Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Phong

doc 6 trang nhatle22 4890
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_khoi_9_hoc_ki_i_truong_thcs_nghia_p.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Phong

  1. TRƯỜNG THCS NGHĨA PHONG DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS THCS NGHĨA PHONG TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail 1 TRẦN THỊ 1978 GIÁO 0984561773 thuhathcsnghiaphong@gmail.com THU HÀ VIÊN 2 VŨ THỊ 1980 GIÁO 01635985102 vuminhngocnnp@gmail.com NGỌC VIÊN CÂU HỎI CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI I.NHẬN BIẾT: Câu 1. Trẻ đồng sinh là A.Những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lần sinh. B.Những đứa trẻ được sinh ra cùng trứng. C.Những đứa trẻ snh ra khác trứng. D.Những đứa trẻ có cùng một kiểu gen. Câu 2.Trong tế bào sinh dưỡng của bệnh nhân bị bệnh Tơcnơ có A. 3NST số 21. B .3NST số 23. C. 1NST số 21. D. 1NST X. Câu 3. Trong tế bào sinh dưỡng của bệnh nhân Đao có A. 3NST số 21. B. 1NST X. C. 3NST số 23. D. 1NST số 21. Câu 4. Nghành di truyền học có chức năng chuẩn đoán , cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền được gọi là A.di truyền học sức khỏe. B.di truyền hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình. C.di truyền y học tưu vấn . D.di truyền học tương lai nhân loại.
  2. Câu 5. Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu di truyền người là A.nghiên cứu trẻ đồng sinh và phả hệ. B.phương pháp lai và gây đột biến . C.nghiên cứu phả hệ và phương pháp lai. D.nghiên cứu trẻ đồng sinh và nghiên cứu phương pháp gây đột biến . Câu 6.Bác sĩ chuẩn đoán cho một bệnh nhân: Người lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, si đần bẩm sinh và không có con Người đó mắc bệnh A.đao. B.tơcnơ. C. ung thư máu. D. câm điếc bẩm sinh. Câu 7. Biểu hiện ở người bị bệnh bạch tạng là: A.Thường bị mất trí nhớ . B.Rối loạn hệ đường sinh dục và không có con. C.Thường bị chết sớm. D. Da, tóc màu trắng do cơ thể thiếu sắc tố. Câu 8. Bệnh tơcnơ là một dạng bệnh A. Chỉ xuất hiện ở nam. B. Chỉ xuất hiện ở nữ. C.Có thể xảy ra ở cả nam và nữ. D. Không xảy ra ở trẻ con , chỉ xảy ra ở người lớn. Câu 9( Tự luận). Nêu các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền. Câu 10( Tự luận). Nêu những khó khăn trong việc nghiên cứu di truyền người. ĐÁP ÁN Câu 1. A Câu 2. D Câu 3. A Câu 4. C Câu 5. A Câu 6. A Câu 7. D Câu 8. B Câu 9. Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền là: -Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vú khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. -Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh. -Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên. Câu 10. Khi để nghiên cứu di truyền người, các nhà nghiên cứu gặp 2 khó khăn chính: - Người sinh sản chậm và đẻ ít con. - Vì lí do xã hội, không thế’ áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. II.THÔNG HIỂU: Câu 1. Để xác định vai trò của yếu tố di truyền và ngoại cảnh đối với sự biểu hiện tính trạng người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu
  3. A.Phả hệ. B.Phân tích thế hệ lai. C.trẻ đồng sinh. D.gây đột biến. Câu 2. Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân Tơcnơ là: A.Các bộ phận trên cơ thể bình thường. B.Thường chết sớm hoặc mất trí nhớ. C. Sinh sản bình thường. D. Có khả năng hoạt động tình dục bình thường. Câu 3.Khi xây dựng phả hệ, phải theo dõi sự di truyền tính trạng qua ít nhất mấy thế hệ? A.Hai thế hệ. B.Ba thế hệ. C.Bốn thế hệ. D.Năm thế hệ. Câu 4. Người bị hội chứng Đao có số lượng NST A.44 chiếc . B. 45 chiếc . C. 46 chiếc. D. 47 chiếc . Câu 5. Bệnh Đao là hậu quả của A.đột biến đa bội thể. B.đột biến về cấu trúc NST. C.đột biến dị bội thể. D. đột biến gen. Câu 6. Trường hợp nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra bệnh , tật di truyền ở người? A. Do ăn uống thiếu chất. B. Do kết hôn gần trong phạm vi 3 đời . C .Người phụ nữ trên 35 tuổi còn sinh đẻ. D.Sống ở môi trường bị ô nhiễm nặng phóng xạ,hóa chất. Câu 7. Bệnh Tơcnơ là một dạng đặc biệt làm thay đổi về A.số lượng NST theo hướng tăng lên . B.số lượng NST giảm dần . C.cấu chúc NST.
  4. D.cấu trúc gen Câu 8. Kí hiệu bộ NST của người bị bệnh Tơcnơ là . A.XY B. XX C. OX D. OY Câu 9(Tự luận). Trình bày cơ chế phát sinh và hậu quả của bệnh Đao? Câu 10(Tự luận). Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điếm nào ? Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền người ? ĐÁP ÁN Câu 1. C Câu 2. B Câu 3. B Câu 4. D Câu 5. C Câu 6. A Câu 7. B Caau8. C Câu 9. a.Cơ chế phát sinh: Trong quá trình tạo giao tử của mẹ ( hoặc bố), cặp NST số 21 vì nguyên nhân nào đó không phân li đã tạo ra loại giao tử bất thường mang cả hai NST 21. -Loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường của bố( hoặc mẹ) có một NST 21, tạo ra hợp tử có 3 NST thứ 21, phát triển thành người mắc bệnh Đao. b.Hậu quả bệnh Đao: -Người mắc bệnh Đao có cơ thể biến đổi hình thái như: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưới hơi the ra, mắt hơi sâu và có một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. -Sinh lí: Si đần do thần kinh kém phát triển, vô sinh vì cơ quan sinh dục không phát triển. Câu 10. a.Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau ở chỗ: - Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới. - Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới. b.Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng, người ta biết dược tính trạng nào dó chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, rất ít hoặc không bị biến đổi dưới tác dụng của môi trường (tính trạng chất lượng) hoặc dễ bị biến đổi dưới tác dụng của mòi trường (tính trạng số lượng). III.VẬN DỤNG THẤP: Câu 1.Khi một hợp tử phân chia hai lần liên tiếp mỗi tế bào phát triển thành một cơ thể riêng biệt. Đây là hiện tượng đồng sinh A.khác trứng. B.cùng trứng. C.hai trẻ. D. tám trẻ. Câu 2. Bệnh bạch tạng do một gen lặn quy định. Một cặp vợ chồng có màu da bình thường và đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ phần trăm sinh con mắc bệnh của họ là: A.25%. B.50%.
  5. C.75%. D.100%. Câu 3. Để phát hiện các dị tật và bệnh bẩm sinh liên quan đến các bệnh đột biến NST ở người, người ta đã sử dụng phương pháp A. gây đột biến. B.nghiên cứu phả hệ. C.nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. nghiên cứu tế bào. Câu 4. Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn m nằm trên NST giới tính X( Xm) gây nên. Một gia đình, cả bố mẹ đều nhìn màu bình thường sinh ra một người con mắc hội trứng Tơcnơ và mù màu. Kiểu gen của người con này là: A.OXm. B.XmY. C.XmXm. D.OYm. Câu 5. Khi nghiên cứu di truyền người bằng phương pháp nghiên cứu phả hệ đã tìm ra đặc điểm của bệnh máu khó đông và bệnh mù màu do: A.Đột biến gen lặn gây nên. B. Đột biến trội lặn gây nên. C.Liên kết với giới tính. D.Tính trạng trội gây nên. Câu 6. Di truyền học đã dự đoán được khi bố mẹ có kiểu gen Aa x Aa, trong đó gen a gây bệnh ở người. Tính xác xuất đời con bị bệnh của cặp vợ chồng nói trên. ĐÁP ÁN Câu 1. B Câu 2. A Câu 3. D Câu 4. A Câu 5. C Câu 6. Sơ đồ lai: P: Aa x Aa Gp: A, a A, a F1: 1AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình: 3 Bình thường : 1 bị bệnh Con bị bệnh chiếm 25% IV.VẬN DỤNG CAO: Câu 1. Ở người , gen XA quy định máu bình thường, gen Xa quy định máu máu khó đông. Bố và con trai mắc bệnh máu khó đông. Nhận xét nào sau đây đúng nhất.
  6. A.Con trai đã nhận Xa từ bố. B. Con trai đã nhận Xa từ mẹ. C. Con trai nhận gen bệnh từ ông nội. D. Con trai nhận gen bệnh từ ông ngoại. Câu 2.Chồng và vợ đều bị mù màu. Họ sinh được một trai, một gái, sự biểu hiện tính trạng này ở các con của họ là: A.Trai bình thường, gái mù màu. B.trai bình thường, gái mù màu. C.Cả hai cùng mù màu. D.Cả hai bình thường. Câu 3. Chồng có một túm lông ở tai, vợ bình thường. Các con trai của họ A.tất cả đều có túm lông ở tai. B.tất cả đều bình thường. C.một nửa có túm lông ở tai. D. ¼ có túm lông ở tai. Câu 4(Tự luận).Ở người, bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn trên NST giới tính X gây nên. Người phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh kết hôn với người bình thường. Lập sơ đồ lai và cho biết tỉ lệ phần trăm con trai mắc bệnh chiếm bao nhiêu? ĐÁP ÁN Câu 1. B Câu 2. C Câu 3. A Câu 4. Quy ước: Gen A quy định tính trạng máu bình thường. Gen a quy định tính trạng máu khó đông. Sơ đồ lai: P: Mẹ x Bố XAXa XAY A a A GP:X , X X , Y A A A A a a F1:X X : X Y : X X : X Y Vậy người con trai mắc bệnh chiếm 25%.