Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 9

docx 7 trang nhatle22 3280
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_trac_nghiem_thi_vao_lop_10_mon_lich_su_de_so_9.docx

Nội dung text: Đề trắc nghiệm thi vào Lớp 10 môn Lịch sử - Đề số 9

  1. ĐỀ SỐ 9 Câu 1. Thủ đoạn mới của Mĩ khi thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh (1969 - 1973) ở miền Nam Việt Nam là A. viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. B. lập ‘ Ấp chiến lược” để bình định miền Nam. C. thoả hiệp với Trung Quốc để cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta. D. áp dụng chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận”. Câu 2. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của ta là A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. B. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. C. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. D. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 3. Chiến thắng nào dưới đây của quân và dân ta đã mở ra khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam? A. Chiến thắng Vạn Tường. B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. C. Chiến thắng Ấp Bắc. D. Chiến thắng Núi Thành. 83 Câu 4. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 là A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. B. bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới. C. độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. D. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình. Câu 5. Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định tồn tại trong khoảng thời gian nào dưới đây? A. Khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. B. Khi Nhật vào Đông Dương đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp. C. Khi Nhật đảo chính Pháp đến trước ngày quân đồng minh vào Đông Dương D. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước ngày quân Đồng minh vào Đông Dương
  2. Câu 6. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì dưới đây từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Tập trung sản xuất hàng hoá đề xuất khẩu, phát triển ngoại thương B. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu C. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ hàng hoá, năng động, gồm nhiều thành phần kinh tế Câu 7. Ai là tác giả của câu nói “ bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” A.Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Trung Trực C. Trương Định. D.Hoàng Diệu D cuộccách n8nghệ ' ™ĩcôngnghi;p - Câu 8. Năm 1991, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ đã tác động đến quan hệ quốc tế như thế nào? A. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ. B. Hình thành trật tự thế giới hai cực I-an-ta. C. Trật tự hai cực I-an-ta bị xói mòn. D. Khởi đầu Chiến tranh lạnh. Câu 9. Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 -1931 vì A. đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân. B. đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước, C. khẳng định quyền làm chủ của nông dân. D. đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai Câu 10. Mục đích ra đời của tổ chức Vác-sa-va (1955) là gì? A. tăng cường lực lượng cho phe xã hội chủ nghĩa B. chạy đua vũ trang với NATO C. các nước xã hội chủ nghĩa phòng thủ trước sự đe dọa của Mĩ và NATO D. đối đầu với NATO
  3. Câu 11. Nội dung cơ bản trong bước 1 của Kế hoạch quân sự Na-va (1953) của Pháp - Mĩ là gì? A. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Nam - Bắc. B. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam. C. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miến Bắc. D. Tấn công chiến lược ở hai miền Nam - Bắc. Câu 12. Điểm chung giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế là A. giúp vua cứu nước. B. dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu yêu nước. C. xây dựng chế độ quân chủ lập hiến. D. thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc. Câu 13. Từ cuối tháng 9/1940, nhân dân Đông Dương sống dưới ách thống trị của A. Mĩ và Pháp. B. Trung Hoa Dân quốc và Pháp. D cuộccách n8nghệ ' ™ĩcôngnghi;p -C.Anh và Pháp. D. Nhật và Pháp. Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là gì? A. Khi cải tổ lại mắc phải sai lầm. B. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. C. Sự chống phá của các thế lực thù địch. D. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật. Câu 15. Ngay sau cuộc chiến tranh chống Nhật (1945), ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện A. nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. B. sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. C. Quốc dân đảng bị tiêu diệt. D. Quốc dân đảng đánh bại Đảng Cộng sản Trung Quốc. Câu 16.Nét nổi bật về tình hình chính trị ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương dược kí kết là A. đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau B. nhân dân hai miền tiến hành tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước C. Pháp rút khỏi miền Bắc D. Hà Nội được giải phóng Câu 17. “ Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lí đó dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào dưới đây A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Hoa B. Cách mạng tư sản Pháp. C. Cách mạng tháng Hai ở Nga.
  4. D. Cách mạng tháng Mười Nga. Câu 18. Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam là A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Việt Nam độc lập đông minh. C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 19. Đến tháng 8/1929, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào? A. Tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng. B. Thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam. C. Phân biệt thành hai nhóm để thành lập các tổ chức cộng sản D. Bắt đầu thực hiện phong trào “vô sản hóa” ở các nhà máy, xí nghiệp Câu 20. Những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người là nguồn gốc của D cuộccách n8nghệ ' ™ĩcôngnghi;p - A. xu thế toàn cầu hoa B. xu thế của thế giới sau Chiến tranh C. cuộc cách mạng khoa học – công nghệ D. cuộc cách mạng công nghiệp Câu 21. Sự kiện nào dưới đây tạo ra bước ngoặt trong lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930. Câu 22. Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng đi theo con đường cách mạng vô sản? A. Đọc bản luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. B. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. C. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa. D. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Câu 23. Chiến thắng quyết định của ta đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (1973) là A. đập tan cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ hai của Mĩ. B. trận “Điện Biên Phủ trên không”. C. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. D. cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
  5. Câu 24. Mĩ leo thang đến cực điểm thông qua chiến lược 12 ngày đêm cuối năm 1972 nhằm ng A. giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí một hiệp định có lợi cho Mĩ. B. buộc ta phải thất bại và đầu hàng Mĩ. C. giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí nhiều hiệp định có lợi cho Mĩ. D. kết thúc chiến tranh. Câu 25. Sau đại thắng mùa xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cách mạng Việt Nam là gì? A. Khắc phục hậu quả chiến tranh ở miền Bắc. B. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam. C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước. Câu 26. Hai hệ thống phòng ngự Pháp thiết lập trong Kế hoạch Rơ –ve là D cuộccách n8nghệ ' ™ĩcôngnghi;p - A. hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 và “ Hành lang Đông – Tây” B. hệ thống phòng ngự ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ C. phòng tuyến “ boong – ke” và “vành đai trắng” D. “ Hành lang Đông – Tây” và “vành đai trắng” Câu 27. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã truyền bá lí luận nào dưới đây vào Việt Nam? A. Chủ nghĩa Tam dân B. Chủ nghĩa Mác – Lê – nin C. Tư tưởng đấu tranh giai cấp D.Lí luận giải phóng dân tộc Câu 28.Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng trong những năm 1946 – 1954 mang tính chất gì? A.Khoa học và đại chúng. B. Dân tộc và dân chủ C. Dân chủ nhân dân. D. Chính nghĩa và nhân dân Câu 29. Tác động khách quan sự thành công của cuộc cách mạng Trung Quốc là A. chấm dứt 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc B. ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C. xoá bỏ tàn dư của chế độ phong kiến. D. đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội. Câu 30. Điểm khác trong việc xác định nhiệm vụ trước mắt trong thời kì 1936 - 1939 so với thời kì 1930 - 1931 là A. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh B. chống chế độ phản động thuộc địa và phong kiến. C. chống đế quốc, phản động tay sai. D. chống đế quốc, chống phong kiến.
  6. Câu 31. Năm 1925, Nguyễn Ái chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây A. thực hiện chỉ thị của quốc tế cộng sản B. thực dân Pháp tăng cường đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân C. các lực lượng cách mạng ở Việt Nam chưa được tập hợp và giác ngộ đầy đủ D. giai cấp công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác – Lê – nin chưa được truyền bá rộng rãi Câu 32. Phong trào đấu tranh nào dưới đây dã diễn ra mạnh mẽ trong năm 1925 ở Việt Nam? A. Đấu tranh đòi thả tự do cho Phan Bội Châu. B. Chống độc quyền cảng Sài Gòn. C. Thành lập Đảng Lập hiến. D. Chống độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư sản Pháp. D cuộccách n8nghệ Câu' ™ĩcôngn33. Nguyênghi;p - nhân chủ yếu dẫn đến cuộc dối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Liên Xô giúp đỡ các nước thuộc địa đấu tranh giành độc lập đã thu hẹp hệ thống thuộc địa của Mĩ. B. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai nước. C. do cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới. D. Mĩ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự, muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”. Câu 34. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người? A. I. Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất. B. N. Am-xtrong đặt chân lên mặt trăng. C. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. D. Lai-ka - sinh vật sống đầu tiên được đưa vào vũ trụ. Câu 35. Mĩ và Nhật Bản kí Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951) nhằm mục đích gì? A. Nhật Bản muốn lợi dụng kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế. B. Chống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. C. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật về an ninh và kinh tế. D. Dựa vào hỗ trợ quân sự của Mĩ giúp đảm bảo an ninh của Nhật Bản. Câu 36. Hoàn cảnh lịch sử thuận lợi nhất để Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam là gì? A. Quân Mĩ đã rút khỏi miền Nam, quân ngụy mất chỗ dựa. B. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long. C. Miền Bắc có khả năng chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
  7. D. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Câu 37. Quan hệ Việt Nam và ASEAN trong giai đoạn 1967 – 1973 là A. hợp tác. B. đối thoại. C. đối đầu D. thân thiện Câu 38. Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau cách mạng tháng Tám 1945, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc hiện nay? A. Nhân nhượng trong đấu tranh. B. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh. C. Mềm dẻo nhưng kiên quyết trong đấu tranh D. Cương quyết trong đấu tranh. Câu 39. Ý nào dưới đây phản ánh đúng nội dung của Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946)? A. chính phủ Mĩ công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự do D cuộccách n8nghệ ' ™ĩcôngnghi;p - B. chính phủ Mĩ công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập C. chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do D. chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập Câu 40. So với tư sản, hoạt động của tiểu tư sản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm khác biệt gì? A. Mục tiêu là đấu tranh chính trị B. Phương pháp đấu tranh bí mật C. Có đông đảo quần chúng tham gia D. Lực lượng lãnh đạo tiên tiến ĐÁP ÁN 1C 2B 3A 4D 5D 6C 7B 8A 9A 10C 11B 12D 13D 14B 15A 16A 17D 18B 19C 20C 21D 22A 23B 24A 25C 26A 27D 28D 29B 30A 31D 32A 33B 34C 35D 36B 37C 38C 39C 40C