Đề thi khảo sát môn Lịch sử Lớp 9 - Đề số 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

doc 10 trang nhatle22 2130
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát môn Lịch sử Lớp 9 - Đề số 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_mon_lich_su_lop_9_de_so_1_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát môn Lịch sử Lớp 9 - Đề số 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI KHẢO SÁT LỚP 9 NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Môn: Lịch sử Ngày thi: 24/5/2019 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề thi gồm 4 trang) MÃ ĐỀ 01 Họ và tên: .Số báo danh: Thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Năm 1957, nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô đạt được thành tựu quan trọng nào? A. Chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Chế tạo được tàu ngầm nguyên tử. C. Đưa người lên mặt trăng. D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ. Câu 2: Người đề ra đường lối và tiến hành công cuộc cải tổ ở Liên Xô là ai? A. Xta-lin.B. Goóc-ba-chốp.C. Khơ-rút-xốp.D. Brê-giơ-nép Câu 3: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức nào? A. Chủ nghĩa thực dân cũ.B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. C. Chế độ phân biệt chủng tộc. D. Chủ nghĩa khủng bố. Câu 4: Năm 1960, ở châu Phi có sự kiện nổi bật nào? A. 17 nước châu Phi giành độc lập. B. Cộng hòa Ai Cập được thành lập. C. Chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai bị xóa bỏ. D. Nen-xơn Man-đê-la lên làm Tổng thống Nam Phi. Câu 5: Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, các nước Mĩ La-tinh lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành sân sau của đế quốc nào? A. Mĩ.B. Ạnh.C. Pháp.D. Bồ Đào Nha. Câu 6: Quốc gia nào khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai? A. Anh.B. Mĩ. C. Pháp.D. CHLB Đức. Câu 7: Hội nghị I-an-ta diễn ra trong bối cảnh cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đang ở giai đoạn nào? A. Bùng nổ.B. Đã kết thúc. C. Đang diễn ra ác liệt.D. Bước vào giai đoạn kết thúc. Câu 8: Thành tựu nào được xem là quan trọng nhất trong lĩnh vực công nghiệp mà Liên Xô đạt được trong giai đạon 1950 – 1973? A. Chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. C. Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái. D. Là nước đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. Câu 9: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do? A. Nội chiến Quốc – Cộng kết thúc (1949). B. Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa (1978). C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949). D. Trung Quốc thu hồi được chủ quyền đối với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999). Câu 10: Biến đổi nào là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? A. Lần lượt gia nhập ASEAN. B. Tham gia vào Liên hợp quốc. C. Trở thành các nước công nghiệp mới. D. Hầu hết các nước đều giành được độc lập. Câu 11: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật. B. Nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
  2. C. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. D. Trình độ tập trung tư bản vào sản xuất cao. Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp khó khăn gì khác với các nước tư bản đồng minh chống phát xít? A. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. B. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa. C. Thiếu thốn trầm trọng lương thực, thực phẩm. D. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ. Câu 13: Một trong những bài học được rút ra cho Việt Nam từ công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc là gì? A. Chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp. B. Xóa bỏ con đường xã hội chủ nghĩa. C. Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa. D. Chú trọng phát triển kinh tế công nghiệp. Câu 14: Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vốn vào những lĩnh vực nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? A. Ngoại thương.B. Công nghiệp tiêu dùng. C. Công nghiệp khai mỏ và trồng cao su.D. Công nghiêp chế tạo máy móc. Câu 15: Tổ chức nào dưới đây do tầng lớp tiểu tư sản trí thức lập nên trong những năm 1919 -1925? A. Đảng Lập hiến.B. Việt Nam Quốc dân đảng. C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.D. Hội Phục Việt. Câu 16: Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào dưới đây? A. Đảng Tân Việt và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng. C. Việt Nam Quốc dân Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng. D. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Câu 17: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác? A. Bãi công của công nhân Ba Son (8/1925). B. Phong trào “vô sản hóa” (1928). C. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928). D. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929). Câu 18: Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 là gì? A. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam. C. Chuẩn bị về mặt tư tưởng – chính trị cho sự thành lập Đảng. D. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – cách mạng vô sản. Câu 19: Phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam thất bại chủ yếu do nguyên nhân nào dưới đây? A. Do bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt. B. Do khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ. C. Tầng lớp tư sản dân tộc Việt Nam còn non yếu, chưa đủ khả năng lãnh đạo cách mạng. D. Không được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ. Câu 20: Nội dung nào dưới đây không là chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trong thời kì Nhật nhảy vào Đông Dương? A. Đầu tư phát triển nông nghiệp. B. Tăng cường đầu cơ tích trữ. C. Tăng các loại thuế. D. Thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy. Câu 21: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) do ai chủ trì? A. Trần Phú.B. Lê Hồng Phong. C. Ngô Gia Tự. D. Nguyễn Ái Quốc.
  3. Câu 22: Sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra vào ngày 2/9/1945 ở nước ta là gì? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Viện Nam Dân chủ Cộng hòa. B. Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước. C. Hội nghị quân sự Bắc Kì họp. D. Công bố chỉ thị lịch sử “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Câu 23: Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930 là gì? A. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn. B. Là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo. C. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước. D. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Câu 24: Tại sao phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Đông Dương thu hút được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân? A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh. B. Quần chúng đã được tuyên truyền và giác ngộ cao về chính trị. C. Đảng có mục tiêu, phương pháp và khẩu hiệu đấu tranh phù hợp. D. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp nới lỏng một số chính sách tiến bộ. Câu 25: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam? A. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước. B. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. C. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. D. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Câu 26: Trước những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ lâm thời đã công bố lệnh nào dưới đây? A. Thành lập chính phủ mới.B. Tổng tuyển cử trong cả nước. C. Ban hành bộ luật mới.D. Ban hành Hiến pháp. Câu 27: Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta là gì? A. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. B. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. C. Toàn dân, toàn diện, trường kì , tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. D. Toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Câu 28: Tháng 5/1953, Chính phủ Pháp đã cử tướng nào làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương? A. Na-va.B. Bô-la-éc. C. Đờ Cat-xtơ-ri. D. Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi. Câu 29: Âm mưu chủ yếu của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam. B. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở miền Nam. C. Đưa thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. D. Mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam. Câu 30: Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là chiến dịch nào? A. Chiến dịch Trung Lào năm 1953. B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. C. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 31: Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va của thực dân Pháp? A. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. B. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2/1954. C. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
  4. D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Câu 32: Nguyên nhân quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) của Việt Nam là gì? A. Toàn dân đoàn kết, dung cảm chiến đấu. B. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. D. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân. Câu 33: Khi quân Pháp rút khỏi nước ta, điều khoản nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được thực hiện ? A. Để lại quân đội ở miền Nam. B. Bồi thường chiến tranh. C. Để lại cố vấn quân sự khoác áo dân sự. D. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Câu 34: Thắng lợi mở đầu của quân dân ta chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là trận nào? A. Ấp Bắc. B. Bình Giã. C. Vạn Tường.D. Đồng Xoài. Câu 35: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau 1954 là gì? A. Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. B. Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế. C. Chống lại sự bắn phá và ném bom của chính quyền Mĩ – Diệm. D. Đấu tranh vũ trang để chống lại chính quyền Diệm. Câu 36: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? A. Cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng. B. Cách mạng miền Nam đứng trước những khó khăn. C. Cách mạng ở miền Bắc đang chống lại sự phá hoại nặng nề của Mĩ. D. Cách mạng hai miền Nam – Bắc gặp nhiều khó khăn. Câu 37: Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Phong trào tố cộng, diệt cộng (1959). B. Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960). C. Phong trào nổi dậy ở Trà Bồng – Quảng Ngãi (1959). D. Phong trào phá âp chiến lược (1961). Câu 38: Ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pa-ri năm 1973 đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là gì? A. Đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “Ngụy nhào”. B. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “ngụy nhào”. D. Mĩ buộc phải rút khỏi miền Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam. Câu 39: Việc hoàn thành thống nhất đất nước có ý nghĩa quan trọng gì? A. Đưa miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. B. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước. C. Tạo điều kiện thống nhất các lĩnh vực kinh tế - xã hội. D. Là cơ sở để Việt Nam mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới. Câu 40: Một trong những bài học kinh nghiệm cơ bản được Đảng ta rút ra trong thời kì đầu đổi mới là gì? A. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong khu vực. B. Duy trì môi trường hòa bình để xây dựng đất nước. C. Huy động cả hệ thống chính trị vào công cuộc đổi mới. D. Đẩy mạnh quan hệ đối ngoại hòa bình. HẾT
  5. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI KHẢO SÁT LỚP 9 NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI Môn: Lịch sử Ngày thi: 24/5/2019 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề thi gồm 4 trang) Mã đề thi: 002 Họ và tên: .Số báo danh: Thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Phong trào phá âp chiến lược (1961). B. Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960). C. Phong trào tố cộng, diệt cộng (1959). D. Phong trào nổi dậy ở Trà Bồng – Quảng Ngãi (1959). Câu 2: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Trình độ tập trung tư bản vào sản xuất cao. B. Nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. C. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật. D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. Câu 3: Thành tựu nào được xem là quan trọng nhất trong lĩnh vực công nghiệp mà Liên Xô đạt được trong giai đạon 1950 – 1973? A. Là nước đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. B. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. C. Chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái. Câu 4: Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta là gì? A. Toàn dân, toàn diện, trường kì , tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. B. Toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. C. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. D. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Câu 5: Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930 là gì? A. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. B. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước. C. Là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo. D. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn. Câu 6: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau 1954 là gì? A. Đấu tranh vũ trang để chống lại chính quyền Diệm. B. Chống lại sự bắn phá và ném bom của chính quyền Mĩ – Diệm. C. Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế. D. Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước. Câu 7: Tại sao phong trào dân chủ 1936 -1939 ở Đông Dương thu hút được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân? A. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp nới lỏng một số chính sách tiến bộ. B. Đảng có mục tiêu, phương pháp và khẩu hiệu đấu tranh phù hợp. C. Quần chúng đã được tuyên truyền và giác ngộ cao về chính trị. D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh. Câu 8: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) do ai chủ trì? A. Nguyễn Ái Quốc. B. Ngô Gia Tự. C. Lê Hồng Phong. D. Trần Phú. Câu 9: Năm 1957, nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô đạt được thành tựu quan trọng nào? A. Đưa người lên mặt trăng. B. Chế tạo được tàu ngầm nguyên tử. C. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
  6. D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ. Câu 10: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do? A. Trung Quốc thu hồi được chủ quyền đối với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999). B. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949). C. Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa (1978). D. Nội chiến Quốc – Cộng kết thúc (1949). Câu 11: Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va của thực dân Pháp? A. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. B. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. C. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2/1954. D. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. Câu 12: Việc hoàn thành thống nhất đất nước có ý nghĩa quan trọng gì? A. Đưa miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. B. Tạo điều kiện thống nhất các lĩnh vực kinh tế - xã hội. C. Là cơ sở để Việt Nam mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới. D. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước. Câu 13: Nội dung nào dưới đây không là chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trong thời kì Nhật nhảy vào Đông Dương? A. Đầu tư phát triển nông nghiệp. B. Tăng cường đầu cơ tích trữ. C. Thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy. D. Tăng các loại thuế. Câu 14: Tổ chức nào dưới đây do tầng lớp tiểu tư sản trí thức lập nên trong những năm 1919 -1925? A. Đảng Lập hiến. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. Hội Phục Việt. D. Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 15: Sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra vào ngày 2/9/1945 ở nước ta là gì? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Viện Nam Dân chủ Cộng hòa. B. Hội nghị quân sự Bắc Kì họp. C. Công bố chỉ thị lịch sử “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. D. Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước. Câu 16: Một trong những bài học được rút ra cho Việt Nam từ công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc là gì? A. Chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp. B. Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa. C. Chú trọng phát triển kinh tế công nghiệp. D. Xóa bỏ con đường xã hội chủ nghĩa. Câu 17: Hội nghị I-an-ta diễn ra trong bối cảnh cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đang ở giai đoạn nào? A. Bùng nổ. B. Đang diễn ra ác liệt. C. Bước vào giai đoạn kết thúc. D. Đã kết thúc. Câu 18: Năm 1960, ở châu Phi có sự kiện nổi bật nào? A. 17 nước châu Phi giành độc lập. B. Chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai bị xóa bỏ. C. Nen-xơn Man-đê-la lên làm Tổng thống Nam Phi. D. Cộng hòa Ai Cập được thành lập. Câu 19: Biến đổi nào là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? A. Lần lượt gia nhập ASEAN. B. Trở thành các nước công nghiệp mới. C. Hầu hết các nước đều giành được độc lập. D. Tham gia vào Liên hợp quốc. Câu 20: Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào dưới đây? A. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng. B. Việt Nam Quốc dân Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng. C. Đảng Tân Việt và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Câu 21: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác? A. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928). B. Bãi công của công nhân Ba Son (8/1925). C. Phong trào “vô sản hóa” (1928).
  7. D. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929). Câu 22: Người đề ra đường lối và tiến hành công cuộc cải tổ ở Liên Xô là ai? A. Khơ-rút-xốp. B. Xta-lin. C. Goóc-ba-chốp. D. Brê-giơ-nép Câu 23: Nguyên nhân quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) của Việt Nam là gì? A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. C. Toàn dân đoàn kết, dung cảm chiến đấu. D. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân. Câu 24: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam? A. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. B. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước. C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. D. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Câu 25: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp khó khăn gì khác với các nước tư bản đồng minh chống phát xít? A. Thiếu thốn trầm trọng lương thực, thực phẩm. B. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. C. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa. D. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ. Câu 26: Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, các nước Mĩ La-tinh lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành sân sau của đế quốc nào? A. Pháp. B. Ạnh. C. Bồ Đào Nha. D. Mĩ. Câu 27: Khi quân Pháp rút khỏi nước ta, điều khoản nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được thực hiện? A. Để lại cố vấn quân sự khoác áo dân sự. B. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. C. Để lại quân đội ở miền Nam. D. Bồi thường chiến tranh. Câu 28: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức nào? A. Chế độ phân biệt chủng tộc. B. Chủ nghĩa thực dân cũ. C. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. D. Chủ nghĩa khủng bố. Câu 29: Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 là gì? A. Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam. B. Chuẩn bị về mặt tư tưởng – chính trị cho sự thành lập Đảng. C. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – cách mạng vô sản. D. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 30: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? A. Cách mạng miền Nam đứng trước những khó khăn. B. Cách mạng ở miền Bắc đang chống lại sự phá hoại nặng nề của Mĩ. C. Cách mạng hai miền Nam – Bắc gặp nhiều khó khăn. D. Cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng. Câu 31: Ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pa-ri năm 1973 đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là gì? A. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ. B. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “ngụy nhào”. C. Mĩ buộc phải rút khỏi miền Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam. D. Đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “Ngụy nhào”. Câu 32: Âm mưu chủ yếu của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở miền Nam. B. Đưa thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. C. Mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam. D. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.
  8. Câu 33: Trước những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ lâm thời đã công bố lệnh nào dưới đây? A. Tổng tuyển cử trong cả nước. B. Ban hành bộ luật mới. C. Ban hành Hiến pháp. D. Thành lập chính phủ mới. Câu 34: Phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam thất bại chủ yếu do nguyên nhân nào dưới đây? A. Do khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ. B. Tầng lớp tư sản dân tộc Việt Nam còn non yếu, chưa đủ khả năng lãnh đạo cách mạng. C. Không được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ. D. Do bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt. Câu 35: Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vốn vào những lĩnh vực nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? A. Công nghiệp tiêu dùng. B. Công nghiêp chế tạo máy móc. C. Ngoại thương. D. Công nghiệp khai mỏ và trồng cao su. Câu 36: Quốc gia nào khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai? A. Pháp. B. CHLB Đức. C. Mĩ. D. Anh. Câu 37: Tháng 5/1953, Chính phủ Pháp đã cử tướng nào làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương? A. Đờ Cat-xtơ-ri. B. Na-va. C. Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi. D. Bô-la-éc. Câu 38: Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là chiến dịch nào? A. Chiến dịch Trung Lào năm 1953. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. C. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. D. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. Câu 39: Thắng lợi mở đầu của quân dân ta chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là trận nào? A. Ấp Bắc. B. Đồng Xoài. C. Bình Giã. D. Vạn Tường. Câu 40: Một trong những bài học kinh nghiệm cơ bản được Đảng ta rút ra trong thời kì đầu đổi mới là gì? A. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong khu vực. B. Đẩy mạnh quan hệ đối ngoại hòa bình. C. Duy trì môi trường hòa bình để xây dựng đất nước. D. Huy động cả hệ thống chính trị vào công cuộc đổi mới. HẾT UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT LỚP 9 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Lịch sử Ngày thi: 24/5/2019 MỖI ĐÁP ÁN ĐÚNG ĐƯỢC 0,25 ĐIỂM Câu 001 002 1 D B 2 B C 3 C B 4 A A 5 A C
  9. 6 B D 7 D B 8 B A 9 C D 10 D B 11 A A 12 A D 13 C A 14 C C 15 D A 16 B B 17 A C 18 D A 19 C C 20 A A 21 D B 22 A C 23 B A 24 C C 25 B B 26 B D 27 C B 28 A A 29 A C 30 C D 31 C C 32 B D
  10. 33 D A 34 C B 35 A D 36 A C 37 B B 38 D D 39 B D 40 C D