Giáo án Toán Lớp 1 Sách Cánh diều - Tuần 32 - Nguyễn Thị Tâm
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 Sách Cánh diều - Tuần 32 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_1_sach_canh_dieu_tuan_32_nguyen_thi_tam.docx
Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 1 Sách Cánh diều - Tuần 32 - Nguyễn Thị Tâm
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 32 MÔN: TOÁN BÀI : ĐỒNG HỒ - THỜI GIAN (Tiết 1) Ngày: - - 2021 I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có nhận biết ban đầu về thời gian. Biết xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày. Cơ hội học tập trải nghiêm và phát triển năng lực cho học sinh Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, chia sẻ ý kiến về xem đồng hồ tại các thời điểm gắn với sinh hoạt hằng ngày, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. Kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống. II/ CHUẦN BỊ GV chuẩn bị một đồng hồ giấy có thể quay được kim dài và kim ngắn. Mỗi nhóm HS mang đến một đồng hồ có kim dài và kim ngắn. Phiếu bài tập, tranh tình huống như trong SGK. III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Hoạt động khởi động HS quan sát mặt đồng hồ theo nhóm, chia sẻ hiểu biết về các thông tin trên đồng hồ, chẳng hạn: kim ngắn, kim dài, mặt đồng hồ có những số nào, những vạch chia trên mặt đồng hồ ra sao?, Đại diện nhóm chia sẻ trước lóp. B. Hoạt động hình thành kiến thức GV giới thiệu mặt đồng hồ Nhận biết mặt đồng hồ và cách đọc giờ đúng “Mặt đồng hồ có 12 số, có kim ngắn và kim dài. Kim ngắn và kim dài đều quay được và
- quay theo chiều từ số 1 đến số 12 rồi tiếp tục từ số 12 sang số 1. Kim ngấn chỉ giờ, kim GV gắn đồng hồ chỉ giờ đúng lên bảng, dài chỉ phút”. hướng dẫn HS đọc giờ đúng trên đồng hồ, chẳng hạn: “Kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ đúng vào số 9, ta nói: Đồng hồ chỉ 9 giờ”. GV gắn một số đồng hồ chỉ giờ đúng khác lên bảng, HS đọc giờ đúng rồi chia sẻ với bạn. GV gọi một vài HS trả lời, đặt câu hỏi để HS giải thích tại sao các em lại đọc được Thực hành xem đồng hồ giờ như vậy. Thực hành theo nhóm, phân biệt kim ngắn, Lưu ý: Khi quay kim đồng hồ, GV quay kim dài, quay kim trên mặt đồng hồ của kim dài trên đồng hồ để HS thấy được việc nhóm, rồi đọc kết quả. di chuyển của kim dài kéo theo việc di chuyển của kim ngắn. C. Hoạt động thực hành, luyện tập HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp/nhóm bàn: Bài 1 Mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ? Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp. GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ: Làm thế nào em đọc được giờ đúng trên đồng hồ? GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 32 MÔN: TOÁN BÀI : ĐỒNG HỒ - THỜI GIAN (Tiết 2) Ngày: - - 2021 I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có nhận biết ban đầu về thời gian. Biết xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày. Cơ hội học tập trải nghiêm và phát triển năng lực cho học sinh Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, chia sẻ ý kiến về xem đồng hồ tại các thời điểm gắn với sinh hoạt hằng ngày, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. Kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống. II/ CHUẦN BỊ GV chuẩn bị một đồng hồ giấy có thể quay được kim dài và kim ngắn. Mỗi nhóm HS mang đến một đồng hồ có kim dài và kim ngắn. Phiếu bài tập, tranh tình huống như trong SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 2. HS thực hiện các thao tác sau: Đọc giờ đúng trên đồng hồ. Đọc thông tin dưới bức tranh để chọn đồng hồ thích hợp với mỗi tình huống trong tranh. GV khuyến khích HS đặt câu hỏi và trả lời Nói cho bạn nghe kết quả. theo cặp Sắp xếp lại thứ tự hoạt động theo thời gian cho hợp lí. Nói về hoạt động của bản thân tại thời gian trên mỗi đồng hồ đó. - Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp. Bài 3 HS quan sát các bức tranh, thảo luận và đặt thêm kim ngắn vào đồng hồ để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng với hoạt động trong Kể chuyện theo các bức tranh. tranh. D. Hoạt động vận dụng
- Bài 4. HS thực hiện các thao tác: Quan sát tranh, đọc tình huống trong bức tranh. HS thêm kim ngắn vào mặt đồng hồ chỉ thời điểm thích hợp khi bạn Châu đi từ thành phố về quê và thời điểm về đến nơi. Nói cho bạn nghe suy nghĩ của em khi xác định thời gian đi từ thành phổ về quê như vậy. HS liên hệ với bản thân rồi chia sẻ với các bạn trong nhóm. E. Củng cố, dặn dò Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho em trong cuộc sống? Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? Đe xem đồng hồ chính xác, em nhắn bạn điều gì? Em hãy đoán xem đồng hồ sau chỉ mấy giờ. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 32 MÔN: TOÁN BÀI : EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 1) Ngày: - - 2021 I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Củng cố kĩ năng thực hành tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100. Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chừ nhật. Thực hiện được phép tính với số đo độ dài xăng-ti-mét. Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh Thông qua các hoạt động: đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100; giải quyết bài toán gắn với tình huống thực tiễn và số đo độ dài, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học. Thông qua các chia sẻ, trao đổi nhóm đặt câu hỏi phản biện HS có cơ hội phát triển NL hợp tác, NL giao tiếp toán học. II/ CHUẨN BỊ Đồng hồ giấy có kim giờ, kim phút. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Hoạt động khởi động - GV hướng dần HS chơi trò chơi, chia sẻ HS chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” trước lớp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt ôn tập phép cộng, trừ nhẩm trong phạm vi bằng chính ngôn ngừ của các em. 100 đế tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 100 đã học. HS chia sẻ trước lớp: Đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng, phép trừ mà mình quan sát được. B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1 HS thực hiện tính nhẩm để tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài.
- GV nên giúp HS nhận biết sự liên hệ giữa các phép tính cho trong bài để thực hiện tính nhấm một cách hợp lí. Bài 2 Đặt tính rồi tính: HS đặt tính rồi tính ra vở hoặc ra nháp. Đối vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn Tính: GV hướng dẫn HS thực hiện mỗi nghe. phép tính theo thứ tự lần lượt từ trái qua HS nhận xét khó khăn, sai lầm (nếu có) khi phải. đặt tính và tính kết quả các phép tính cộng, trừ các số có hai chữ số nêu trong bài và nêu cách khắc phục. Bài 3 HS chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe cá nhân, chẳng hạn: Trong bức tranh này có bức tranh được tạo thành từ những hình nào. 9 hình tròn. Có bao nhiêu hình mỗi loại? (HS đếm từng loại hình trong tranh vẽ rồi ghi. kết quả vào vở: Có 7 hình vuông, 9 hình tròn, 7 hình tam giác, 3 hình chữ nhật) GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm