Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Ứng Hòa

pdf 4 trang nhatle22 6180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Ứng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_hoc_ki_ii_nam_hoc_202.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Ứng Hòa

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN ỨNG HÒA CÁC MÔN VĂN HÓA LỚP 9 ĐỢT II NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ (Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1. (6,0 điểm). a. Hoàn thành bảng so sánh phong trào Cần Vương với cuộc khởi nghĩa Yên Thế theo mẫu: Nội dung so sánh Phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế Thời gian Mục tiêu đấu tranh Thành phần lãnh đạo Lực lượng tham gia b. Kể tên những phong trào yêu nước tiêu biểu từ đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất và cho biết khuynh hướng đấu tranh của những phong trào này. Câu 2. (4,5 điểm). Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ trong giai đoạn nào? Bằng kiến thức đã học hãy làm rõ những thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh trong các năm 1945, 1959, 1960, 1993. Câu 3. (6,5 điểm). “Sau gần năm thập kỷ tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN đã chuyển hóa căn bản về chất và chính thức trở thành Cộng đồng chung vào ngày 31-12-2015, dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội”. (Trích dẫn báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 01-01-2016) a. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc, bắt đầu phát triển của tổ chức ASEAN? b. Năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vai trò gì trong tổ chức ASEAN? Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực? Câu 4. (3,0 điểm). a. Nêu sự kiện nhà Nguyễn thành lập tỉnh Hà Nội? Kể tên một số danh nhân gắn liền với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội từ năm 1802 đến năm 1884. b. Nhân dân Hà Nội kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ nhất và lần thứ hai đã lập nên hai trận thắng tiêu biểu ở cùng một địa danh. Đó là địa danh nào? Nêu hiểu biết của em về một trong hai trận thắng đó. Họ và tên thí sinh : Số báo danh:
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN ỨNG HÒA CÁC MÔN VĂN HÓA LỚP 9 ĐỢT II NĂM HỌC 2020– 2021 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ I. Hướng dẫn chung 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý cơ bản, thí sinh làm bài theo cách riêng mà đảm bảo các yêu cầu cơ bản thì vẫn cho đủ cơ số điểm. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm này. 2. Ở từng ý, giám khảo chỉ cho điểm tối đa khi: - Ý trả lời đúng, rõ ràng, có dẫn giải cụ thể. - Lời văn diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 3. Cho điểm lẻ toàn bài tới 0,25 điểm, không làm tròn tổng điểm. II. Hướng dẫn chi tiết và thang điểm chấm Câu Nội dung Điểm Hoàn thành bảng so sánh phong trào Cần vương với cuộc khởi nghĩa 1.a Yên Thế theo mẫu: 4,0 Nội dung Phong trào Cần vương Khởi nghĩa Yên Thế so sánh Thời gian 1885 – 1896 1884 – 1913 Đánh đuổi thực dân Pháp, Chống cuộc bình định quân Mục tiêu giành độc lập dân tộc, khôi sự của Pháp, bảo vệ cuộc (8 ý x phục chế độ phong kiến sống đấu tranh 0,5) chuyên chế. Thành phần Văn thân, sĩ phu yêu nước Nông dân lãnh đạo Lực lượng Nhân dân Nông dân tham gia Kể tên những phong trào yêu nước tiêu biểu từ đầu thế kỉ XX đến trước 1.b Chiến tranh thế giới thứ nhất và cho biết khuynh hướng đấu tranh của 2,0 những phong trào này. *. Những phong trào tiêu biểu 1,5 - Phong trào Đông du (1905 - 1909) 0,5 - Đông Kinh nghĩa thục (1907) 0,5 - Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) 0,5 *. Các phong trào đấu tranh này đều đi theo khuynh hướng dân chủ tư 0,5 sản. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ trong giai đoạn nào? Bằng kiến thức đã học hãy làm rõ những 2 thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu 4,5 vực Mĩ La-tinh trong các năm 1945, 1959, 1960, 1993.
  3. *. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản đã bị 0,5 sụp đổ trong giai đoạn: từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX. *. Những thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong 4,0 các năm 1945, 1959, 1960, 1993 - Tháng 8 - 1945, ngay sau khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, lần lượt tuyên bố độc lập như: In-đô-nê-xi-a (17 - 1,0 8 - 1945), Việt Nam (2 - 9 - 1945), Lào (12 - 10 - 1945). Đông Nam Á là khu vực khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai . - Tháng 3 - 1952, chế độ độc tài Ba-ti-xta được thiết lập ở Cu-ba. Nhân dân Cu-ba đã đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta, mở đầu là cuộc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa (26 - 7 - 1953). Ngày 01 - 01 - 1959, chế 1,0 độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba giành thắng lợi Thắng lợi này có tác động to lớn, Cu-ba trở thành lá cờ đầu của phong trào đấu tranh ở khu vực Mĩ La-tinh - Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở châu lục này tuyên bố độc lập. Thắng lợi của nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đã góp phần làm hệ thống thuộc địa của các nước đế 1,0 quốc lần lượt tan rã, các dân tộc châu Phi giành lại được độc lập và chủ quyền. - Năm 1993, trước cuộc đấu tranh ngoan cường của người da đen, chính quyền người da trắng ở Nam Phi đã tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng 1,0 tộc (gọi là A-pác-thai) sau hơn ba thế kỉ tồn tại. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Hiệp 3.a hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Sự kiện nào đánh dấu sự khởi 5,0 sắc, bắt đầu phát triển của tổ chức ASEAN? *. Hoàn cảnh ra đời 2,0 - Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh 1,0 khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực - Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia 1,0 của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. *. Mục tiêu của ASEAN: phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình 0,5 và ổn định khu vực. *. Nguyên tắc hoạt động 2,0 - Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. 0,5 - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 0,5 - Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. 0,5 - Hợp tác phát triển có kết quả 0,5 *. Sự kiện đánh dấu sự khởi sắc, bắt đầu phát triển của tổ chức ASEAN: 0,5
  4. Tháng 2 - 1976, các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a). Năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vai trò gì trong tổ chức ASEAN? 3.b Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 1,5 cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực? *. Năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch tổ chức ASEAN. 0,5 *. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực? (Thí sinh 1,0 có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải lập luận chặt chẽ) (có thể dựa vào những gợi ý sau) - Đoàn kết và thể hiện trách nhiệm chung đối với các vấn đề liên quan đến 0,5 hòa bình, an ninh và phát triển khu vực. - Lên án mạnh mẽ hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, 0,5 yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, Hãy trình bày sự kiện nhà Nguyễn thành lập tỉnh Hà Nội? Kể tên một 4.a số danh nhân gắn liền với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội từ năm 1802 1,5 đến năm 1884. - Năm 1831, Minh Mạng bỏ các trấn, thành lập tỉnh Hà Nội, gồm thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm của trấn Sơn Tây cùng ba phủ Ứng Hòa, 1,0 Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam. - Một số danh nhân : Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu (Lưu ý HS trình bày đúng 2 danh 0,5 nhân trở lên thì cho điểm tối đa) Nhân dân Hà Nội kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ nhất và lần 4.b thứ hai đã lập nên hai trận thắng tiêu biểu ở cùng một địa danh. Đó là 1,5 địa danh nào? Nêu hiểu biết của em về một trong hai trận thắng đó. - Nhân dân Hà Nội lập nên hai trận thắng tiêu biểu tại Cầu Giấy. 0,75 - HS nêu hiểu biết về một trong hai chiến thắng Cầu Giấy: + Trận thắng Cầu Giấy lần thứ nhất ngày 21 - 12 - 1973 giết được Gác-ni- ê 0,75 + Trận thắng Cầu Giấy lần thứ hai ngày 19 - 5 - 1883 Ri-vi-e tử trận và quân Pháp thất bại thảm hại