Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm

docx 3 trang nhatle22 6020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2020_2021_truong.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC LÂM Năm học 2020 - 2021 CÂU HỎI KHẢO SÁT MÔN SINH HỌC 9 Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm A. tất cả các nhân tố vô sinh bao quanh sinh vật. B. tất cả các nhân tố hữu sinh bao quanh sinh vật. C. tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh bao quanh sinh vật. D. tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại với sinh vật làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Câu 2: Giun đũa, giun kim, giun móc, sán lá sống trong môi trường nào sau đây? A. Môi trường đất. B. Môi trường nước. C. Môi trường sinh vật. D. Môi trường không khí. Câu 3: Mỗi loài sinh vật có một môi trường sống đặc trưng vì lí do chủ yếu là A. chúng sinh ra từ môi trường đó. B. chúng có những đặc điểm thích nghi với môi trường về hình thái, sinh lí, và tập tính. C. chúng có những đặc điểm thích nghi với môi trường về cách lấy thức ăn. D. môi trường đó có nhiều thức ăn và có quan hệ đực cái. Câu 4: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với A. một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái sinh vật không thể tồn tại. B. một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái sinh vật vẫn tồn tại được. C. nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. Câu 5: Phát biểu đúng về nhân tố sinh thái? A. trong thiên nhiên, các nhân tố sinh thái không ngừng tác động, chi phối lẫn nhau và tác động lên sinh vật. B. các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
  2. C. các nhân tố sinh thái tác động không giống nhau đối với các hoạt động sống của sinh vật và ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của sinh vật. D. trong thiên nhiên, các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái không ngừng tác động, chi phối lẫn nhau và tác động không giống nhau đối với các hoạt động sống của sinh vật và ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của sinh vật. Câu 6: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt vì A. con người có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển và sinh sản của sinh vật một cách nhân tạo để phục vụ cho lợi ích của mình. B. con người làm biến đổi mạnh mẽ môi trường của nhiều loài sinh vật và do đó luôn đe dọa cuộc sống của chúng. C. con người luôn tác động tích cực tới sinh vật làm cho chúng phát triển mạnh mẽ. D. con người có thể cải tạo sinh vật để tạo ra các giống cho năng suất cao. Câu 7: Các nhân tố sinh thái tác động như thế nào đến sinh vật? A. các nhân tố sinh thái tác động luôn đồng đều lên sinh vật. B. các nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên sinh vật. C. có nhân tố sinh thái là cực thuận với mọi hoạt động sinh lí của sinh vật. D. nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau luôn giống nhau. Câu 8: Cho biết một loài vi khuẩn có giới hạn nhiệt độ từ OoC → 80oC trong đó điểm cực thuận là + 55oC.Một loài cá có giới hạn nhiệt độ từ Oo → 58oC trong đó điểm cực thuận là 32oC. Em hãy chọn một ý kiến đúng nhất trong các ý kiến sau: A. Vi khuẩn có vùng phân bố rộng hơn loài cá đó. B. Vi khuẩn có vùng phân bố hẹp hơn loài cá đó. C. Vi khuẩn có giới hạn chịu đựng nhỏ hơn loài cá đó. D. Vi khuẩn có vùng phân bố rộng hơn nhưng giới hạn chịu đựng nhỏ hơn loài cá đó Câu 9: Cho các thông tin sau: Giới hạn về nhiệt độ của loài chân bụng Hiđrôbia aponensis là từ +1°C đến +60°C, của đỉa phiến là từ +0,5°C đến +24°C. Loài chuột cát ở Đài nguyên thích hợp ở nhiệt độ từ -5°C đến +30°C. Cá chép ở nước ta thích nghi ở nhiệt độ là +2°C đến +44°C. Trong các loài trên loài nào có khả năng phân bố hẹp nhất? A. Đỉa phiến. B. Chuột cát. C. Cá chép. D. Chân bụng Hiđrôbia aponensis.
  3. Câu 10: Tên sinh vật: 1. Gà 2. Giun đũa. 3. Cá trắm 4. Giun đất. Môi trường sống: a. Ruột người, b. Nước, c. Trên mặt đất- không khí, d. Chuồng gà, e. Trong đất . Hãy ghép tên sinh vật với môi trường sống tương ứng. A. 1-c; 2-b; 3-a; 4-e. B. 1-c; 2-e; 3-b; 4-a. C. 1-c; 2-a; 3-b; 4-e. D. 1-c; 2-a; 3-e; 4-b.