Giáo án môn Toán Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 32 - Chủ đề 14: Nhân chia trong phạm vi 100 000

docx 17 trang Thu Mai 03/03/2023 3000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 32 - Chủ đề 14: Nhân chia trong phạm vi 100 000", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_32_chu_de.docx

Nội dung text: Giáo án môn Toán Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 32 - Chủ đề 14: Nhân chia trong phạm vi 100 000

  1. TUẦN 32 TOÁN CHỦ ĐỀ 14: NHÂN CHIA TRONG PHẠM VI 100 000. Bài 72: LUYỆN TẬP CHUNG (T1) – Trang 101 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Thực hiện phép nhân, chia trong phạm vi 100 000. - Tính nhẩm các phép tính có liên quan đến các số tròn nghìn, tròn chục nghìn trong phạm vi 100 000. - Tính được giá trị biểu thức trong phạm vi 100 000. - Giải được bài toán thực tế liên quan đến các phép nhân, phép chia trong phạm vi 100 000. - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. +Kiểm tra kiến thức đã học của HS ở bài học trước - Cách tiến hành: - GV cho HS hát 1 bài để khởi động bài học. - HS hát - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Luyện tập: -Mục tiêu:
  2. + Thực hiện phép nhân, chia trong phạm vi 100 000; tính nhẩm giá trị của biểu thức có phép nhân, chia, dấu ngoặc và liên quan đến các số tròn nghìn, tròn chục nghìn; tính giá trị của biểu thức có phép nhân, chia và không có dấu ngoặc; giải được bài toán thực tế liên quan tới phép nhân, chia. -Cách tiến hành: Bài 1. (Làm việc cá nhân) Tính nhẩm - HS đọc bài. - HS làm vào vở -HS đọc bài làm của mình. - HS khác nhận xét - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - GV hướng dẫn HS làm bài . - G V gọi HS trả lời - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: (Làm việc nhóm đôi) Đ,S ? - HS đọc yêu cầu bài - HS làm việc theo nhóm - GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: (Làm việc cá nhân) Đặt tính rồi tính: - HS làm vào phiếu học tập. - HS đọc bài làm của mình - HS khác nhận xét - GV nêu yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính. - Yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài. Nhận xét bài của HS Bài 4: (Làm việc cá nhân) : Nam có 2 tờ tiền loại - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở thực hành. 20000 đồng , số tiền đó vừa đủ để mua 8 cuốn vở - HS đọc bài, HS khác lắng . Hỏi mỗi cuốn vở giá bao nhiêu tiền? nghe - Gọi 2 HS đọc đề bài toán. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài giải: +Muốn tìm giá tiền mỗi cuốn vở ta làm tính gì ? Số tiền Nam có là : ( hoặc Nam Gọi HS đọc bài giải, Gọi HS khác nhận xét. có số tiền là )
  3. GV kết luận. 20000 x 2 = 40000 ( đồng) - GV Nhận xét, tuyên dương. Giá tiền mỗi cuốn vở là : - GV cho HS làm bài tập vào vở. 40000 : 8 = 5000 ( đồng) - Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau. Đáp số : 5000 đồng - GV nhận xét, tuyên dương. -HS khác nhận xét Bài 5: ( Làm việc cá nhân ) Tính giá trị của biểu -HS đọc yêu cầu bài thức - HS suy nghĩ và nhớ lại cách a) 36459 : 9 x 3 b) 14105 x 6 : 5 làm - GV gọi HS nêu yêu cầu bài - HS đọc bài làm của mình - HS đọc ý a a)36459 : 9 x 3 = 4051 x 3 GV nêu câu hỏi gợi mở để HS nhớ lại các bước làm = 12153 bài tính giá trị biểu thức . GV lưu ý HS bài tính giá b)14105 x 6 : 5 = 84630 : 5 trị của biểu thức có phép nhân , phép chia ( Tính từ = 16926 trái sang phải ) - HS khác nhận xét. - Ý b làm tương tự -GV cho HS làm bài vào phiếu học tập - Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, tuyên dương 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò - HS tham gia để vận dụng kiến chơi, hái hoa, sau bài học để học sinh thực hiện thức đã học vào thực tiễn. phép nhân, chia trong phạm vi 100 000; tính nhẩm giá trị của biểu thức có phép nhân, chia, dấu ngoặc + HS trả lời: và liên quan đến các số tròn nghìn, tròn chục nghìn; tính giá trị của biểu thức có phép nhân, chia và không có dấu ngoặc; giải được bài toán thực tế liên quan tới phép nhân, chia - Nhận xét, tuyên dương 4. Điều chỉnh sau bài dạy:
  4. TUẦN 14 TOÁN CHỦ ĐỀ 14: NHÂN CHIA TRONG PHẠM VI 100 000. Bài 72: LUYỆN TẬP CHUNG (T2) – Trang 102 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Thực hiện phép nhân, chia trong phạm vi 100 000. - Tính nhẩm các phép tính có liên quan đến các số tròn nghìn, tròn chục nghìn trong phạm vi 100 000. - Tính được giá trị biểu thức trong phạm vi 100 000. - Giải được bài toán thực tế liên quan đến các phép nhân, phép chia trong phạm vi 100 000. - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. +Kiểm tra kiến thức đã học của HS ở bài học trước - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi có tên gọi “ Đi chợ” để khởi - HS tham gia trò chơi động bài học. + Trả lời:
  5. + Câu 1: Mua 2 que kem hết 9000 đồng . Hỏi 1 que + Trả lời kem giá bao nhiêu tiền? + Trả lời : + Câu 2: Mua 5 kg gạo hết 75 000 đồng. Hỏi 1 kg - HS lắng nghe. gạo giá bao nhiêu tiền? + Câu 3: Mua 8 hộp sữa hết 64 000 đồng. Hỏi 1 hộp sữa giá bao nhiêu tiền ? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Luyện tập: -Mục tiêu: + Thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000; Tính được giá trị của biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia, dấu ngoặc; giải được bài toán thực tế liên quan tới phép nhân, phép cộng. -Cách tiến hành: Bài 1. (Làm việc cá nhân) - HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - HS trả lời : Rô bốt đi theo - GV HDHS tính kết quả của từng phép tính trên đường ABCMD từng đoạn đường , nếu phép tính nào có kết quả bé hơn 8000 thì Rô bốt đi theo đoạn đường đó. - GV hướng dẫn HS làm bài vào phiếu học tập. - G V gọi HS trả lời - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: (Làm việc nhóm đôi) Đặt tính rồi tính - HS làm vào phiếu học tập. - HS đọc bài làm của mình - HS khác nhận xét - GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: ( Làm việc cá nhân ) Tính giá trị của biểu thức
  6. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở thực hành. - HS đọc bài, HS khác lắng nghe - GV gọi HS nêu yêu cầu bài 7479 + 3204 x 5 =7479 +16020 -GV HDHS các bước làm ( đối với bài tính giá trị = 23499 của biểu thức không có dấu ngoặc đơn và phối hợp các phép tính , thực hiện nhân chia trước, cộng trừ -HS khác nhận xét sau. Biểu thức không có dấu ngoặc đơn, chỉ có phép cộng, trừ ( hoặc nhân, chia ) thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải) - GV lưu ý HS ở ý c và ý d có thể dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng, phép nhân để làm . -GV cho HS làm bài vào phiếu học tập - Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, tuyên dương Bài 4: (Làm việc cá nhân) : Một nông trường có 2520 cây chanh , số cây cam gấp 3 lần số cây chanh. Hỏi nông trường đó có tất cả bao nhiêu cây - HS đọc yêu cầu chanh và cây cam? - HS làm bài vào vở thực hành. - Gọi 2 HS đọc đề bài toán. - HS đọc bài, HS khác lắng + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? +Muốn tìm số cây cam và chanh của nông trường nghe có tất cả bao nhiêu cây ta tìm gì? ( Ta phải đi tìm Bài giải: số cây cam trước , sau đó đi tìm tất cả số cây cam Số cây cam có là : và chanh nông trường có ) 2520 x 3 = 7560 ( cây) Gọi HS đọc bài giải, Gọi HS khác nhận xét. Số cây cam và chanh có tất cả là: GV kết luận. 2520 + 7560 = 10080 ( cây) - GV Nhận xét, tuyên dương. Đáp số: 10080 cây Bài 5: (Làm việc cá nhân) : Tìm chữ số thích -HS khác nhận xét hợp. - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - GV HDHS cách làm ( dựa vào cách tính theo cột dọc, tính nhẩm theo từng hàng để tìm số thích hợp, -HS nêu yêu cầu bài bắt đầu từ hàng đơn vị. GV hỏi để HS nêu:
  7. + Ở hàng đơn vị : ( nhẩm 9 nhân mấy bằng 9 ?) Vậy chữ số phải tìm là mấy? -HS nêu: + Ở hàng chục : 9 nhân 2 bằng 18, viết 8 nhớ 1. + Hàng đơn vị: 9 nhân 1 bằng 9 Vậy chữ số phải tìm là mấy? Vậy chữ số phải tìm là 1. + Ở các hàng còn lại làm tương tự + 9 nhân 2 bằng 18, viết 8 nhớ 1. Vậy chữ số phải tìm là 8. Kết quả : Gọi HS đọc bài giải, Gọi HS khác nhận xét. 1 0 5 2 1 GV kết luận. x 9 - GV Nhận xét, tuyên dương. 9 4 6 8 9 -HS làm bài vào vở -HS đọc bài làm của mình -HS khác nhận xét. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò - HS tham gia để vận dụng kiến chơi, hái hoa, sau bài học để học sinh Thực hiện thức đã học vào thực tiễn. phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000; Tính được giá trị của biểu thức có phép tính + HS trả lời: cộng, trừ, nhân, chia, dấu ngoặc; giải được bài toán thực tế liên quan tới phép nhân, phép cộng. - Nhận xét, tuyên dương 4. Điều chỉnh sau bài dạy: TOÁN CHỦ ĐỀ 15: LÀM QUEN VỚI YẾU TỐ THỐNG KÊ, XÁC SUẤT Bài 73: THU THẬP, PHÂN LOẠI, GHI CHÉP SỐ LIỆU. BẢNG SỐ LIỆU (3 tiết ) THU THẬP, PHÂN LOẠI, GHI CHÉP SỐ LIỆU ( TIẾT 1 trang 103 – 104 )
  8. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê( trong một số tình huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước. - Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng. - Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu. - Phát triển năng lực: Quan sát cùng hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi ( bằng cách nói hoặc viết ) mà GV đặt ra giúp HS phát triển lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. KHỞI ĐỘNG: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “hái hoa dân chủ” - HS tham gia trò chơi để khởi động bài học. - HS xung phong lên bốc thăm phép tính, HS thực hiện và nêu cách thực hiện. 3224 : 4; 1516 : 3 - HS lắng nghe. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: 1, Khám phá: - Mục tiêu: - Nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê( trong một só tình huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước. - Cách tiến hành: ( Cá nhân )
  9. - GV nêu các câu hỏi. - HS lắng nghe - trả lời. +Thứ nhất: Để kiểm đếm các đồ vật trong lớp - Quan sát xem có những đồ vật nào, học và ghi chép số liệu của từng loại thì chúng đếm và ghi chép lại số lượng của ta cần làm gì ? từng loại đồ vật. +Thứ hai: Còn với những trận đấu bóng thì sao - Ví dụ như đếm số lượng các đồ vật ? Chúng ta làm như thế nào để ghi nhớ kết quả trong phòng thì các đồ vật không hề của một trận đấu? di chuyển, cúng ta có thể quan sát rồi đếm các đồ vật đó trong từng - Nhưng ví dụ như khi chơi bóng rổ, chúng ta khoảng thời gian ngắn. làm thế nào để nhớ được số lần đưa bóng vào rổ của nhiều bạn, hay số lần ghi điểm của hai đội trong một trận đánh bóng chuyền? + GV cho HS quan sát trong phần khám phá SGK, mời HS mô tả những gì mà HS thấy được từ trong bức tranh. - Trong tranh có những bạn nào? - Trong tranh có bạn Mai, Việt, Nam và Rô – bốt. - Trong tranh có những đồ vật gì? - Quả bóng rổ, cột bóng rổ và bối cảnh trên sân chơi. - Các bạn đang làm gì ? - Các bạn Mai, Nam và Việt đang chơi bóng rổ. Rô – bốt đang ghi chép. - Các bạn Mai, Nam và Việt đang lần lượt chạy lấy đà và ném bống về phía rổ. Rô – bốt quan sát và ghi lại kết quả của các bạn. + đầu tiên, Rô – bốt viết tên của các bạn theo 3 hàng Nam, Việt và Mai. + tiếp theo Rô – bốt dùng các dấu X và O để ghi lại kết quả. Với mỗi lần một bạn đưa bóng vào rổ thành công, Rô – bốt sẽ viết 1 dấu X vào hàng ghi tên bạn đó. Mỗi dấu X là một lần đưa bóng vào rổ. Với mỗi lần một bạn ném trượt, Rô – bốt viết một dấu O vào hàng ghi tên bạn đó. Mỗi dấu O là một lần ném trượt. Rồi dựa vào số dấu X, Rô – bốt sẽ biết được số lần đưa bóng vào rổ của mỗi bạn. - HS nêu
  10. + GV yêu cầu HS quan sát tranh và quan sát phần ghi chép số liệu của Rô – bốt, nêu số lần - HS nêu đưa bóng vào rổ của mỗi bạn. - Yêu cầu HS nêu số lần ném trượt của mỗi bạn. - GV cùng HS nhắc lại các bước thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thông qua một hoặc hai tình huống cụ thể để HS nắm được cách thực hiện. 2. Hoạt động thực hành: - Mục tiêu: - Nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê( trong một số tình huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước. - Cách tiến hành: ( Cá nhân - cặp đôi - lớp ) Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài Bài 1: 3 – 4 HS đọc. - Các bạn lớp 3A đã góp những loại đồ - Các bạn lớp 3A đã góp những loại đồ dùng học tập nào? dùng học tập, đó là : vở, bút chì, bút mực. - Các bạn đã góp được bao nhiêu đồ vật - Các bạn đã góp được 18 quyển vở, 29 mỗi loại? chiếc bút chì và 6 chiếc bút mực. - Trong số đồ vật góp được, đồ vật nào - Trong số đồ vật góp được bút chì là có nhiều nhất, đồ vật nào có ít nhất? nhiều nhất, bút mực là ít nhất. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài - GV yêu cầu HS quan sát, phân loại, Bài 2: 3 – 4 HS đọc. đếm và ghi chép số lượng đồ vật trong - HS lắng nghe quan sát và trả lời phòng học theo dạng: - Có bao nhiêu đồ vật dạng hình tròn ? - Có bao nhiêu đồ vật dạng hình tam giác ? - Có bao nhiêu đồ vật dạng hình vuông ? - Trong số đồ vật đó, đồ vật nào có nhiều nhất, đồ vật nào có ít nhất? 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng các hình - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã thức như trò chơi, hái hoa, sau bài học học vào thực tiễn. để nhận biết được cách thu thập, phân
  11. loại, ghi chép số liệu thống kê theo các + HS trả lời: tiêu chí cho trước. - Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng. - Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu. - Nhận xét, tuyên dương 4. Điều chỉnh sau bài dạy:  TUẦN TOÁN CHỦ ĐỀ 15: LÀM QUEN VỚI YẾU TỐ THỐNG KÊ, XÁC SUẤT Bài 73: THU THẬP, PHÂN LOẠI, GHI CHÉP SỐ LIỆU. BẢNG SỐ LIỆU( 3 tiết ) BẢNG SỐ LIỆU ( TIẾT 2 trang 104 – 105 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng. - Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu. - Phát triển năng lực: Quan sát cùng hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi ( bằng cách nói hoặc viết ) mà GV đặt ra giúp HS phát triển lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  12. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. KHỞI ĐỘNG: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “hái hoa dân chủ” để khởi - HS tham gia trò chơi động bài học. - GV yêu cầu HS phân loại, đếm và ghi chép số - HS trả lời lượng đồ vật trong phòng học theo dạng: - Có bao nhiêu đồ vật dạng hình tròn ? - Có bao nhiêu đồ vật dạng hình tam giác ? - Có bao nhiêu đồ vật dạng hình vuông ? - Trong số đồ vật đó, đồ vật nào có nhiều nhất, đồ vật nào có ít nhất? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: 1, Khám phá: - Mục tiêu: - Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng. - Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu. - Cách tiến hành: ( Cá nhân ) - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu tình huống - HS đọc và trả lời câu hỏi. thực tế được nêu trong phần khám phá SGK. - Nhìn vào bảng số liệu các em thấy bảng có - Nhìn vào bảng số liệu các em thấy mấy hàng ? Hàng thứ nhất ghi những gì? Hàng bảng có hai hàng. Hàng thứ nhất ghi thứ hai ghi gì ? tên các môn thể thao. Hàng thứ hai ghi số lượng các bạn tham gia thi đấu của mỗi môn. - Ba môn thể thao ghi trong bảng là những môn - Ba môn thể thao ghi trong bảng là: nào? Kéo co, chạy tiếp sức, nhảy bao bố. - Các môn thể thao đó có bao nhiêu bạn tham - Môn kéo co có 15 bạn tham gia, gia? Trong các môn tham gia đó môn nào có số chạy tiếp sức có 5 bạn tham gia, bạn tham gia nhiều nhất, ? Môn nào có số bạn nhảy bao bố có 8 bạn tham gia. tham gia ít nhất? Trong các môn tham gia đó môn kéo co có số bạn tham gia nhiều nhất,
  13. Môn chạy tiếp sức có số bạn tham gia ít nhất. 2. Hoạt động thực hành: - Mục tiêu: - Giúp HS rèn luyện kĩ năng đọc và mô tả được số liệu ở dạng bảng. - Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu. - Cách tiến hành: ( Cá nhân - cặp đôi - lớp ) Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài. Bài 1: 3 – 4 HS đọc. - Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu về vật - HS quan sát và trả lời. nuôi trong trang trại và cho biết bảng - Bảng số liệu về vật nuôi trong trang trại gồm bao nhiêu hàng, mỗi hàng cho biết gồm hai hàng, Hàng thứ nhất ghi tên loại thông tin gì? vật nuôi. Hàng thứ hai ghi số lượng các con vật nuôi. - Trong trang trại có những loại vật nuôi - Trong trang trại có những loại vật nuôi: nào? Mỗi loại có bao nhiêu con? Bò, Gà, Lợn, Dê. Bò có 45 con, Gà có 120 con, Lợn có 78 con, Dê có 36 con. - Trong trang trại, loại vật nuôi nào ít - Trong trang trại, loại vật nuôi Dê ít nhất. nhất? Loại vật nuôi nào nhiều nhất? Loại vật nuôi Gà nhiều nhất. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài Bài 2: 3 – 4 HS đọc. - Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu về số - HS lắng nghe quan sát và trả lời. - Số lượng bán ra trong tháng của hai loại quyển sách bán được trong ba tháng đầu sách: sách khoa học và truyện tranh. năm của một cửa hàng sách và cho biết số lượng đó được thống kê theo những tiêu chí nào? a) Trong tháng 2, cửa hàng bán được bao + Trong tháng 2, cửa hàng bán được 200 nhiêu quyển sách mỗi loại ? quyển Sách khoa học, 540 quyển Truyện tranh. b) Mỗi tháng cửa hàng bán được bao - Số truyện tranh tháng 1 cửa hàng bán : nhiêu quyển truyện tranh ? 400 quyển, tháng 2 bán : 540 quyển, tháng 3 bán 612 quyển. c) Trong tháng 1, cửa hàng bán được tất - Trong tháng 1, cửa hàng bán được tất cả cả bao nhiêu quyển sách ? 280 quyển sách. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành:
  14. - GV tổ chức vận dụng bằng các hình - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã thức như trò chơi, hái hoa, sau bài học học vào thực tiễn. để nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê theo các + HS trả lời: tiêu chí cho trước. - Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng. - Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu. - Nhận xét, tuyên dương 4. Điều chỉnh sau bài dạy:  TUẦN TOÁN CHỦ ĐỀ 15: LÀM QUEN VỚI YẾU TỐ THỐNG KÊ, XÁC SUẤT Bài 73: THU THẬP, PHÂN LOẠI, GHI CHÉP SỐ LIỆU. BẢNG SỐ LIỆU( 3 tiết ) LUYỆN TẬP ( TIẾT 3 trang 106 – 107) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng. - Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu. - Phát triển năng lực: Quan sát cùng hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi ( bằng cách nói hoặc viết ) mà GV đặt ra giúp HS phát triển lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  15. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi Động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “hái hoa dân chủ” để - HS tham gia trò chơi khởi động bài học. - Trong trang trại có những loại vật nuôi nào? - Trong trang trại có những loại vật Mỗi loại có bao nhiêu con? nuôi: Bò, Gà, Lợn, Dê. Bò có 45 con, Gà có 120 con, Lợn có 78 con, Dê có 36 con. - Trong trang trại, loại vật nuôi nào ít nhất? - Trong trang trại, loại vật nuôi Dê ít Loại vật nuôi nào nhiều nhất? nhất. Loại vật nuôi Gà nhiều nhất. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Luyện tập: - Mục tiêu: - Giúp HS đọc và mô tả được số liệu ở dạng bảng. - Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu. - Cách tiến hành: ( Cá nhân - cặp đôi - lớp ) Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài. Bài 1: 3 – 4 HS đọc. - Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu về số - HS quan sát và trả lời. giờ đọc sách của các bạn nhỏ trong một Bài 2: 3 – 4 HS đọc. tuần và cho biết bảng gồm bao nhiêu - HS lắng nghe quan sát và trả lời. - Bảng gồm hai hàng, hàng thứ nhất cho hàng, mỗi hàng cho biết thông tin gì? biết tên của các bạn. Hàng thứ hai cho biết số giờ đọc sách của mỗi bạn. a) Mỗi bạn dành bao nhiêu giờ để đọc - Số giờ đọc sách của mỗi bạn là: Việt 7 sách? giờ, Mai 9 giờ, Nam 10 giờ, Rô – bốt 8 giờ. b) Bạn nào dành nhiều thời gian đọc sách - Bạn Nam dành nhiều thời gian đọc sách nhất? nhất. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài Bài 2: a) Số - Yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành Ngày/ 1 2 3 bảng số liệu trong câu a. Nhiệt độ
  16. Cao nhất 17 C 19 C 12 C Thấp nhất 10 C 11 C 7 C - Những ngày có nhiệt độ xuống dưới 10 - Những ngày có nhiệt độ xuống dưới 10 C C là ngày nào? là ngày 3. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài Bài 3: a) Số? - Yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành Lớp/ 3A 3B 3C bảng số liệu trong câu a. Số HS Nam 15 15 20 Nữ 15 18 11 Cả lớp 30 33 31 b) Dựa vào bảng số liệu trên trả lời câu hỏi: - Lớp nào có nhiều hơn 30 học sinh? - Lớp 3 B và 3C có nhiều hơn 30 học sinh. - Lớp nào có nhiều học sinh nữ nhất ? - Lớp 3 B có nhiều học sinh nữ nhất. Lớp nào có ít học sinh nữ nhất ? - Những lớp nào có số học sinh nam bằng - Lớp 3A, 3B có số học sinh nam bằng nhau? nhau. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng các hình - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã thức như trò chơi, hái hoa, sau bài học học vào thực tiễn. để nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê theo các + HS trả lời: tiêu chí cho trước. - Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng. - Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu. - Nhận xét, tuyên dương 4. Điều chỉnh sau bài dạy: