Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Thiện

doc 9 trang nhatle22 3461
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_1_truong_thcs_giao_thi.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Thiện

  1. PHÒNG GD&ĐT GIAO THỦY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I LỚP 9 TRƯỜNG THCS GIAO THIỆN MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS GIAO THIỆN Địa chỉ mail của nhà trường: thcsgiaothien1@gmail.com TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail 1 VŨ THỊ HÀ 1990 GIÁO VIÊN 2 ĐỖ THỊ THU 1985 GIÁO VIÊN HUẾ B. NỘI DUNG ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 9 I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là A. cặp tính trạng tương phản. B. tính trạng. C. nhân tố di truyền (gen). D. dòng thuần chủng. Câu 2. Để nghiên cứu di truyền Menđen đã sử dụng phương pháp A. lai khác dòng. B. lai giống. C. phân tích các thế hệ lai. D. tự thụ phấn. Câu 3. Menđen đã phát hiện ra quy luật phân li dựa vào A. phép lai hai cặp tính trạng. B. phép lai một cặp tính trạng. C. phép lai nhiều cặp tính trạng. D. tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai. Câu 4. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được kí hiệu là A. n. B. 2n. C. 3n. D. 4n.
  2. Câu 5. Trong giảm phân các NST kép trong cặp tương đồng có sự tiếp hợp và bắt chéo nhau vào A. kì đầu I. B. kì đầu II. C. kì giữa I. D. kì giữa II. Câu 6. Trong nguyên phân NST phân li về hai cực tế bào ở A. kì cuối. B. kì đầu. C. kì giữa. D. kì sau. Câu 7. Cấu trúc không gian của phân tử ADN là A. một chuỗi xoắn đơn, xoắn đều quanh một trục từ trái sang phải. B. một chuỗi xoắn kép, xoắn đều quanh một trục từ trái sang phải. C. hai chuỗi xoắn đơn, xoắn đều quanh một trục từ phải sang trái. D. hai chuỗi xoắn kép, xoắn đều quanh một trục từ phải sang trái. Câu 8. Chức năng của ARN thông tin (mARN) là A. quy định cấu trúc của một loại prôtêin nào đó. B. điều khiển quá trình tổng hợp prôtêin. C. điều khiển sự tự nhân đôi của phân tử ADN. D. truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin. Câu 9. Các loại ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của A. phân tử prôtêin. B. ribôxôm. C. phân tử ADN. D. phân tử ARN mẹ. THÔNG HIỂU Câu 10. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích A. AABb x AaBb. B. Aabb x aaBb. C. AaBb x AaBB. D. AABB x aabb. Câu 11. Khi giao phấn giữa cây quả đỏ, bầu dục với cây quả vàng, tròn. Kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp A. quả đỏ, tròn. B. quả đỏ, bầu dục. C. quả vàng, tròn. D. cả A, B, C. Câu 12. Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong nguyên phân A. các NST đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và có thể trao đổi chéo với nhau. C. hai cromatit trong từng NST kép của cặp NST tương đồng tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn rồi phân li về hai cực của tế bào. D. các NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn hình thái rõ rệt và tâm động đính vào các sợi tơ của thoi phân bào. Câu 13. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là A. sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái.
  3. B. sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái. C. sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội. D. sự tạo thành hợp tử. Câu 14. Ở thỏ có bộ NST 2n=44. Một tế bào sinh dục của thỏ đang ở kì sau II của giảm phân. Hãy xác định số lượng NST có trong tế bào nói trên là A. 22. B. 11. C. 88. D. 44. Câu 15. Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin A. cấu trúc bậc 4. B. cấu trúc bậc 3. C. cấu trúc bậc 2. D. cấu trúc bậc 1. VẬN DỤNG Câu 16. Một cơ thể có kiểu gen AaBbCCDd phân li độc lập sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử A. 8. B. 16. C. 32. D. 64. Câu 17. Sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể là nhờ những quá trình nào A. nguyên phân, giảm phân. B. nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. C. giảm phân, thụ tinh. D. nguyên phân, thụ tinh. Câu 18. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là A. sự chia đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con. B. sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con. C. sự phân li đồng đều của các cromatit về hai tế bào con. D. sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con. Câu 19. Một đoạn gen có cấu trúc như sau Mạch 1: - A - X - T - X - G - T - X - A - Mạch 2 : - T - G - A - G - X - A - G - T - Nếu mạch 2 là mạch khuôn thì đoạn mạch mARN được tổng hợp là A. - A - X - T - X - G - T - X - A -. B. - U - G - A - U - X - A - X - G -. C. - A - X - U - X - G - U - X - A -. D. - U - G - A - G - X - U - G - X -. Câu 20. Một phân tử ADN có 18000 nucleotit. Vậy số chu kì xoắn của phân tử ADN là A. 900. B. 3600. C. 1800. D. 450. II. TỰ LUẬN THÔNG HIỂU Câu 1. Phân tích mối quan hệ giữa gen và tính trạng? VẬN DỤNG CAO
  4. Câu 2. Ở chuột, tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho chuột đực lông đen giao phối với chuột cái lông trắng thì kết quả giao phối sẽ như thế nào? III. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TRẮC NGHIỆM: 80đ (mỗi câu đúng 4đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp B C B A A D B D C D A B B D D A B B C A án PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: 10đ - Mối liên hệ: + ADN (gen) là khuôn mẫu để tổng hợp mARN. (1đ) + mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin cấu tạo nên prôtêin. (1đ) + Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào  biểu hiện thành tính trạng cơ thể. (1đ) - Bản chất mối liên hệ gen và tính trạng: + Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, thông qua đó quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành nên prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy, thông qua prôtêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen quy định tính trạng. (5đ) + NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ giữa gen và tính trạng theo sơ đồ sau : Gen → mARN → Prôtêin→ tính trạng. (2đ) Câu 2: 10đ - Quy ước : + gen A quy định tính trạng lông đen. (0,5đ) + gen a quy định tính trạng lông trắng. (0,5đ) + Kiểu gen của chuột đực lông đen: AA hay Aa. (0,5đ) + Kiểu gen của chuột cái lông trắng: aa. (0,5đ) - Vậy P sẽ có hai sơ đồ lai: + Trường hợp 1: P: Chuột đực lông đen x Chuột cái lông trắng (1đ) AA aa GP : A a (1đ) F1 : Aa (1đ) KH: 100% lông đen. (0,75đ) + Trường hợp 2: P: Chuột đực lông đen x Chuột cái lông trắng (1đ)
  5. Aa aa GP : A : a a (1đ) F1 : 1Aa : 1 aa (1đ) KH: 1lông đen : 1 lông trắng. (0,75đ) - Vậy: Khi cho chuột đực lông đen giao phối với chuột cái lông trắng thì F1 thu được 100% lông đen hoặc 1lông đen : 1 lông trắng. (0,5đ) C. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHO CHỦ ĐỀ “HỆ SINH THÁI” I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Quần thể sinh vật là A. tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định. B. các cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới. C. tập hợp các sinh vật tại một địa điểm nào đó. D. cả A, B. Câu 2. Quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản là A. giới tính, nhóm tuổi, mật độ. B. giới tính, mật độ. C. nhóm tuổi, mật độ. D. giới tính, nhóm tuổi. Câu 3. Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật A. tỉ lệ giới tính. B. thành phần nhóm tuổi. C. mật độ. D. đặc trưng kinh tế xã hội. Câu 4. Ở quần thể người, quy định nhóm tuổi trước sinh sản là A. từ 15 đến dưới 20 tuổi. B. từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi. C. từ sơ sinh đến dưới 25 tuổi. D. từ sơ sinh đến dưới 20 tuổi. Câu 5. Điều đúng khi nói về thành phần của quần xã sinh vật là A. tập hợp các sinh vật cùng loài. B. tập hợp các sinh vật khác loài. C. tập hợp các quần thể sinh vật khác loài. D. tập hợp toàn bộ các loài sinh vật trong tự nhiên. Câu 6. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã được gọi là A. loài đặc trưng. B. loài ưu thế. C. loài phổ biến. D. cả A, B, C. Câu 7. Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là A. thành phần không sống và sinh vật. B. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ. C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải. D. sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
  6. Câu 8. Lưới thức ăn là A. tập hợp nhiều chuỗi thức ăn trong tự nhiên. B. tập hợp nhiều chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. C. tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có những mắt xích chung trong hệ sinh thái. D. cả A, B, C đều đúng. THÔNG HIỂU Câu 9: Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào? A. khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lũ lụt, cháy rừng, dịch bệnh, B. khi khu vực sống của quần thể được mở rộng. C. khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể. D. nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào. Câu 10: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo: A. lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể dực và cá thể cái. B. nguồn thức ăn của quần thể. C. khu vục sinh sống D. cường độ chiếu sáng. Câu 11: Đặc điểm hình tháp dân số trẻ là: A. đáy rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp. B. đáy không rộng, cạnh thấp xiên nhiều và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp. C. đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung bình thấp. D. đáy rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn, biểu hiện tỉ lệ tử vong trung bình, tuổi thọ trung bình khá cao. Câu 12: Ví dụ nào sau đây Không phải là quần thể sinh vật? A. các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển nam cực. B. các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. C. các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau. D. rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông Bắc Việt Nam. Câu 13: Rừng mưa nhiệt đới là: A. một quần thể sinh vậtB. một quần xã sinh vật C. một quần xã động vậtD. một quần xã thực vật Câu 14: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. một khu rừngB. một hồ tự nhiên C. một đàn chuột đồng D. một ao cá Câu 15: Sinh vật tiêu thụ gồm những đối tượng nào sau đây: A. động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt bậc 1 , động vật ăn thịt bậc 2
  7. B. động vật ăn thịt bậc 1, động vật ăn thịt bậc 2, thực vật C. động vật ăn thịt bậc 2, động vật ăn thực vật, thực vật D. thực vật, động vật ăn thịt bậc 2, thực vật Câu 16: Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là: A. 50/50 B. 70/30 C. 75/25 D. 40/60 Vận dụng thấp Câu 17: Trong chuỗi thức ăn sau, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây: A. nấm và vi khuẩnB. thực vật C. động vật ăn thực vật D. các động vật kí sinh Câu 18: Trong chuỗi thức ăn: Cây cỏ -> Bọ rùa -> Êch -> Rắn -> Vi sinh vật Thì rắn là: A. sinh vật sản xuấtB. sinh vật tiêu thụ bậc 1 C. sinh vật tiêu thụ bậc 2D. sinh vật tiêu thụ bậc 3 Câu 19: Sinh vật ăn thịt là: A. con bòB. con cừu C.con thỏ D. cây nắp ấm Câu 20: Tập hợp nào dưới đây là quần thể sinh vật: A.tập hợp những cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng. B.tập hợp các cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung một ao. C.tập hợp các cây hoa cùng mọc trong một cánh rừng. D.tập hợp các cây ngô( bắp) trên một cánh đồng. Câu 21:Sinh vật nào sau đây là là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh? A. vi sinh vật phân giảiB. động vật ăn thực vật C. động vật ăn thịtD. thực vật Vận dụng cao Câu 22: Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể coa quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau đây: A. cỏ ->châu chấu -> Trăn -> gà rừng -> vi khuẩn B. cỏ ->trăn -> châu chấu-> vi khuẩn -> gà rừng C. cỏ -> châu chấu -> gà rừng -> tră ->vi khuẩn D. cỏ -> châu chấu -> vi khuẩn -> gà rừng -> trăn Câu 23: Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: - Nhóm tuổi trước sinh sản 44con/ha - Nhóm tuổi sinh sản: 43 con/ha - Nhóm tuổi sau sinh sản: 21 con/ha
  8. Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào: A. dạng ổn địnhB. dạng phát triển C. dạng giảm sútD. vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. Câu 24: Tập hợp các sinh vật nào sau đay được coi là một quần xã? A. đồi cọ ở Vĩnh PhúcB. đàn hải âu ở biển C. bầy sói trong rừngC. tôm cá trong hồ tự nhiên II. phÇn tù luËn NHẬN BIẾT Câu 1: Trình bày những dấu hiệu điển hình của một quần xã ? Câu 2:Thế nào là cân bằng sinh học? Lấy ví dụ? THÔNG HIỂU Câu 3: Tháp dân số già và dân số trẻ khác nhau như thế nào? Câu 4: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì? VẬN DỤNG THẤP Câu 5: Lấy 1 ví dụ về chuỗi thức ăn? Và chỉ ra đâu là sinh vật sản xuất, đâu là sinh vật tiêu thụ, đâu là sinh vật phân hủy trong chuỗi thức ăn. VẬN DỤNG CAO Câu 6:Vẽ một lưới thức ăn trong có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch, châu chấu, cáo, gà rừng, hổ, diều hâu, xác chết sinh vật, nấm, vi khuẩn, dê III. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C A D B C A A C D A A C B C A Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án A B D D D A C A C PHẦN TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1: *Quần xã có những đặc điểm cơ bản về số lượng – thành phần các loài sinh vật. - Số lượng các loài trong quần xã + Độ đa dạng: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. + Độ nhiều : Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. + Độ thường gặp: Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng địa điểm quân sát. - Thành phần loài trong quần xã + Loài ưu thế: là đóng vai trò quân trọng trong quần xã + Loài đặc trưng: loài chỉ có quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. Câu 2: - Là số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ thích hợp với khả năng của môi trường.
  9. - Ví dụ: Gặp khí hậu thuận lợi sâu ăn lá sinh sản mạnh, số lượng tăng khiến số lượng chim sâu cũng tăng. Nhưng số lượng chim sâu tăng quá nhiều ( ăn sâu nhiều) làm số lượng sâu giảm làm cho số lượng chim sâu cũng giảm. PHẦN THÔNG HIỂU Câu 3: Tháp dân số trẻ Tháp dân số già - Đáy tháp rộng - Đáy tháp hẹp - Cạnh tháp xiên nhiều - Cạnh tháp gần như thẳng đứng - Đỉnh tháp nhọn - Đỉnh tháp không nhọn - Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong cao - Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp - Tuổi thọ trung bình thấp - Tuổi thọ trung bình cao Câu 4: - Phát triển dân số hợp lí là không để dân số phát triển quá nhanh dẫn đến thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, gây ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ, trường học, bệnh viện ,thiếu kiến thức về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, dẫn đến đói nghèo. - Việc phát triển dân số hợp lý nhằm đảm bảo chất luwowngjcuoocj sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường của đất nước để mọi người trong xã hội đều được môi trường chăm sóc, có điều kiện phát triển tốt. PHẦN VẬN DỤNG THẤP Câu 5: - Ví dụ chuỗi thức ăn: Cây râu cải -> sâu ăn lá -> chim ăn sâu -> vi khuẩn + Sinh vật sản xuất là cây rau cải +Sinh vật tiêu thụ là sâu ăn lá, chim ăn sâu + Sinh vật phân hủy là vi khuẩn VẬN DỤNG CAO Câu 6: Hổ Ếch Cáo Diều hâu Bọ rùa Châu chấu Gà rừng Dê Cây cỏ Nấm Xác chết của sinh vật Vi khuẩn