Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Xuân

doc 12 trang nhatle22 3770
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_1_truong_thcs_giao_xua.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Xuân

  1. PHÒNG GD&ĐT GIAO THỦY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I LỚP 9 TRƯỜNG THCS GIAO XUÂN MÔN SINH HỌC Thời gian làm bà 45 phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS GIAO XUÂN Địa chỉ mail của nhà trường: thcsgiaoxuan@gmail.com TT Họ và tên Năm Chức SĐT Mail sinh vụ 1 ĐINH THỊ LUYÊN 1978 Giáo 0974705609 anhluyen080478@gmail.com viên 2 ĐỖ THỊ HIỀN 1987 Giáo 0984471289 dohiengx@gmail.com viên 3 NGUYỄN THỊ 1984 Giáo 0944466892 nganphap2015@gmail.com NGẦN viên 4 NGUYỄN THỊ HUẾ 1991 Giáo 0978425498 Nguyenhue161@gmail.com viên B. NỘI DUNG ĐỀ I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1: Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở A. kì trung gian. B. kì đầu. C. kì giữa. D. kì sau. Câu 2: Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là A. t- ARN B. r-ARN C. m-ARN D. Cả 3 loại ARN Câu 3: Đối tượng thành công nhất trong thí nghiệm của Menden là A. ruồi giấm B. ngô 1
  2. C. đậu Hà Lan D. gà Câu 4: Menden cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt (trong thí nghiệm lai đậu Hà Lan), di truyền độc lập là vì A. tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó B.F 2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. C. tất cả F2 có kiểu hình vàng, trơn. D. F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 vàng, trơn: 1vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. Câu 5: Tính trạng biểu hiện ở F1 được Menden gọi là A. tính trạng trội B. tính trạng lặn C. tính trạng trung gian D. Biến dị tổ hợp Câu 6: Nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại tại A. kì đầu của nguyên phân B. kì giữa của nguyên phân C. kì sau của nguyên phân D. kì cuối của nguyên phân Câu 7: Bộ NST đơn bội được kí hiệu là A. n B. 2n C. 3n D. 4n Câu 8: Trong phân tử ADN, chiều dài mỗi chu kì xoắn là A. 3,4 A0 B. 34 A0 C. 340 A0 D. 20 A0 Câu 9: Trong phân tử ADN, vòng xoắn có đường kính là A. 20 A0 B. 10 A0 C C. 50 A0 D. 100 A0 THÔNG HIỂU Câu 1: Phép lai phân tích là A. P: AA x Aa B. P: AA x AA C. P: Aa x Aa D. P: AA x aa 2
  3. Câu 2. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được A. toàn quả vàng. B. toàn quả đỏ. C. tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng. D. tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng. Câu 3: ADN đa dạng và đặc thù bởi A. số lượng các nucleotit B. thành phần các nucleotit C. số lượng, thành phần các nucleotit D. số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit Câu 4: Ruồi giấm có 2n = 8 NST. Một tế bào của ruồi giấm đang trải qua giai đoạn giảm phân. Khi tế bào đó đang ở kì giữa của giảm phân I, trong tế bào đó có số NST là: A. 2 NST kép B. 4 NST đơn C. 8 NST kép D. 16 NST kép Câu 5: Ngô có 2n = 20 NST. Một tế bào của ngô đang trải qua giai đoạn nguyên phân. Khi tế bào đó đang ở kì sau của nguyên phân, trong tế bào đó có số NST đơn là: A. 10 B. 20 C. 30 D. 40 Câu 6: Một tế bào xoma của một loài đang ở kì sau của quá trình nguyên phân có 92 NST đơn. Bộ NST đặc trưng cho loài là A. 2n = 20 B. 2n = 46 C. 2n = 48 D. 2n = 92 VẬN DỤNG Câu 1: Ở người gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố có tóc thẳng, mắt xanh. Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để con sinh ra đều mắt đen, tóc xoăn? A. AaBbB. AABBC. AABbD. AaBB. Câu 2: Trong cấu trúc của một đoạn ADN, liên kết hiđrô không được hình thành giữa các nuclêôtít A. A - T và T - A . B. G - X và G - U. 3
  4. C. X - G và T - A . D. A - T và G - X. Câu 3: Giảm phân A. là quá trình phân bào tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giống hệt tế bào mẹ B. là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chín, tạo ra 4 tế bào con có bộ NST bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ C. qua hai lần phân bào liên tiếp giảm phân cho ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) D. là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì sơ khai Câu 4: Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trỉ ổn định qua các thế hệ cơ thể vì: A. Qua giảm phân, bộ NST đặc trưng của loài (2n) được phân chia liên tiếp 2 lần tạo ra các bộ NST đơn bội (n) ở các giao tử B. Nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ C. Qua giảm phân, bộ NST đặc trưng của loài (2n) được phân chia liên tiếp 4 lần tạo ra các bộ NST đơn bội (n) ở các giao tử D. Nhờ giảm phân bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ Câu 5: Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtít như sau: - X - A - X - G - G - X - U - A - U - G - A - U- Đoạn gen trên quy định tổng hợp số axit amin trong cấu trúc bậc I của Prôtêin là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 II.TỰ LUẬN THÔNG HIỂU Câu 1: Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? VẬN DỤNG CAO 4
  5. Câu 1: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân màu lục, gen B quy định lá nguyên, gen b quy định lá chẻ. Khi lai hai giống cà chua thân đỏ thẫm, lá nguyên có kiểu gen AABb và thân màu lục, lá trẻ thu được F1 có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? (xác định bằng sơ đồ lai) II. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TRẮC NGHIỆM Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 Đáp A C C A A B A B A D B D C D B B B B B C án Điểm 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 PHẦN TỰ LUẬN THÔNG HIỂU Câu 1: 10 điểm Hai ADN con được tạo qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ vì: - Theo NTBS (1đ): Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ (2đ). Các nucleotit ở mạch khuôn liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A – T hay ngược lại, G – X hay ngược lại (2đ). - Nguyên tắc bán bảo toàn (1đ): ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ) (2đ), mạch còn lại được tổng hợp mới (2đ). 5
  6. VẬN DỤNG CAO Câu 1: 10 điểm Cà chua thân đỏ thẫm, lá nguyên có kiểu gen AABb Cà chua thân màu lục, lá chẻ có kiểu gen aabb Sơ đồ lai: P: Cà chua thân đỏ thẫm, lá nguyên x Cà chua thân màu lục, lá chẻ AABb aabb G: AB, Ab ab F1 : AaBb, Aabb Kết quả: Kiểu gen: 1AaBb : 1Aabb Kiểu hình: 50% cà chua thân đỏ thẫm, lá nguyên 50% cà chua thân đỏ thẫm, lá chẻ - Viết được P cả kiểu hình và kiểu gen: 2đ - Xác định được giao tử: 2đ - Viết được kiểu gen F1 : 2đ - Xác định được tỉ lệ kiểu gen: 2đ - Xác định được tỉ lệ kiểu hình: 2đ C. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHO CHỦ ĐỀ “ HỆ SINH THÁI” I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết A. tiềm năng sinh sản của loài.B. giới tính nào được sinh ra nhiều hơn C. giới tính nào có tuổi thọ cao hơnD. giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn Đáp án: A Câu 2: Vào các tháng mùa mưa trong năm, số lượng muỗi tăng nhiều. Đây là dạng biến động số lượng A. theo chu kỳ ngày đêmB. theo chu kỳ nhiều năm 6
  7. C. theo chu kỳ mùaD. không theo chu kỳ Đáp án: C Câu 3: Quần thể người có đặc trưng khác so với quần thể sinh vật là A. tỉ lệ giới tínhB. thành phần nhóm tuổi C. mật độD. đặc trưng kinh tế - xã hội. Đáp án: D Câu 4: Quần thể người có những nhóm tuổi: A. nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc B. nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi sau lao động, nhóm tuổi không còn khả năng sinh sản C. nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sinh sản , nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc D. nhóm tuổi trước lao động , nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sau lao động Đáp án: A. Câu 5: Ở quần thể người, quy định nhóm tuổi trước sinh sản là A. từ 15 đến dưói 20 tuổiB. từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi C. từ sơ sinh đến dưói 25 tuổiD. từ sơ sinh đến dưói 20 tuổi Đáp án: B Câu 6: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình về A. số lượng các loài trong quần xã. B. thành phần loài trong quần xã C. số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã D. số lượng và thành phần loài trong quần xã Đáp án: D. Câu 7: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện chỉ số: A. độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung B. độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung C. độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung 7
  8. D. độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều Đáp án: D. Câu 8: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu: A. thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ B. thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải D. thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải Đáp án: D. THÔNG HIỂU Câu 1: Mật độ của quần thể động vật tăng A. khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, B. khi khu vực sống của quần thể mở rộng. C. khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể. D. khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào. Đáp án: D Câu 2: Tập hợp cá thể thuộc quần thể sinh vật đó là A. tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng. B. tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao. C. tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng. D. tập hợp các cây ngô (bắp) trên một cánh đồng. Đáp án: D Câu 3: Ví dụ không phải là quần thể sinh vật A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực. B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. 8
  9. D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắcViệt Nam. Đáp án: C Câu 4: Rừng mưa nhiệt đới là ví dụ về A. một quần thể sinh vậtB. một quần xã sinh vật C. một quần xã động vật D. một quần xã thực vật Đáp án: B. Câu 5: Tập hợp không phải là quần xã sinh vật. Đó là A. một khu rừngB. một hồ tự nhiên C. một đàn chuột đồngD. một ao cá Đáp án : C. Câu 6: Thành phần vô sinh của một hệ sinh thái bao gồm những yếu tố: A. các chất vô cơ: nước, khí cacbonic, khí oxi , các loài vi rút, vi khuẩn B. các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y. C. các nhân tố khí hậu như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm các loại nấm, mốc. D. nước, khí cacbonic, khí oxi, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. Đáp án: D. Câu 7: Trong chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ Bọ rùa Ếch Rắn Vi sinh vật Thì rắn là A. sinh vật sản xuất B. sinh vật tiêu thụ cấp 1 C. sinh vật tiêu thụ cấp 2 D. sinh vật tiêu thụ cấp 3 Đáp án D. Câu 8: Sinh vật tiêu thụ gồm những đối tượng: A. động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2 B. động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2, thực vật C. động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật, thực vật D. thực vật, động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật Đáp án: A. VẬN DỤNG 9
  10. Câu 1: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con / ha - Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ ha - Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ ha Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng A. vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. B. dạng phát triển. C. dạng giảm sút.D. dạng ổn định. Đáp án: B Câu 2: Một ví dụ về quần thể sinh vật tự nhiên là A. bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.B. đàn cá sống ở sông C. đàn chim sống trong rừng.D. đàn chó nuôi trong nhà. Đáp án: A Câu 3: Nếu một nước có số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm trên 30% dân số, số lượng người già chiếm dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp thì được xếp vào loại nước có A. tháp dân số tương đối ổn địnhB. tháp dân số giảm sút C. tháp dân số ổn địnhD. tháp dân số phát triển Đáp án : D Câu 4: Tháp dân số thể hiện A. đặc trưng dân số của mỗi nước B. thành phần dân số của mỗi nước C. hóm tuổi dân số của mỗi nước D. tỉ lệ nam/ nữ của mỗi nước Đáp án: A. Câu 5: Tập hợp các sinh được coi là một quần xã: A. đồi cọ ở Vĩnh Phúc B. đàn hải âu ở biển C. bầy sói trong rừng D. tôm, cá trong hồ tự nhiên Đáp án: D. VẬN DỤNG CAO 10
  11. Câu 1: Trong một hệ sinh thái, cây nắp ấm được xếp vào A. sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ C. sinh vật phân hủy D. Vi sinh vật Câu 2: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, hổ được xếp vào bộ A. gặm nhấm B. ăn thịt C. móng guốc D. linh trưởng Câu 3: Trong một hồ tự nhiên, quan sát thấy quần thể bèo Lục Bình chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong các quần thể thực vật khác có trong hồ. Quần thể này thể hiện chỉ số A. Độ đa dạng B. Độ nhiều C. Độ thường gặp D. Độ hấp dẫn II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1: Thế nào là một quần thể sinh vật ? Đáp án: Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới . Câu 2: Nêu những dấu hiệu điển hình của một quần xã? Đáp án: Dấu hiệu cơ bản của quần xã sinh vật là: số lượng và thành phần các loài sinh vật. - Số lượng các loài được đánh giá qua: độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp - Thành phần các loài được thể hiện qua: việc xác định loài ưu thế và loài đặc trưng. THÔNG HIỂU Câu 1: Khi nào mật độ cá thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng? Đáp án: Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi đó, mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng Câu 2: Phân biệt tháp dân số trẻ với tháp dân số già? 11
  12. Đáp án: - Tháp dân số trẻ là tháp có đáy rộng, cạnh tháp xiên và đỉnh tháp nhọn. - Tháp dân số già là tháp có đáy hẹp, cạnh tháp gần như thẳng đứng và đỉnh tháp không nhọn . VẬN DỤNG Câu 1: Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản: 46 con/ha - Nhóm tuổi sinh sản: 44 con/ha - Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con/ha Dạng tháp biểu đồ tháp tuổi của quần thể này? Đáp án: Dạng tháp ổn định VẬN DỤNG CAO Câu 1: Một nước có tổng số dân là 60 triệu người. Trong đó số người dưới 15 tuổi là 19 triệu người, số người từ 15 tuổi đến 64 tuổi là 36 triệu người. Hãy cho biết tháp dân số của nước trên thuộc dạng tháp nào? Đáp án: Tỉ lệ người dưới 15 tuổi là: (19 : 60) . 100% = 31,7% Tỉ lệ người già là: (60 - 19 - 36 ): 60 . 100% = 8,3% Tháp dân số của nước trên thuộc dạng tháp phát triển 12