Đề kiểm tra định kì môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Du

docx 4 trang nhatle22 1980
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Du

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – HỆ SỐ 2 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2018 – 2019 NGUYỄN DU Môn: Lịch sử – Khối 9 Thời gian làm bài: 60 phút; (25 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận) Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Câu 1: Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX), số liệu nào sau đây có ý nghĩa nhất? A. Nếu năm 1950, Liên Xô sản xuất được 27,3 triệu tấn thép thì đến năm 1970 sẽ sản xuất được 115,9 triệu tấn thép. B. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh. C. Từ năm 1951 đến năm 1975, mức tăng trưởng của Liên Xô hằng năm đạt 9,6%. D. Từ giữa thập niên 70, sản xuất công nghiệp của Liên Xô đạt khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới. Câu 2: Khái niệm các nước Đông Âu để chỉ A. vị trí địa lí phía đông châu Âu. B. các nước xã hội chủ nghĩa. C. các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa ở phía Tây Liên Xô. D. Cả A và B đều đúng. Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp của Liên Xô được tiến hành trên cơ sở nào? A. Sự quan tâm đến lợi ích vật chất đối với người dân. B. Những thành tựu của công nghiệp. C. Các biện pháp hành chính. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 4: Các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân vào khoảng thời gian A. 1945 – 1948.B. 1946 – 1947.C. 1947 – 1948.D. 1945 – 1949. Câu 5: Đâu là hạn chế trong hoạt động của khối SEV? A. “Khép kín cửa” không hòa nhập với nền kinh tế thế giới. B. Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất. C. Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế. D. Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa. Câu 6: Nguyên nhân chính của sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-sa-va (14/5/1955) là gì? Trang 1/4 – Mã đề thi 132
  2. A. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô với các nước Đông Âu. B. Để đối phó với việc vũ trang lại Tây Đức của các nước thành viên khối NATO. C. Để tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa. D. Để đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu. Câu 7: Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ ở các nước A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào. C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.D. Phi-líp-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a. Câu 8: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới. C. chế độ phân biệt chủng tộc.D. chế độ thực dân. Câu 9: Vì sao bước sang thế kỉ XX, châu Á được mệnh danh là “Châu Á thức tỉnh”? A. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. B. Vì nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến. C. Vì tất cả các nước châu Á đều giành được độc lập. D. Vì ở châu Á bắt đầu xuất hiện nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế. Câu 10: Cho bảng sau gồm các sự kiện (cột 2) với niên đại (cột 1): Cột 1 Cột 2 1. 1/10/1949 a. Bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở Trung Quốc. 2. 1979 – 1998 b. Đại Cách mạng văn hóa vô sản. 3. 12/1978 c. Nội chiến lần thứ 4 ở Trung Quốc. 4. 1946 – 1949 d. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập. 5. 1953 – 1957 e. Thời kì cải cách mở cửa ở Trung Quốc. 6. 5/1966 g. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới. Cách nối đúng là A. 1d, 2g, 3c, 4e, 5b, 6a.B. 1d, 2e, 3g, 4c, 5a, 6b. C. 1e, 2b, 3a, 4d, 5g, 6c.D. 1c, 2a, 3d, 4g, 5b, 6e. Câu 11: Đường lối “Ba ngọn cờ hồng” do ai đề xướng? A. Mao Trạch Đông.B. Lưu Thiếu Kỳ. C. Lâm Bưu.D. Chu Ân Lai. Câu 12: Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi A. Mĩ, Anh, Nhật thành lập Khối Quân sự Đông Nam Á (ASEAN). B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu. C. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam- pu-chia. D. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự. Câu 13: Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành Trang 2/4 – Mã đề thi 132
  3. A. một khu vực phồn thịnh.B. một khu vực ổn định và phát triển. C. một khu vực mậu dịch tự do.D. một khu vực hòa bình. Câu 14: Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập. B. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh. C. Sự ra đời của khối ASEAN. D. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU. Câu 15: Lí do cụ thể nào liên quan trực tiếp với việc giải thể khối SEATO (9/1975)? A. Các nước thành viên luôn xảy ra xung đột. B. Nhân dân Đông Nam Á không đồng tình với sự tồn tại của SEATO. C. SEATO không phù hợp với xu thế phát triển của Đông Nam Á. D. Thất bại của đế quốc Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975). Câu 16: Đất nước có thu nhập bình quân quốc dân lớn nhất khu vực Đông Nam Á là A. Xin-ga-po.B. Bru-nây.C. Thái Lan.D. Phi-líp-pin. Câu 17: Sau khi thất bại, Tưởng Giới Thạch đã chạy đi đâu? A. Mĩ.B. Hồng Công.C. Đài Loan.D. Nam Hải. Câu 18: Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là gì? A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa. B. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến tư bản trên đất Trung Hoa. C. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc. D. Đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Câu 19: Sau 20 năm cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã A. ổn định và phát triển mạnh. B. phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. C. không ổn định và bị chững lại. D. bị cạnh tranh gay gắt. Câu 20: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc nào thống trị đông đảo cư dân châu Phi? A. Anh.B. Pháp.C. Tây Ban Nha.D. Bồ Đào Nha. Câu 21: Chiến lược “kinh tế vĩ mô” (6/1996) ở Nam Phi ra đời với tên gọi A. giải quyết việc làm cho người lao động da đen. B. vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước. C. hội nhập, cùng phát triển. D. tăng trưởng, việc làm và phân phối lại. Câu 22: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi được mệnh danh là “Đại lục mới trỗi dậy”? A. Châu Phi thường xuyên có động đất. Trang 3/4 – Mã đề thi 132
  4. B. Châu Phi đánh thắng 17 kẻ thù đế quốc. C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. D. Cả 3 lí do trên. Câu 23: Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là A. “Đại lục mới trỗi dậy”. B. “Đại lục bùng cháy”. C. “Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất”. D. “Đại lục bùng cháy” và “Đại lục mới trỗi dậy”. Câu 24: Từ những năm 60 của thế kỉ XX đến nay, Mĩ đã thực hiện chính sách cấm vận kinh tế đối với nước nào? A. Mê-hi-cô.B. Cu Ba.C. Chi-lê.D. Vê-nê-du-ê-la. Câu 25: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là “Đại lục bùng cháy”? A. Ở đây thường xuyên xảy ra cháy rừng. B. Ở đây nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mĩ. C. Ở đây có cuộc cách mạng nổi tiếng Cu Ba bung nổ. D. Ở đây các nước đế quốc tấn công vào nước Mĩ. PHẦN II: TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 26: (2.0 điểm) Nêu những nét chung về các nước Mĩ La-tinh từ sau năm 1945. Câu 27: (1.5 điểm) Những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì? Hãy trình bày. Câu 28: (1.5 điểm) Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi đã được thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn? HẾT Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: Trang 4/4 – Mã đề thi 132