Giáo án môn Công nghệ Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 5 - Bài 3: Sử dụng quạt điện (Tiết 1)

docx 5 trang Thu Mai 04/03/2023 24491
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 5 - Bài 3: Sử dụng quạt điện (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_cong_nghe_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_5_bai.docx

Nội dung text: Giáo án môn Công nghệ Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 5 - Bài 3: Sử dụng quạt điện (Tiết 1)

  1. TUẦN 5 CÔNG NGHỆ Bài 03: SỬ DỤNG QUẠT ĐIỆN (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của quạt điện. - Nhận biết được một số loại quạt điện thông dụng. - Xác định vị trí đặt quạt; bật, tắt, điều chỉnh được tốc độ quạt phù hợp với yêu cầu sử dụng. - Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng quạt điện. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Sử dụng quạt điện phù hợp với điều kiện thời tiết để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ việc học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra những tình huống mất an toàn trong sử dụng quạt điện nói riêng và sử dụng đồ dùng điện trong gia đình nói chung và đề xuất được các giải pháp phù hợp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận biết và mô tả được các tên gọi, kí hiệu công nghệ của các bộ phận trên quạt điện, trình bày, mô tả được về một loại quạt điện. Có thói quen trao đổi, giúp dỡ nhau trong học tập; biết cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thây cô. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi, tìm tòi để mở rộng hiểu biết và vận dụng kiến thức đã học về quạt điện vào cuộc sống hằng ngày trong gia đình. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn quạt điện nói riêng và đồ dùng điện trong gia đình nói chung. Có ý thức tiết kiệm điện năng trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành:
  2. - GV chiếu câu đố lên bảng, yêu cầu 1-2 HS - HS lắng nghe. đọc và giải câu đố để khởi động bài hoc. Có cánh không biết bay Chỉ quay như chong chóng Làn gió xua cái nóng Mất điện là hết quay (Là cái gì) - GV cho HS thảo luận nhóm đôi phán đoán - Thảo luận nhóm đôi. về đáp án. - Mời các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày. (Đáp án: Quạt điện) - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nhận biết được một số loại quạt điện thông dụng. + Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của quạt điện. + Xác định vị trí đặt quạt; bật, tắt, điều chỉnh được tốc độ quạt phù hợp với yêu cầu sử dụng. - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Tác dụng của quạt điện. (làm việc nhóm) - GV chia sẻ các bức tranh 1 và nêu câu hỏi. - Học sinh đọc yêu cầu bài và trình Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết bày: quả. + Em hãy quan sát hình 1 và cho biết bạn nhỏ + Bạn nhỏ dùng quạt điện để quạt cho đang sử dụng quạt điện để làm gì? bớt nóng. - GV chia sẻ các bức tranh 2 và nêu câu hỏi. - Học sinh thảo luận nhóm và trình GV phát cho các nhóm các thẻ tên tương ứng bày: với mỗi loại quạt: quạt hộp, quạt trần, quạt bàn, quạt treo tường. Sau đó cho HS thảo luận nhóm 2 và trình bày kết quả. Đáp án: Quạt hộp - d, quạt trần - a, quạt bàn - b, quạt treo tường - c.
  3. + Em hãy sắp xếp các thẻ tên dưới đây tương ứng với mỗi loại quạt trong hình 2. (GV có thể sưu tầm thêm một số loại quạt điện khác) + Em hãy quan sát kiểu dáng của mỗi loại + HS trả lời. quạt điện trên, nêu vị trí lắp đặt của mỗi loại quạt điện trong gia đình. - GV mời các nhóm nhận xét. - Đại diện các nhóm nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 *Kết luận: Quạt điện tạo ra gió, giúp làm mát. Quạt điện có nhiều loại với nhiều kiểu dáng khác nhau. Ngoài ra, những chiếc quạt có kiểu dáng đẹp còn được dùng trang trí cho không gian phòng khách (phòng ăn, phòng ngủ, thêm sang trọng. Hoạt động 2. Một số bộ phận chính của quạt điện. (làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu HS quan sát hình 3. GV phát - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu cho các nhóm các thẻ tên tương ứng với của bài và tiến hành thảo luận. các bộ phận quạt điện như trong hình: cánh quạt, lồng quạt, hộp động cơ, tuốc năng, thân quạt, các nút điều khiển, đế quạt, dây nguồn. Sau đó cho HS thảo luận nhóm 2 và trình bày kết quả. + Em hãy gọi tên các bộ phận tương ứng của - Đại diện các nhóm trình bày: quạt điện theo bảng dưới đây: Đáp án: cánh quạt - 2, lồng quạt - 1, hộp động cơ - 6, tuốc năng - 5, thân quạt - 7, các nút điều khiển - 3, đế quạt - 4, dây nguồn - 8. + Những mô tả nào sau đây tương ứng với bộ + Bật tắt và điều chỉnh tốc độ quay của phận nào của quạt điện? cánh quạt: các nút điều khiển
  4. + Bảo vệ cánh quạt và an toàn cho người sử dụng: lồng quạt + Chứa động cơ quạt: hộp động cơ + Tạo ra gió: cánh quạt + Nối quạt với nguồn điện: dây nguồn + Giữ cho quạt đứng vững: đế quạt + Giúp thay đổi hướng gió: tuốc năng + Đỡ động cơ và cánh quạt, có thể điều chỉnh độ cao của quạt: thân quạt - GV mời các nhóm khác nhận xét. - Đại diện các nhóm nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: - 1 HS nêu lại nội dung HĐ2 *Kết luận: Quạt điện thường có những bộ phận chính như: cánh quạt giúp tạo ra gió; lồng quạt giúp bảo vệ cánh quạt và an toàn cho người sử dụng; hộp động cơ chứa động cơ của quạt; tuốc năng (bộ phận điều khiển) giúp thay đổi hướng gió; thân quạt đỡ động cơ và cánh quạt, có thể điều chỉnh độ cao của quạt; các nút điều khiển (bộ phận điều khiển) để bật, tắt và điều chỉnh tốc độ quay của cánh quạt; chân đế giúp cho quạt đứng vững; dây nguồn nối với nguồn điện. 3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Xác định và nêu được một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. - Cách tiến hành: Hoạt động 3. Thực hành quan sát và nêu tên một số bộ phận chính của một chiếc quạt điện. (Làm việc nhóm 4) - GV mời các nhóm quan sát một số chiếc - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu quạt điện (loại quạt bàn nhỏ) và cho HS trực bài và tiến hành thảo luận. tiếp chỉ ra các bộ phận chính trên những chiếc quạt điện. + Em cùng bạn quan sát và gọi tên những bộ - Đại diện các nhóm trình bày những phận chính của một chiếc quạt điện? sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên mà nhóm vừa quan sát được. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - Các nhóm nhận xét.
  5. *Giới thiệu thông tin: GV giới thiệu thêm - HS lắng nghe. một số thông tin về các mẫu quạt điện hiện đại: quạt điện không cánh và quạt điện điều khiển từ xa. - GV chốt HĐ3 và mời HS đọc lại. - HS lắng nghe. * Kết luận: Quạt điện thường có những bộ - 1 HS nêu lại nội dung HĐ3. phận chính như: hộp động cơ, cánh quạt, thân quạt, đế quạt, lồng quạt, bộ phận điều khiển và dây nguồn. 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV cho HS đọc bài mở rộng “Cái quạt - HS đọc bài mở rộng. điện” để củng cố bài học. Quay tít ngày đêm chẳng nghỉ ngơi Xua tan nóng nực giúp cho đời Không lo mỏi cánh, mòn bi trục Chỉ muốn bình tâm, rạng nụ cười. Nâng giấc ngủ sâu khi dưỡng sức Đắp bồi sinh lực lúc trời oi Nhắc ai bảo dưỡng, tra dầu mỡ Đừng để quạt hư bảo quạt tồi. - GV giao nhiệm vụ HS về nhà sưu tầm tranh - HS lắng nghe, về nhà thực hiện. ảnh hoặc tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ, bài hát viết về cái quạt điện. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: