Đề cương Ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 7 trang nhatle22 23980
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_hoc_ki_2_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 Năm học 2017- 2018 A. HÓA HỌC. I. LYÙ THUYEÁT: 1-Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối. Mối quan hệ giữa các chất. Các loại phân bón hóa học. 2-Phản ứng trao đổi là gì? Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra? Lấy ví dụ minh họa. 3.Tính chất hóa học và ứng dụng của phi kim, clo, cacbon và một số hợp chất của cacbon. II. BÀI TẬP 1. BÀI TẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC. a) Cu(OH)2 + > CuCl2 + d) BaCl2 + H2SO4 > + t0 b) Mg(OH)2  + e) BaCl2 + K2SO4 > + c) CO2 + KOH > ? + H2 f) HCl + ? > FeCl3 + H2O 2. BÀI TẬP TÍNH TOÁN Baøi 1. Cho 11,2 g Fe tác dụng hết với 200g dd HCl. a) Tính nồng độ phần trăm của dd HCl đã dùng? b) Tính thể tích khí thoát ra (đktc)? c) Tính nồng độ phần trăm của dd muối thu được sau phản ứng? Baøi 2. Cho 200 g dung dÞch NaOH 20% t¸c dông võa ®ñ víi 100 g dung dÞch HCl. a) TÝnh nồng ®é phÇn tr¨m cña dung dịch axit HCl? a) TÝnh nång ®é phần trăm của dung dịch muèi thu ®­îc sau ph¶n øng? Bài 3. Cho 8 g CuO tác dụng hết với 200ml dd HCl. a) Viết phương trình hóa học xảy ra? b) Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng? 3. CÂU HỎI LIÊN HỆ THỰC TIỄN Câu 1: Tại sao trong thực tế người ta dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt, nước bể bơi? Câu 2: Khi nấu cơm bằng củi hoặc rơm rạ (ở nông thôn), đôi khi bị quá lửa, nên cơm có mùi khét rất khó chịu. Theo em làm thế nào giảm bớt mùi khó chịu đó? Câu 3: Tại sao chúng ta không nên sưởi ấm bằng lò than tổ ong trong phòng kín? B. SINH HỌC. Câu 1: Thế nào là biến đổi khí hậu ? Câu 2: Nêu nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Câu 3: Trình bày vai trò, cách sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tài nguyên nước. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Nguyệt
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 Năm học 2017- 2018 A. HÓA HỌC. 3. CÂU HỎI LIÊN HỆ THỰC TIỄN Câu 1: Tại sao trong thực tế người ta dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt, nước bể bơi? Giải thích: Vì cho khí clo và nước, clo tác dụng với nước sinh ra axit clohiđric và axit hipoclorơ (HClO). PTHH: Cl2 + H2O HCl + HClO Axit hipoclorơ (HClO) là một chất có tính oxi hóa mạnh nên có thể tẩy màu và diệt khuẩn. Nên người ta đã dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt, nước bể bơi. Câu 2: Khi nấu cơm bằng củi hoặc rơm rạ (ở nông thôn), đôi khi bị quá lửa, nên cơm khê có mùi khét rất khó chịu. Theo em làm thế nào giảm bớt mùi khó chịu đó? Giải thích: Khi cơm bị khê, người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than gỗ, vì than gỗ có tính hấp phụ cao nên than gỗ sẽ hấp phụ mùi khét của cơm làm cho cơm đở mùi khê. Câu 3: Tại sao chúng ta không nên sưởi ấm bằng lò than tổ ong trong phòng kín? Giải thích: Vì trong phòng kín, sự hô hấp của con người và sự cháy của than đều lấy vào khí Oxi và nhả ra ngoài môi trường khí cacbon đi oxit (CO2) không duy trì sự sống. Hơn nữa than tổ ong cháy trong điều kiện thiếu không khí sinh ra khí cực độc là carbon monoxit (CO) rất nguy hiểm. t0 PTHH: C + O2  CO2 t0 C + CO2  CO Khí CO kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn không cho máu nhận oxi và cung cấp oxi cho các tế bào do đó gây tử vong cho con người. B. SINH HỌC. Câu 1: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu tự nhiên theo thời gian. Biến đổi khí hậu làm thay đổi thành phần hóa học của bầu khí quyển toàn cầu. Hoạt động của con người trên Trái Đất được cho là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần làm gia tăng biến đổi khí hậu của Trái Đất. Câu 2: - Nguyên nhân do tự nhiên: + Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu do tự nhiên như: Thay đổi cường độ sáng của Mặt Trời, hoạt động núi lửa, thay đổi dòng chảy của đại dương, thay đổi chuyển động của Trái Đất, - Nguyên nhân do con người: + Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động của con người thải ra khí nhà kính ( khí tải ra từ hoạt động sản xuất, giao thông, ) . Hoạt động khai thác quá mức các hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái rừng, biển làm gia tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính trong bầu khí quyển của các hệ sinh thái đó. Câu 3: * Tài nguyên đất: - Đất là nơi ở, nơi sản xuất lương thực, thực phẩm, là nơi xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông, là nơi sinh sống của các loài sinh vật - Cách sử dụng hợp lí: chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn và nâng cao độ phì nhiêu của đất. * Tài nguyên nước: - Nước là một nhu cầu không thể thiếu của tất cả các sinh vật trên trái đất. - Cách sử dụng hợp lí: khơi thông dòng chảy, không xả rác thải công nghiệp và sinh hoạt xuống sông, hồ, ao, biển tiết kiệm nguồn nước.
  3. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Nguyệt
  4. Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt ? Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt: Áp dụng: Giáo viên có thể đề cặp vấn đề trên ở phần nội dung phản ứng thủy phân của tinh bột trong bài “Tinh bột” (Tiết 24 lớp 12) nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của sự chuyển hóa tinh bột trong khi ăn. Học sinh cũng có thể kiểm nghiệm được trong khi ăn. Câu 4: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta dùng vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao? Giải thích Không dùng nước vì xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên nên vẫn cháy, có thể làm cho đám cháy lan rộng. Thường trùm vải dầy hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với không khí - đó là một trong hai biện pháp để dập tắt sự cháy. Áp dụng: Câu 3,4 có thể sử dụng cho bài 28: Không khí - Sự cháy - Hóa học 8. Những câu hỏi này giúp HS có những kiến thức thực tế hết sức bổ ích, cho các em có kĩ năng trong việc phòng cháy, chữa cháy. Câu 5: Tại sao khí hiđro được coi là nguồn nhiên liệu sạch, không gây ô nhiễm môi trường? Giải thích Bởi vì khi cháy khí hiđro chỉ tạo ra nước, không gây ô nhiễm môi trường
  5. t0 2H2 +O2  2H2O Áp dụng: Câu này có thể sử dụng cho bài 31: Tính chất và ứng dụng của Hiđro- Hóa học 8. Câu hỏi này giúp HS biết được loại nhiên liệu thân thiện với môi trường, giúp các em có ước mơ, có hoài bão trong một tương lai không xa, chính các em - chủ nhân tương lai của đất nước sẽ có những nghiên cứu để điều chế ra nguồn nhiên liệu thay thế sạch hơn và không gây ô nhiễm môi trường sống. Câu 9: Hiện tượng tạo thạch nhũ trong các hang động ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào ? Giải thích: Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO 3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng đa dạng: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 Dung dịch Ca(HCO3)2 chảy qua kẽ đá cho đến khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ giọt xuống. Khi dung dịch tiếp xúc với không khí, phản ứng hoá học tạo thành nhũ đá như sau: Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 ↑ + H2O Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng. Câu 10: Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì? Giải thích: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Trong không khí có khí CO2 nên nước hòa tan một phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học : CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO 3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần. Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua. Do hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường. Giáo viên có thể nêu vấn đề này ở bài : Axit cacbonic – muối cacbonat- Hóa 9. Câu 2: Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)? Giải thích: Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan. Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các hoạt động cày cấy. Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm biogas trong chăn nuôi heo tạo khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp và là cơ sở giải quyết các vấn đề về môi trường ở các địa phương chăn nuôi nhỏ lẽ. Giáo viên đưa vấn đề này vào trong phần liên hệ thực tế bài Mêtan
  6. - Hóa 9. Câu 3: Làm cách nào để quả xanh mau chín ? Giải thích: Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy ? Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín. Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử dụng để bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược lại khi cần cho quả mao chín, người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô hấp của tế bào trái cây. Ngày nay người ta dùng khí đá cho vào thùng trái cây để làm trái cây mao chín vì khi có hơi nước khí đá tác dụng trong môi trường ẩm sinh ra etilen làm trái cây mau chín. Áp dụng: Đây là hiện tượng đã được sử dụng rất lâu nhưng không phải ai cũng biết giải thích được. Giáo viên có thể sử dụng hiện tượng trên liên hệ thực tế trong phần ứng dụng của etilen ở bài : Etilen- Hóa 9 Câu 4: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết ? Giải thích: Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC2, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit: CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2 Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra anđehit axetic, chính chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết Áp dụng: Giáo viên dùng hiện tượng này mở rộng cho phần điều chế nhằm cũng cố lại tính chất của axetilen ở bài : AXETILEN - hóa 9 Câu 11: Ông bà ta xưa nay luôn nhắc nhỡ con cháu câu: “ Nhai kỹ no lâu”. Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và no lâu ? Giải thích: Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt: Áp dụng: Giáo viên có thể đề cặp vấn đề trên ở phần nội dung phản ứng thủy phân của tinh bột trong bài : TINH BỘT nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của sự chuyển hóa tinh bột trong khi ăn. Học sinh cũng có thể kiểm nghiệm được trong khi ăn. Câu 9: Vì sao ăn đường glucozơ lại cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh ? Giải thích: Vì glucozơ tạo một dung dịch đường trên lưỡi, sự phân bố các phân tử đường
  7. trong quá trình hòa tan là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh. Đây là một hiện tượng thường gặp trong tự nhiên. Giáo viên đưa vấn đề này vào phần tính chất của glucozơ ở bài : GLUCOZƠ – Hóa 9.