Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Hải

doc 4 trang nhatle22 3550
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_i_truong_thcs_nghia_ha.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Nghĩa Hải

  1. Giáo viên : Vũ Văn Đích PHÒNG GD&ĐT NGHĨA HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGHĨA HẢI MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút Giáo viên : Vũ Văn Đích A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS NGHĨA HẢI TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Vũ Văn Đích 1977 Giáo viên 0972926002 Vudich1977@gmail.com CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG V: DI TRUYỀN NGƯỜI I. NHẬN BIẾT Câu 1. Phương pháp nghiên cứu phả hệ : A. Là phương pháp nghiên cứu đặc điểm di truyền của một bộ tộc nào đó. B. Là phương pháp theo dõi sự di truyền một số tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ. C. Là phương pháp theo dõi những bệnh , tật di truyền của một dòng họ qua một số thế hệ. D. Là phương pháp nghiên cứu bệnh trong một cộng đồng dân cư. Câu 2. Nghiên cứu phả hệ cho chúng ta những thông tin về: A. Đặc điểm di truyền của các tính trạng trên những người cùng một dòng họ qua các thế hệ. B. Số lượng thành viên trong gia đình. C. Tình trạng sức khoẻ của các thành viên trong dòng họ. D. Tình trạng hôn nhân của các thành viên trong gia đình. Câu 3. Có thể phân biệt được người mắc bệnh ĐAO và người mắc bệnh Tơcnơ bằng mắt thường dựa vào: A. Dựa vào phương pháp phả hệ. B.Phải phân tích kiểu gen . C.Dựa vào kiểu hình khác nhau của hai bệnh nhân. D. Dựa vào đặc điểm sinh lí. Câu 4. Hiện tượng di truyền chéo là: A.Là bố truyền lại các tính trạng của mình cho con trai. qua NST Y trong cặp NST giới tính. B.Là ông ngoại truyền các tính trạng cho con gái qua NST X trong cặp NST giới tính sau đó truyền lại cho cháu trai. C. Là bố truyền lại các tính trạng của mình cho con gái. D. Là mẹ truyền các tính trạng cho con gái. Câu 5. Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những điểm nào:
  2. A. Trẻ đồng sinh cùng trứng hoàn toàn giống nhau về kiểu hình.Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu hình khác nhau hoàn toàn B. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen và cùng giới tính. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau hoàn toàn C. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên khác giới tính. D. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen và cùng giới tính. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể khác giới tính , có thể cùng giới tính Câu 6. Tại sao người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ và nghiên cứu trẻ đồng sinh để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? A. Vì đây là phương pháp dễ làm dễ theo dõi. B. Vì ở người sinh sản muộn , đẻ ít con và vì lí do xã hội không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến C. Vì con cái có hiện tượng giống bố mẹ. D. Vì ở người không áp dụng được các phương pháp nghiên cứu trên động vật. Câu 7. Ý nghĩa của nghiên cứu trể đồng sinh là gì? A. Biết được tính trạng nào đó phụ thuộc hay không phụ thuộc vào kiểu gen để tạo điều kiện cho việc phát triển tính cách của trẻ được nghiên cứu. B. Biết được tiềm năng của trẻ để định hướng về học tập và lao động. C. Có thể xác dịnh được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội. D. Để biết được trẻ đồng sinh có đặc điểm gì khác so với các trẻ khác Câu 8. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân Tớcnơ : A. Bệnh nhân là nam có cổ ngắn. lùn mất trí nhớ B.Bệnh nhân là nữ bé lùn, má phệ lưỡi hơi thè ra, mắt sâu. C.Bệnh nhân là nữ, si đần, da và tóc màu trắng. D.Bệnh nhân là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt,, tử cung nhỏ, mất trí nhớ và không có con Câu 9. Người bị bệnh Đao có biểu hiện: A.Bé , lùn, cổ rụt , má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, ngón tay ngắn. B.Si đần bẩm sinh và không có con. C.Da và tóc màu trắng, mắt màu hồng. D.Bé , lùn, cổ rụt , má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, ngón tay ngắn, Si đần bẩm sinh và không có con Câu 10. Nguyên nhân dẫn đến bệnh Đao là: A. Do có 3 NST X trong cặp NST giới tính. B. Do có 3 NST trong cặp thứ 21. C.Có cặp NST giới tính là XXY D. Do có 3 NST trong cặp thứ 20 II. THÔNG HIỂU Câu 1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh và tật di truyền là gì? A. Do quá trình trao đổi chất nội bào bị rối loạn. B. Do sự thay đổi của môi trường sống C. Do các tác nhân vật lí , hoá học tác động vào quá trình phân bào. D. Do quá trình trao đổi chất nội bào bị rối loạn. Do môi trường bị ô nhiễm. Do các tác nhân vật lí , hoá học tác động vào quá trình phân bào. Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh di truyền: A. Là do các đột biến trên NST và đột biến các gen trội gây nên. B. Do các tác nhân vật lí hoá học gây ra các đột biến gen và các đột biến NST C. Là do các tác nhân như: thuốc diệt cỏ, phân bón gây ra. D. Do bộ NST 2n đột biến thành 4n. Câu 3. Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được lấy nhau? A. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt.
  3. B. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận và xã hội lên án . C. Nếu lấy nhau thì vi phạm Luật hôn nhân và gia đình. D. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt. Nếu lấy nhau thì vi phạm Luật hôn nhân và gia đình Câu 4. Tại sao quy định :”Hôn nhân một vợ một chồng” của luật hôn nhân và gia đình lại có cơ sở sinh học? A.Để tránh tăng dân số. B. Để đảm bảo bình đẳng giới tính. C.Vì trong độ tuổi kết hôn 18-35 tỉ lệ nam nữ là 1:1 D. Vì lí do đạo đức. Câu 5. Hiện tượng di truyền thẳng là hiện tượng : A. Là bố truyền lại các tính trạng của mình cho con trai qua NST Y trong cặp NST giới tính. B. Là bố truyền lại các tính trạng của mình cho con gái qua NST X trong cặp NST giới tính. C. Là mẹ truyền các tính trạng cho con trai. D. Là mẹ truyền các tính trạng cho con gái. Câu 6. Hiện tượng di truyền chéo là: A.Là bố truyền lại các tính trạng của mình cho con trai. qua NST Y trong cặp NST giới tính. B. Là ông ngoại truyền các tính trạng cho con gái qua NST X trong cặp NST giới tính sau đó truyền lại cho cháu trai. C.Là bố truyền lại các tính trạng của mình cho con gái. D. Là mẹ truyền các tính trạng cho con gái. Câu 7. Bệnh máu khó đông do gen nào quy định (Trội hay lặn) có liên quan đến giới tính không? Nằm trên NST nào? A. Do gen lặn quy định nằm trên NST thường . B. Do gen lặn quy định nằm trên NST giới tính Y. C. Do gen lặn quy định nằm trên NST giới tính X D. Do gen trội quy định nằm trên NST giơí tính X. Câu 8. Các tính trạng ở người chịu ảnh hưởng nhiều của ngoại cảnh: A. Màu mắt, màu sắc tóc, giọng nói. B. Giọng nói, màu da, C. Chiều cao, màu da, dạng mũi, khuôn mặt. D. Sức khoẻ, màu mắt. Câu 9 Các phương pháp nghiên cứu di truyền người bao gồm: A. nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh, nghiên cứu ADN. B. nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh C. nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu tế bào, nghiên cứu trẻ sơ sinh. D. nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu tế bào, nghiên cứu phôi thai. Câu 10. Ở người bị bệnh ung thư mô máu là do đột biến: A. thêm đoạn ở nhiễm sắc thể 21. B. chuyển đoạn ở nhiễm sắc thể 21. C. mất đoạn ở nhiễm sắc thể 21. D. lặp đoạn ở nhiễm sắc thể 21. III. VẬN DỤNG Câu 1. Nguyên nhân của tật di truyền là? A. Tật di truyền do đột biến gen lặn B. Tật di truyền .do đột biến gen trội. C. Tật di truyền thường do đột biến gen trội và đột biến NST D. Do đột biến NST Câu 2. Người con trai và người con gái mắc chứng câm điếc bẩm sinh kết hôn với nhau xác xuất con đầu lòng của họ bị bệnh là : A. 50% B.25% C. 75% D.100% Câu 3. Cơ chế của hiện tượng sinh đôi cùng trứng là:
  4. A. Hai trứng được thụ tinh cùng một lúc. B. Một trứng được thụ tinh với hai tinh trùng khác nhau. C. Một trứng được thụ tinh với một tinh trùng. D. Một trứng được thụ tinh với một tinh trùng và ở lần phân chia đầu tiên của hợp tử hai tế bào con tách rời Câu 4. Việc nghiên cứu di truyền ở người thường gặp khó khăn vì nhiều lý do khác nhau. Trong những lý do sau đây, lý do nào là không đúng? A. Tính di truyền, biến dị ở người không tuân theo quy luật di truyền biến dị như ở các sinh vật khác. B. NST ở người có số lượng lớn (2n = 46) kích thước nhá ít sai khác về hình dạng và kích thước. C. Người sinh sản chậm, đẻ ít con. D. Vì những lý do thuộc phạm vi xã hội, đạo đức nên không áp dụng phương pháp lai và gây đột biến để nghiên cứu. Câu 5 Cơ sở di truyền học của Luật Hôn nhân gia đình: Cấm kết hôn gần trong vòng 4 đời là vì: A. Nếu lấy nhau thì vi phạm Luật hôn nhân và gia đình. B. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt. C. Nếu lấy nhau thì gia đình không hạnh phúc D. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt và vi phạm Luật hôn nhân và gia đình Câu 6 Việc nghiên cứu di truyền ở người thường gặp khó khăn vì nhiều lý do khác nhau. Trong những lý do sau đây, lý do nào là không đúng? A. Tính di truyền, biến dị ở người không tuân theo quy luật di truyền biến dị như ở các sinh vật khác. B. NST ở người có số lượng lớn (2n = 46) kích thước nhá ít sai khác về hình dạng và kích thước. C. Người sinh sản chậm, đẻ ít con. D. Vì những lý do thuộc phạm vi xã hội, đạo đức nên không áp dụng phương pháp lai và gây đột biến để nghiên cứu. IV. VẬN DỤNG CAO Câu 1. Trong một gia đình, bố mẹ đều bình thường, sinh con đầu lòng bị hội chứng đao, ở lần sinh thứ hai con của họ: A. chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền. B. không bao giờ bị hội chứng Đao vì rất khó xẩy ra. C. có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số rất thấp. D. không bao giờ xuất hiện vì chỉ có 1 giao tử mang đột biến. Câu 2. Người bố bình thường kết hôn với người mẹ bị bạch tạng sinh ra người con trai bình thường, người con trai này kết hôn với người vợ bị bệnh bạch tạng, thế hệ cháu sinh ra khả năng mắc bệnh bạch tạng là: A 1% B. 25% C. 50% D. 75% Câu 3. Lan và Linh là 2 trẻ sinh đôi cùng trứng, cả hai em đều có mắt nâu, nhưng Lan là học sinh giỏi trường chuyên, còn Linh học khác trường và học kém hơn nhiều. Tính trạng này A. phụ thuộc nhiều vào môi trường. B. phụ thuộc vào kiểu gen. C. do bố mệ truyền cho. D. do nhiều gen quy định. Câu 4. Chồng và vợ đều bi mù màu. Họ sinh được 1 trai và 1 gái, sự biểu hiện tính trạng này ở các con của họ là: A. Trai bình thường, gái mù màu. B. Trai mù màu, gái bình thường . C. Cả hai cùng mù màu. D. Cả hai bình thường.