Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 9 - Học kì II - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 9 - Học kì II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_khoi_9_hoc_ki_ii_nam_hoc_2020_2021.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 9 - Học kì II - Năm học 2020-2021
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp trong thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc - Ngữ liệu: văn - Nhận biết - Hiểu và hiểu bản thông tin/ PTBĐ, thể nêu được văn bản nghệ thơ hoặc ngôi nội dung, ý thuật kể trong văn nghĩa của - Tiêu chí lựa bản. văn bản. chọn ngữ liệu: - Nhận biết - Hiểu tác + 01 đoạn sự phát triển dụng của trích,thơ/văn bản của từ, các phép tu từ hoàn chỉnh. biện pháp tu được sử + Độ dài khoảng từ trong văn dụng trong 50 - 300 chữ. bản. văn bản. Số câu 1 1 Tổng Số điểm 1,5 1,5 3 Tỉ lệ 15 % 15% 30% II: Nhận biết - Hiểu đúng + Vận - Tạo lập TLV đúng đối đặc trưng dụng linh thành văn NLXH tượng NL. văn bản . hoạt các bản có tính + Trình bày thao tác thống nhất, được bài văn lập luận nội dung có bố cục ba chặt chẽ, phần. thuyết phục. Số câu 1 1 1
- Tổng Số điểm 1.5 1.5 3 1 7 cộng Tỉ lệ 15% 15% 30% 10% 70% Số câu 2 2 1 1 3 Tổng Số điểm 3 3 3 1 10 cộng Tỉ lệ 30% 30% 30% 10% 100%
- PHÒNG GD&ĐT NAM ĐÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS KIM LIÊN NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 01 trang) Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 01 PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) : Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “Bàn tay khô cứng , sỏi, sành Ôm con mưa, nắng, dỗ dành, chở che Cha là chiếc võng trưa hè Ru con ngon giấc tuổi thơ ngọt ngào Cha là những hạt mưa rào Cho con uống mát biết bao nhiêu lần Giờ đây con đã lớn khôn Công cha như núi Thái Sơn trong lòng ” (Trích “Thương cha”, Nguồn Internet) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ? Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? PHẦN II: LÀM VĂN (8,0 điểm) Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? Hết
- PHÒNG GD&ĐT NAM ĐÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS KIM LIÊN NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 01 trang) Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 02 PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) : Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu Ôi cơn mưa quê hương Đã ru hát hồn ta thủa bé, Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé, Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa, Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa Ta yêu quá những lần đầu mới biết Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết Như tre, dừa, như làng xóm quê hương Như những con người- biết mấy yêu thương ” (Trích “Nhớ con sông quê hương”, Lê Anh Xuân, NXB Văn học, 2003) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ? Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Suy nghĩ và hành động của em về hiện tượng nói tục, chửi thề ở một số học sinh trong nhà trường hiện nay. Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 a - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 Thể thơ: lục bát: - Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ : Ẩn dụ, So sánh, liệt b kê, điệp ngữ 1.5 - Hs có thể lựa chọn một trong các biện pháp tu từ ấy để nêu tác dụng c Nội dung: - Bài thơ là tâm sự, là tiếng lòng của người con khi 1.0 nghĩ đến công lao , sự khó khăn , vất vả , hi sinh thầm lặng của người cha dành cho con cái của mình. II LÀM VĂN Đề ra: Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ học đường để góp 7.0 phần giảm thiểu tai nạn giao thông? a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận với đầy đủ các 0.5 phần mở bài, thân bài, kết bài b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25 Nhận diện đúng kiểu bài NLXH về một hiện tượng trong đời sống xã hội. - Trong quá trình viết bài, cần sử dụng kết hợp các yếu tố khác để 0,25 bài viết thuyết phục và sinh động hơn. Bài viết nên có các ý cơ bản: a) Mở bài: 1.0 HS có thể dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp vào vấn đề nêu ở đề bài - Nêu được vấn đề cần NL: Vấn đề tai nạn giáo thông đang là một điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra. - Nhận thức : Tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước cần phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần 3.0 giảm thiểu TNGT. b) Thân bài: 1 . Giải thích các khái niệm có liên quan 2. Thực trạng của vấn đề tham gia giao thông hiện nay ( Ở thành phố, nông thôn, trường học ) - Lấy VD minh học cụ thể 3 . Hậu quả: ( HS cần nêu cụ thể hậu quả đối với xã hội , gia đình , nhà trường, bản thân )
- 4. Nguyên nhân( Chủ quan, Khách quan) 5. Hành động của tuổi trẻ - Tham gia học tập luật lệ gt, nắm vững và bảo đảm ATGT khi tham gia. - Chấp hành nghiêm chỉnh , không lạng lách, đánh võng - Đưa ra các biện pháp tuyên truyền C.Kết bài : - Đánh giá khái quát về vấn đề nghị luận: - Mở rộng liên hệ, trình bày suy nghĩ, rút ra bài học 1.0 d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng, thấu đáo, 0.5 sâu sắc về đối tượng của bài văn NLXH e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0.5 đặt câu. Mạch lạc, rõ ràng; trình bày sạch sẽ. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 a Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 Thể thơ: tự do - Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ : Ẩn dụ, So sánh, b nhân hóa, điệp ngữ 1.5 - Hs có thể lựa chọn một trong các biện pháp tu từ ấy để nêu tác dụng c Nội dung: - Thông qua những hình ảnh hết sức gần gũi và chân 1.0 thực như lời ru, cơn mưa, cây dừa, rặng tre tác giả đã bộc lộ tình cảm của mình đối với quê hương một cách sâu nặng II LÀM VĂN Đề ra: Suy nghĩ và hành động của em về hiện tượng nói tục, 7.0 chửi thề ở một số học sinh trong nhà trường hiện nay. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận với đầy đủ các 0.5 phần mở bài, thân bài, kết bài b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhận diện được đúng kiểu 0.25 bài NLXH về một hiện tượng trong đời sống. 0,25 - Trong quá trình viết bài, cần sử dụng kết hợp các yếu tố khác để bài viết thuyết phục và sinh động hơn. Bài viết nên có các ý cơ bản: a) Mở bài: 1.0 HS có thể dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp vào vấn đề nêu ở đề bài - Nêu được vấn đề cần NL: Vấn đề nói tục chửi thề
- - Nhận thức b) Thân bài: 1 . Giải thích các khái niệm có liên quan - Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ không hay, thiếu lịch sự, thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng mình và người đang giao tiếp, trái 3.0 với thuần phong mĩ tục 2. Chứng minh * Biểu hiện: HS nêu những biểu hiện của hiện tượng nói tục chửi thề không chỉ nơi công cộng, nơi trường học, không chỉ lúc bực tức mà còn cả trong lúc vui vẻ, không chỉ với bạn bè, thầy cô mà còn đối với người lớn tuổi * Tác hại : HS cần chỉ rõ các tác hại đối với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội - Lấy VD minh họạ cụ thể 3. Nguyên nhân( Chủ quan, Khách quan) 4 . Giải pháp - Tuyên truyền . - Nhắc nhở - Đưa ra các biện pháp có tính răn đe C .Kết bài : - Đánh giá khái quát về vấn đề nghị luận: - Mở rộng liên hệ , rút ra bài học cho bản thân. 1.0 d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng, thấu 0.5 đáo, sâu sắc về đối tượng của bài văn NLXH e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0.5 đặt câu. Mạch lạc, rõ ràng; trình bày sạch sẽ.