Đề kiểm tra môn Khoa học xã hội Lớp 9 - Học kì 1 - Đề số 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Khoa học xã hội Lớp 9 - Học kì 1 - Đề số 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_khoa_hoc_xa_hoi_lop_9_hoc_ki_1_de_so_4_nam_h.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Khoa học xã hội Lớp 9 - Học kì 1 - Đề số 4 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh
- z TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: KHXH - KHỐI 9 (THM) NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: KHXH - KHỐI 9 (THM) Mã đề XH904 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 14/12/2018 Ngày kiểm tra: 18/12/2018 Mã đề XH901 Thời gian làm bài: 45 phút Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm) Dùng bút chì tô kín vào đáp án đúng nhất trong phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân đội nước nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh? A. Mĩ. B. Anh C. Liên Xô. D. Pháp. Câu 2: "Kế hoạch Mác-san" (1948) còn được gọi là gì? A. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu. B. Kế hoạch phục hưng châu Âu. C. Kế hoạch khôi phục châu Âu. D. Kế hoạch phục hưng kinh tế Tây Âu. Câu 3: Ba cường quốc đã tham gia hội nghị I-an-ta là A. Liên xô, Trung Quốc, Mĩ B. Liên Xô, Anh, Mĩ C. Anh, Liên xô, Trung Quốc D. Anh, Pháp, Mĩ Câu 4: Thành tựu quan trọng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người là A. Phát minh sinh học. B. Tạo ra công cụ lao động mới. C. "Cách mạng xanh". D. Phát minh hóa học. Câu 5: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức bị những nước nào kiểm soát? A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật. B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. C. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh. D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản. Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ như thế nào? A. Bị chiến tranh tàn phá B. Bước đầu phát triển C. Phát triển mạnh nhất thế giới D. Bị khủng hoảng nghiêm trọng Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai là A. tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ. B. sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng. C. đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ. D. thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. Câu 8: Biểu hiện rõ nhất thể hiện sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973 là A. kinh tế vượt Anh, Pháp, Đức, Ý. B. tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng nhanh. C. dẫn đầu thế giới về công nghiệp dân dụng. D. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới. Câu 9: Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật là A. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Đông Bắc Á. B. không còn chú trọng hợp tác với Mĩ và các nước Tây Âu C. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc D. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN Câu 10: Mục tiêu của "chiến tranh lạnh" là gì? A. Mĩ lôi kéo các nước trên thế giới chống Liên Xô. B. Mĩ và các nước đế quốc phá hoại phong trào cách mạng thế giới. C. Mĩ và các nước đế quốc thực hiện chính sách thù địch, chống Liên Xô và các nước XHCN D. Mĩ chống lại các nước XHCN Đông Âu. Câu 11: Tỉnh nào sau đây không thuộc tiểu vùng Tây Bắc nước ta A. Yên Bái B. Hòa Bình C. Lai Châu D. Điện Biên Câu 12: Di sản văn hóa ở Bắc Trung Bộ đã được UNESCO công nhận là : A. Phong Nha – Kẻ Bàng B. Cố đô Huế C. Phố cổ Hội An D. Di tích Mĩ Sơn Câu 13: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- A. Nam Định B. Hải Dương. C. Hưng Yên. D. Vĩnh Phúc. Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cây cà phê được trồng ở những tỉnh nào sau đây của Bắc Trung Bộ? A. Thanh Hóa, Nghệ An B. Nghệ An, Quảng Trị C. Quảng Bình , Quảng Trị. D. Nghệ An, Hà Tĩnh Câu 15: Ý nào sau đây không đúng về nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Mực, tôm, cá đông lạnh là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. B. Chiếm hơn ¼ giá trị thủy sản khai thác của cả nước. C. Có nhiều bãi tôm cá lớn tập trung ở các ngư trường. D. Cá biển chiếm sản lượng nhỏ trong tổng sản lượng thủy sản. Câu 16: Nền văn mimh độc đáo của đồng bằng sông Hồng thể hiện ở những đặc điểm nào trong kết cấu hạ tầng sau đây? A. Mạng lưới giao thông dày đặc B. Đường giao thông nông thôn phát triển C. Hệ thống đê điều được xây dựng và bảo vệ từ lâu đời. D. Cơ sở điện nước được bảo đảm rất đầy đủ. Câu 17: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên của các tỉnh cực Nam Trung Bộ là A. nguy cơ hoang mạc hóa B. mưa bão C. hiện tượng cháy rừng D. lũ lụt Câu 18: Khả năng thâm canh tăng vụ của Đồng bằng sông Hồng thuận lợi nhờ những điều kiện chủ yếu nào sau đây? A. đất phù sa màu mỡ B. khoáng sản C. nguồn lợi sinh vật biển. D. hang động đá vôi Câu 19: Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ năm 2014 ( Đơn vị: nghìn tấn ) Vùng Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam trung Bộ Hoạt động Nuôi trồng 137,9 86,4 Khai thác 328,0 845,8 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Bắc Trung Bộ có sản lượng nuôi trồng ít hơn khai thác B. Duyên Hải Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác lớn hơn nuôi trồng C. Sản lượng khai thác của Duyên Hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ D. Bắc Trung Bộ có sản lượng khai thác và nuôi trồng lớn hơn Duyên Hải Nam Trung Bộ. Câu 20: Cho bảng số liệu : Sản lượng lương thực của Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2010 và 2014 Vùng Sản lượng lương thực ( nghìn tấn) Năm 2010 Năm 2014 Đồng bằng sông Hồng 7013,8 6941,2 Đồng bằng sông Cửu Long 21796,,0 25475,,0 Cả nước 44632,2 50178,5 Để thể hiện sản lượng lương thực của Đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 2010 và 2014, biểu đồ nào thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ tròn D. Biểu đồ đường Phần II. Tự luận (5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Vì sao nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” trong những năm 70 của thế kỉ XX? Từ đó, em hãy liên hệ rút ra bài học cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước? Câu 2 (1 điểm): Em hãy nêu nên các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Câu 3 (1,5 điểm): Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn để sản xuất lúa của đồng bằng sông Hồng ? Câu 4 (1 điểm): Hãy chứng minh vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển?
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: KHXH - KHỐI 9 (THM) MÃ ĐỀ XH904 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 18/12/2018 Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B B C B C C D D C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B A B D C A A D C Phần II. Tự luận( 5điểm) Câu Nội dung Điểm * Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh: - Nguyên nhân khách quan: + Điều kiện quốc tế có nhiều thuận lợi. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ 0,25 thuật vào sản xuất 0,25 + Lợi dụng vốn đầu tư của nước ngoài. Ít chi tiêu cho quân sự - Nguyên nhân chủ quan Câu 1 + Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước có hiệu quả. Vai trò quan trọng 0,25 của nhà nước (1,5đ) + Truyền thống văn hóa lâu đời. Con người Nhật Bản có ý chí vươn 0,25 lên * Bài học cho Việt Nam: ( GV cho điểm dựa vào sự trình bày hợp lí của học sinh) - Cần nắm bắt và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kĩ 0,25 thuật. - Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư 0,25 - Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước 0,25 - Chú trọng đào tạo con người 0,25 Các xu thế của thế giới ngày nay Câu 2 - Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế 0,25 - Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm 0,25 (1đ) - Hình thành trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm 0,25 - Một số nơi vẫn xảy ra xung đột, tranh chấp 0,25 Xu thế chung: Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển Câu 3 * Thuận lợi. 0,25 (1,5đ) - Địa hình: bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp 0, 25 - Khí hậu, nguồn nước thuận lợi để tham canh tăng vụ 0,25 - Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào,trình độ thâm canh cao nhất cả nước 0,25 - Cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện nhất cả nước, thị trường tiêu thụ
- rộng * Khó khăn: - Đất bạc màu, thoái hóa, thiên tai: lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh 0,25 - Dân số đông, bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người 0,25 thấp. Câu 4 - Có nhiều bãi tôm, bãi cá, có ngư trường cực nam Trung bộ , Hoàng 0,25 (1đ) Sa, Trường Sa, nhiều vũng vịnh, đầm phá thuận lợi thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. - Đường bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh, kín gió, thích hợp 0,25 để xây dựng cản nước sâu (Dung Quất, Vân Phong) - Có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi phát triển du lịch: Nha Trang, Một 0,25 số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại hiệu quả kinh tế cao - Các mỏ sa khoáng như Titan, cát trằng, và cánh đồng muối nổi tiếng: Cà Ná, Sa Huỳnh, Thêm lục địa có dầu khí, hiện đã tiến hành ở 0,25 phí đông đảo Phú Quý. BGH duyệt Tổ chuyên môn TM nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Tố Loan