câu 5. Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng ? Câu 6 Hãy sắp xếp các ví dụ sau vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp. (1) Cỏ dại và lúa (2) Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu (3) Cáo với gà (4) Nấm với tảo hình thành địa y (5) Dê và bò trên một đồng cỏ (6) Sán lá sống trong gan động vật (7) Đại bàng và thỏ (8) Cá ép sống bám vào rùa biển (9) Rận bám trên da trâu (10) Hổ và hươu. 3
  4. ĐÁP ÁN: I. Trắc nghiệm Nhận biết: 1C 2D 3A 4B 5A 6D 7A 8D Thông hiểu: 1D 2A 3B 4C 5B 6B 7B 8A Vận dụng: 1B 2B 3C 4B 5A Vận dụng cao: 1A 2C 3B II. Tự luận Câu 1 - Quần xã sinh vật là 1 tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong 1 không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như 1 thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định. - Lấy ví dụ Câu 2 - Chuỗi thức ăn là 1 dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. - Lấy ví dụ Câu 3 - Cộng sinh: sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. - Hội sinh: Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. - Học sinh tự vẽ Câu 4 Câu 5 - Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới. - Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ. => Lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém. Do đó cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng. Câu 6 - Quan hệ cộng sinh: (2); (4). - Quan hệ hội sinh: (8). - Quan hệ cạnh tranh: (1); (5). - Quan hệ kí sinh: (6); (9). - Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác: (3); (7); (10). HẾT 4