Đề kiểm tra môn Khoa học xã hội Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 10 trang nhatle22 1990
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Khoa học xã hội Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_khoa_hoc_xa_hoi_lop_8_hoc_ki_i_nam_hoc_2017.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Khoa học xã hội Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: KHOA HỌC XÃ HỘI 8 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được diễn biến, hậu quả và đánh giá được tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Liên hệ với tình hình thế giới ngày nay. - Trình bày được biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 của các nước châu Âu. Giải thích được vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp. - Trình bày được tình hình nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. - Chứng minh được giá trị to lớn của biển đảo Việt Nam đối với tự nhiên và kinh tế xã hội. - Đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội, tình hình kinh tế của khu vực Tây Nam Á và Nam Á. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài trắc nghiệm, biết trình bày, phân tích, giải thích, vận dụng để đánh giá được các sự kiện lịch sử. - Gi¶i thÝch mét sè hiÖn t­îng phân bố mưa , ph©n bè d©n c­ vµ phân bố cây trồng và vật nuôi cña Tây Nam Á, Nam Á. Giải thích các hiện tượng tự nhiên. 3. Thái độ: - Thể hiện thái độ căm ghét chủ nghĩa phát xít, yêu hòa bình. - Giáo dục tình yêu biển đảo, quê hương đất nước. - Phát huy tính tích cực, ý thức tự giác, trung thực trong làm bài kiểm tra. 4. Năng lực: Tư duy, tự học, tái hiện sự kiện lịch sử, liên hệ thực tế. II. MA TRẬN ĐỀ Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng Tổng Nội dung cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Chiến tranh thế giới thứ 1,5 0,5 0,5 1 1,5 2 hai Các nước tư bản chủ 1,5 1,5 nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới Khu vực Tây Nam và 1,5 Nam Á 1,5 Biển đảo Việt Nam 2 1,5 3,5 Tổng 3 4 0,5 2,5 3 7 BGH TỔ CM NHÓM CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: KHOA HỌC XÃ HỘI 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày tháng 12 năm 2017 ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) A. Hoàn thành bảng niên biểu sau ra bài kiểm tra (1,5 điểm) Thời gian Sự kiện chính 1/9/1939 Đức tấn công Liên Xô 7/12/1941 Chiến thắng Xta-lin-grát 8/5/1945 Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản B. Ghi các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào bài kiểm tra (1,5 điểm) C©u 1. Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo tôn giáo: A. Hồi giáo B. Thiên chúa giáo C. Ki tô giáo D. Phật giáo Câu 2. Khu vực Tây Nam Á nằm trong khoảng: A. Từ 130B - 420B B. Từ 130N - 420B C. Từ 130N - 420N D. Từ 130B - 420N Câu 3. Nguyên nhân làm cho khu vực Nam Á có lượng mưa phân bố không đều do: A. Tiếp giáp với khu vực Tây Nam Á B. Hoạt động của gió mùa Tây Nam. C. Đặc điểm địa hình D. Nằm trong vị trí nhiệt đới gió mùa II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1(1,5 điểm): Các nước châu Âu thoát khỏi khủng hoảng kinh tế bằng cách nào? Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp? Câu 2 (2 điểm): Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra những hậu quả gì? Em hãy đánh giá tính chất của cuộc chiến tranh này? Liên hệ với tình hình thế giới ngày nay. Câu 3 (2 điểm): Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, em hãy chứng minh điều đó qua các yếu tố khí hậu và hải văn của biển.
  3. Câu 4 (1,5 điểm): Cho đoạn trích ca khúc: Tổ quốc gọi tên mình (Trích) “Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình. Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá. Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả. Bão tố dập dờn, chăng lưới, bủa vây. Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình. Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá. Sóng cuồn cuộn lên dáng hình đất nước. Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau. Tổ quốc của tôi! Tổ quốc của tôi! Mấy ngàn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ Tổ quốc linh thiêng! Tổ quốc linh thiêng! Tôi lắng nghe. Tôi lắng nghe. Tôi lắng nghe. Tổ quốc gọi tên mình.” Nhạc: Đinh Trung Cẩn Lời thơ: Nguyễn Phan Quế Mai a. Tác giả mượn lời ca từ để gửi tới chúng ta điều gì? b. Theo em, là học sinh em cần phải làm gì để làm theo lời nhắn gửi của tác giả? BGH TỔ CM NHÓM CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai
  4. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học 2017 – 2018 Môn: KHXH 8 Học kì I Thời gian: 90 phút ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM) A. Điền bảng: Mỗi nội dung điền đúng được 0,25 điểm Thời gian Sự kiện chính 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ 22/6/1941 Đức tấn công Liên Xô 7/12/1941 Trận Trân Châu Cảng 2/2/1943 Chiến thắng Xta-lin-grát Đêm 8/5/1945 Đức đầu hàng không điều kiện Ngày 6 và 9/8/1845 Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản B. Chọn ý đúng: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Với những câu có 2 đáp án đúng, nếu học sinh trả lời sai hoặc thiếu, thừa 1 đáp án thì không được điểm. Câu 1 2 3 Đáp án A A B,C II. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM) Câu Nội dung Số điểm * Các nước châu Âu thoát khỏi khủng hoảng bằng cách 1 - Anh, Pháp: Tiến hành cải cách kinh tế, xã hội. 0,25đ - Đức, Ý: Phát xít hóa bộ máy chính quyền. 0,25đ * Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp vì: - Ở Đức: Đức là quê hương của chủ nghĩa phát xít. Giai cấp tư sản 0,5đ cầm quyền ủng hộ, dung túng chủ nghĩa phát xít, đưa Hít-le lên cầm quyền. Phong trào cách mạng không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát xít. - Ở Pháp: Đảng Cộng sản Pháp kịp thời huy động các đảng phái, 0,5đ đoàn thể trong một mặt trận chung - mặt trận nhân dân Pháp. Cương lĩnh của mặt trận phù hợp với quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân. 2 * Hậu quả: 0,5đ Toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh. Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các
  5. cuộc chiến tranh trong nhiều năm trước đó cộng lại. * Tính chất: - Giai đoạn 1: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, phản động. 0,25đ - Giai đoạn 2: Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống lại chủ nghĩa 0,25đ phát xít và bảo vệ hòa bình thế giới. * Liên hệ tình hình thế giới ngày nay: HS trả lời được những ý cơ 1đ bản sau: - Đa số các nước trên thế giới đều ổn định về chính trị, hợp tác phát triển về kinh tế. - Một số nơi vẫn còn xung đột, nội chiến, nạn khủng bố - Vấn đề tranh chấp biển đảo - Thế giới đang nỗ lực bảo vệ nền hòa bình 3 a. Khí hậu - Chế độ gió: Gió Đông Bắc chiếm ưu thế từ T10 - T4. Gió Tây 0,5đ Nam từ T5- T9 riêng Vịnh Bắc Bộ gió chủ yếu là hướng Nam. - Chế độ nhiệt: Mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn trên đất liền. 0,5đ Nhiệt độ trung bình > 23oc. - Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển ít hơn trên đất liền đạt từ 1100 0,5đ - 1300mm b. Hải văn - Dòng biển: Mùa đông chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, 0,25đ mùa hạ chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. - Chế độ triều: Khác nhau, chế độ nhật triều chiếm ưu thế. 0,25đ 4 a. Lời bài hát - Thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong trái tim mỗi người Việt 0,25đ Nam. Một tình yêu tổ quốc bất diệt. - Giống như lời hiệu triệu toàn dân: là tiếng nói yêu nước mãnh 0,25đ liệt, là quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, là tiếng nói hòa bình dân tộc b. Liên hệ: - Học tập: + Học tập tốt, ra sức luyện rèn để xây dựng đất nước. 0,25đ + Nghiên cứu, tìm tòi để khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên 0,25đ biển. - Tuyên truyền: + Tuyên truyền, phổ biến pháp luật quản lý , bảo vệ và phát triển 0,25đ bền vững biển đảo. + Nâng cao nhận thức tình yêu biển đảo, khai thác sử dụng bền 0,25đ vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. BGH TỔ CM NHÓM CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai
  6. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: KHOA HỌC XÃ HỘI 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày tháng 12 năm 2017 ĐỀ SỐ 2 I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) A. Hoàn thành bảng niên biểu sau ra bài kiểm tra (1,5 điểm) Thời gian Sự kiện chính 1/9/1939 Đức tấn công Liên Xô 7/12/1941 Chiến thắng Xta-lin-grát 8/5/1945 Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản B. Ghi các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào bài kiểm tra (1,5 điểm) Câu 1. Đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong khu vực khí hậu: A. Ôn đới gió mùa B. Nhiệt đới gió mùa C. Cận nhiệt lục địa D. Cận nhiệt đới gió mùa Câu 2. Nguyên nhân làm cho khu vực Nam Á có lượng mưa phân bố không đều do: A. Tiếp giáp với khu vực Tây Nam Á B. Nằm trong vị trí nhiệt đới gió mùa C. Đặc điểm địa hình D. Hoạt động của gió mùa Tây Nam Câu 3: Địa hình nam Á được chia thành 3 miền đó là: A. Phía Bắc là dãy Hy-ma-lay-a, ở giữa là đồng bằng, phía Nam là sơn nguyên. B. Phía Nam là dãy Hy- ma-lay-a, ở giữa là đồng bằng phía Bắc là sơn nguyên. C. Phía Nam là dãy Hy-ma-lay-a, ở giữa là sơn nguyên, phía Bắc là đồng bằng. D. Phía Bắc là dãy Hy-ma-lay-a, ở giữa là sơn nguyên, phía Nam là đồng bằng. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã ảnh hưởng tới nước Mĩ như thế nào? Vì sao nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933? Câu 2 (2 điểm): Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra những hậu quả gì? Em hãy đánh giá tính chất của cuộc chiến tranh này? Liên hệ với tình hình thế giới ngày nay. Câu 3 (2 điểm): Em hãy chứng minh vùng biển Việt Nam có tài nguyên phong phú, có ý nghĩa đối với tự nhiên nước ta. Câu 4 (1,5 điểm): Cho đoạn trích ca khúc:
  7. Tổ quốc gọi tên mình ( Trích ) “Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình. Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá. Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả. Bão tố dập dờn, chăng lưới, bủa vây. Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình. Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá. Sóng cuồn cuộn lên dáng hình đất nước. Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau. Tổ quốc của tôi! Tổ quốc của tôi! Mấy ngàn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ Tổ quốc linh thiêng! Tổ quốc linh thiêng! Tôi lắng nghe. Tôi lắng nghe. Tôi lắng nghe. Tổ quốc gọi tên mình.” Nhạc: Đinh Trung Cẩn Lời thơ: Nguyễn Phan Quế Mai a. Tác giả mượn lời ca từ để gửi tới chúng ta điều gì? b. Theo em, là học sinh chúng ta cần phải làm gì để làm theo lời nhắn gửi của tác giả? BGH TỔ CM NHÓM CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai
  8. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học 2017 – 2018 Môn: KHXH 8 Học kì I Thời gian: 90 phút ĐỀ SỐ 2 I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) A. Điền bảng: Mỗi nội dung điền đúng được 0,25 điểm Thời gian Sự kiện chính 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ 22/6/1941 Đức tấn công Liên Xô 7/12/1941 Trận Trân Châu Cảng 2/2/1943 Chiến thắng Xta-lin-grát Đêm 8/5/1945 Đức đầu hàng không điều kiện Ngày 6 và 9/8/1845 Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản B. Chọn ý đúng: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Với những câu có 2 đáp án đúng, nếu học sinh trả lời sai hoặc thiếu , thừa 1 đáp án thì không được điểm. Câu 1 2 3 Đáp án B C,D A II.TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu Nội dung Số điểm * Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 1 tới nước Mĩ. - Cuối tháng 10/1929, Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng lớn bắt đầu từ 0,25đ tài chính lan nhanh sang công nghiệp và nông nghiệp - Nạn thất nghiệp, nghèo đói tràn lan. 0,25đ * Biện pháp khắc phục. - Cuối năm 1932, Tổng thống Ru-dơ-ven thực hiện “Chính sách 0,25đ mới”. - Nội dung: + Giải quyết nạn thất nghiệp 0,25đ + Thông qua các đạo luật: ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan 0,25đ trọng nhất. + Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông 0,25đ phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại Mỹ thoát khỏi khủng hoảng 1929 – 1933. 2 * Hậu quả: 0,5đ Toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh. Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật
  9. chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong nhiều năm trước đó cộng lại. * Tính chất: - Giai đoạn 1: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, phản động. 0,25đ - Giai đoạn 2: Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chống lại chủ nghĩa 0,25đ phát xít và bảo vệ hòa bình thế giới. * Liên hệ tình hình thế giới ngày nay: HS trả lời được những ý cơ 1đ bản sau: - Đa số các nước trên thế giới đều ổn định về chính trị, hợp tác phát triển về kinh tế. - Một số nơi vẫn còn xung đột, nội chiến, nạn khủng bố - Vấn đề tranh chấp biển đảo - Thế giới đang nỗ lực bảo vệ nền hòa bình 3 - Vùng biển Việt Nam có tài nguyên phong phú: + Thềm lục địa và đáy: có nhiều khoáng sản dầu mỏ, khí đốt, kim 0,5đ loại, phi kim loại, sinh vật biển + Lòng biển: hải sản, muối, bãi cát 0,25đ + Mặt biển: rộng, phát triển giao thông trong nước và quốc tế. 0,25đ + Bờ biển: bãi biển đẹp, vũng, vịnh sâu, tốt, tiện cho xây dựng 0,5đ cảng, du lịch - Biển có ý nghĩa đối với tự nhiên nước ta: điều hòa khí hậu, tạo 0,5đ cảnh quan duyên hải và hải đảo. 4 a. Lời bài hát - Thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong trái tim mỗi người Việt 0,25đ Nam. Một tình yêu tổ quốc bất diệt. - Giống như lời hiệu triệu toàn dân: là tiếng nói yêu nước mãnh 0,25đ liệt, là quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, là tiếng nói hòa bình dân tộc b. Liên hệ: - Học tập: + Học tập tốt, ra sức luyện rèn để xây dựng đất nước. 0,25đ + Nghiên cứu, tìm tòi để khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên 0,25đ biển. - Tuyên truyền: + Tuyên truyền, phổ biến pháp luật quản lý , bảo vệ và phát triển 0,25đ bền vững biển đảo. + Nâng cao nhận thức tình yêu biển đảo, khai thác sử dụng bền 0,25đ vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. BGH TỔ CM NHÓM CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Phạm Thị Thanh Mai