Bộ đề đọc - hiểu trong chương trình Ngữ văn 9 theo từng chủ đề (Có đáp án)

docx 257 trang Thu Mai 06/03/2023 2241
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề đọc - hiểu trong chương trình Ngữ văn 9 theo từng chủ đề (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_doc_hieu_trong_chuong_trinh_ngu_van_9_theo_tung_chu_de.docx

Nội dung text: Bộ đề đọc - hiểu trong chương trình Ngữ văn 9 theo từng chủ đề (Có đáp án)

  1. BỘ ĐỀ ĐỌC – HIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỤC LỤC STT VĂN BẢN Số đề Trang Chủ đề: Văn bản nhật dụng 1. Phong cách Hồ Chí Minh 5 3 2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình 4 11 3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được 3 17 bảo vệ và phát triển của trẻ em Chủ đề: Truyện Hiện đại 4. Lặng lẽ Sa Pa 12 23 5. Làng 11 46 6. Chiếc lược ngà 6 68 7. Những ngôi sao xa xôi 13 80 8. Bến quê 3 103 Chủ đề: Thơ hiện đại 9. Đồng chí 4 109 10. Bài thơ về tiểu đội xe không kính 5 119 11. Đoàn thuyền đánh cá 8 131 12. Bếp lửa 7 150 13. Ánh trăng 7 164 14. Viếng lăng Bác 5 175 15. Mùa xuân nho nhỏ 5 185 16. Nói với con 12 197 17. Sang thu 8 214 18. Con cò 1 230 Chủ đề: Truyện thơ Trung đại 19. Chuyện người con gái Nam Xương 11 232 20. Hoàng Lê nhất thống chí 6 246 21. Truyện Kiều 8 255 Chủ đề: Văn bản nghị luận 22. Bàn về đọc sách 4 268 23. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới 5 274 24. Tiếng nói của văn nghệ 3 279 Chủ đề: Văn học nước ngoài 25. Mây và sóng 2 283
  2. BỘ ĐỀ ĐỌC - HIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN NHẬT DỤNG PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH – LÊ ANH TRÀ PHIẾU SỐ 1: Phần I (4,0 điểm) Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết: “Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại” (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) 1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người? 2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy. 3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển. GỢI Ý: Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người? 1 Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa Quốc tế và gốc văn hóa dân tộc. - Qua đó tác giả Lê Anh Trà thể hiện tình cảm kính trọng, ca ngợi Bác Hồ, tự hào về Người như một đại diện của một con người ưu tú Việt Nam. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy. Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Đông. Cách dùng 2 từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm 3 của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
  3. Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập: - Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước. - Trách nhiệm thế hệ trẻ: + Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc; + Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử, + Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. - Đánh giá: đây là PHIẾU SỐ quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức. PHIẾU SỐ 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.” Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2: Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào? Câu 3: Kể tên các tác phẩm do Hồ Chí Minh viết được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS? Kể tên các tác phẩm – Tác giả viết về Bác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. Câu 4: Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại?
  4. GỢI Ý: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào? 2 Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc; giữa sự bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông với cái hiện đại và mới mẻ. Kể tên các tác phẩm do Hồ Chí Minh viết được đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS? Kể tên các tác phẩm – Tác giả viết về Bác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. - Tác phẩm do Hồ Chí Minh viết: + Cảnh khuya – Rằm tháng giêng + Ngắm trăng – Tức cảnh Pác Bó – Đi đường 3 + Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (bút danh Nguyễn Ái Quốc) + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta + Thuế máu - Tác phẩm – tác giả viết về Hồ Chí Minh + Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng + Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ + Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà + Viếng lăng Bác - Viễn Phương Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại? HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện được các ý: + Phải chăm chỉ rèn luyện, học tập, nắm vững kiến thức, học đi đôi với thực hành, vận dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề cuộc sống. Học hỏi, tìm hiểu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phê phán 4 những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. + Không ngừng học tập và làm theo tấm gương phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: sống giản dị, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tránh xa lối sống sính ngoại, chây lười ỉ lại, buông thả, chạy theo mốt mà quên đi những giá trị văn hóa tốt đẹp mang bản sắc dân tộc. PHIẾU SỐ 3: Cho câu văn sau:
  5. “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.” (SGK Ngữ văn 9, tập một) 1. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì? 2. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì? 3. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? 4. Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ. Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao? 5. Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra được từ câu văn trên? GỢI Ý: Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì? - Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh 1 - Tác giả: Lê Anh Trà - “Di dưỡng tinh thần”: bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khoẻ Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì? 2 Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? - Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa 3 thế giới nơi con người của Bác - Lối sống của Bác, của một vị "vua", nhưng lại rất bình dị và rất đỗi đời thường, như phong cách sống đạo đứa, giống với phong cách sống của những bậc hiền tiết ngày xưa: vua Nghiêu, vua Thuấn, Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ. Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao? 4 Em vừa đồng tình, vừa không đồng tình với suy nghĩ đó - Đồng tình vì chúng ta nên học tập theo lối sống giản dị, thanh cao của Bác. Đây là 1 lối sống đẹp
  6. - Không đồng tình với việc "mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ". Bởi cách sống của Bác là giản dị nhưng khác xa hoàn toàn với lối sống khổ sở, khắc khổ Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra được từ câu văn trên? Câu văn tuy ngắn nhưng để ại nhiều bài học trong lòng người đọc. Một trong số đó lối sống giản dị và hiểu cho đúng về lối sống ấy. Trong xã hội hiện đại với các xu thế không ngừng thay đổi thì đức tính giản dị là điều cần thiết mà mỗi con người nên có. Đó là đức tính hướng về những thứ tự nhiên, không chú trọng vật chất bên ngoài, không cầu kì hay xa hoa, kiểu cách, sống chân phương phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết. Chắc hẳn những người không cầu 5 kì, kiểu cách sẽ mang lại thiện cảm đối với người đối diện nhiều hơn. Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Giản dị không chỉ biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong suy nghĩ, trong tiềm thức, trong phong cách sống của mỗi người. Bản thân chúng ta có thể học tập đức tính này ở Bác Hồ - một người nổi tiếng với lẽ sống giản dị trong cả sinh hoạt lẫn tác phong công việc. Tuy nhiên, giản dị cũng không đồng nghĩa với sự gò bó, lạc hậu, càng không đồng nghĩa với tiết kiệm 1 cách thái quá, hà tiện. Vậy nên mối người cần nhận thức sao cho đúng về lối sống thanh cao, giản dị của Bác và học tập điều đó. PHIẾU SỐ 4: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”. Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Câu 2: Giải nghĩa cụm từ “phong cách” trong văn bản chứa đoạn trích trên? Câu 3: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? Câu 4: Trong chương trình Ngữ văn THCS mà em đã học cũng có một tác phẩm nói về phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ. Đó là văn bản nào?
  7. GỢI Ý: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? 1 - Trích trong văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh” - Tác giả: Lê Anh Trà Giải nghĩa cụm từ “phong cách” trong văn bản chứa đoạn trích trên? 2 - Giải nghĩa “phong cách”: lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó. Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? - Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, bởi vì đó không phải là: + Cách tự thần thánh hóa 3 + Tự làm cho khác đời, hơn đời. - Mà đó là: + Cách di dưỡng tinh thần. + Một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. + Có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tầm hồn và thể xác. Trong chương trình Ngữ văn THCS mà em đã học cũng có một tác phẩm nói về phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ. Đó là văn bản nào? 4 - Tác giả: Phạm Văn Đồng - Tác phẩm: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. PHIẾU SỐ 5: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4 (1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.(2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. (4) Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. (5) Hàng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. (Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9) Câu 1: Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?
  8. Câu 2: Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng. Câu 3: Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác? Câu 4: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (4) (5). GỢI Ý: Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7? 1 - Nội dung: đức tính giản dị của Bác trong sinh hoạt - Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng. Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng. - Lời dẫn: Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, 2 với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì - Cách dẫn: gián tiếp Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác? 3 - Câu văn kết hợp yếu tố biểu cảm: - Tình cảm của tác giả: trân trọng, ngợi ca Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (4) (5). - Biện pháp: so sánh (4) và liệt kê (5) 4 - Tác dụng: + Diễn đạt giàu hình ảnh, dễ hiểu + Khẳng định vẻ đẹp giản dị trong lối sống của Bác.
  9. ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH – G.G. Mác - két PHIẾU SỐ 1: Một văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 có viết: “Trong thời đại hoàng kim này của khoa học , trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp , chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”. 1. Câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 2. “Một biện pháp” mà tác giả đề cập đến trong câu văn trên là việc gì? 3. Tại sao tác giả lại cho rằng: “trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp”ấy? Em hiểu thế nào về thái độ của tác giả về sự việc trên? 4. Đất nước chúng ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau thương. Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, thế hệ thanh niên đang được sống trong hòa bình. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình. GỢI Ý: Câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 1 Câu văn trên trích từ văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” Tác giả là G. Mác-két. “Một biện pháp” mà tác giả đề cập đến trong câu văn trên là việc gì? 2 “Một biện pháp” mà tác giả đề cập đến trong câu văn trên là chiến tranh hạt nhân. Tại sao tác giả lại cho rằng: “trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp”ấy? Em hiểu thế nào về thái độ của tác giả về sự việc trên? - Tác giả lại cho rằng: “trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát 3 minh ra một biện phá” ấy vì biện pháp hạt nhân mà con người phát minh ra là hiểm họa khôn lường và nó ảnh hưởng, đe dọa trực tiếp tới cuộc sống hòa bình của toàn thế giới. - Tác giả thế hiện thái độ phản đối gay gắt đối với vấn đề này Đất nước chúng ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau thương. Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, thế hệ thanh niên đang được sống trong hòa bình. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày về ý nghĩa của 4 cuộc sống hòa bình. Yêu cầu về hình thức: – Viết đúng hình thức đoạn văn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) – Trình bày rõ ràng, mạch lạc. Yêu cầu về nội dung
  10. + Giải thích khái niệm “hòa bình”: là sự bình đẳng, tự do, không có bạo động, không có chiến tranh và những xung đột về quân sự. + Ý nghĩa của cuộc sống hòa bình: • Để dành được hòa bình, thế hệ cha anh đi trước – các anh hùng thương binh liệt sĩ đã chiến đấu hết mình, hi sinh xương máu. • Trạng thái đối lập của hòa bình là chiến tranh. Sống trong chiến tranh, con người sẽ đối diện với những thảm họa về mất mát, đau thương. • Sống trong hòa bình, con người sẽ được tận hưởng không khí của độc lập, tự do, yên bình và hạnh phúc. + Lật lại vấn đề: Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số tín đồ, đảng phái luôn sử dụng những chiêu trò công kích, kích thích, chống phá, gây ra bạo lực vũ trang, + Bài học nhận thức và hành động: • Nâng cao nhận thức về ý nghĩa của hòa bình. • Cần tránh xa những thế lực gây ảnh hưởng đến nền hòa bình, đồng thời giữ gìn, bảo vệ hòa bình. PHIẾU SỐ 2: “Không những đi ngược lại lí trí con người mà con đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [ ] Từ khi nhen nhóm sự sống trên Trái Đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng thể tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó” (Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, G.G. Mác- két. SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 1) a. Thông điệp mà nhà văn muốn nhắn nhủ ở đoạn văn trên là gì? b. Đoạn văn trên câu văn nào vừa mang ý nghĩa là câu chuyển đoạn (chuyển luận điểm), vừa mang ý nghĩa là câu chủ đề của đoạn văn, của luận điểm. GỢI Ý: Thông điệp mà nhà văn muốn nhắn nhủ ở đoạn văn trên là gì? 1 Thông điệp mà nhà văn muốn nhắn nhủ ở đoạn văn trên là: chúng ta nên ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Đoạn văn trên câu văn nào vừa mang ý nghĩa là câu chuyển đoạn 2 (chuyển luận điểm), vừa mang ý nghĩa là câu chủ đề của đoạn văn, của luận điểm.
  11. Không những đi ngược lại lí trí con người mà con đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. PHIẾU SỐ 3: Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”,đoạn mở đầu văn bản tác giả G.G. Mác-két viết: “Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ em, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ; tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủythế thăng bằng của hệ mặt trời. Câu 1: Ở đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào để thấy được nguy cơ của chiến tranh hạt nhân? Em hiểu thái độ của tác giả như thế nào khi viết về PHIẾU SỐ chiến tranh hạt nhân? Câu 2: Ghi lại câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của cách dùng biện pháp tu từ đó. Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy thi) về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình đối với chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ em. GỢI Ý: Ở đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào để thấy được nguy cơ của chiến tranh hạt nhân? Em hiểu thái độ của tác giả như thế nào khi viết về PHIẾU SỐ chiến tranh hạt nhân? 1 - PTPĐ: Nghị luận kết hợp với thuyết minh. - Thái độ: Phê phán và kêu gọi mọi người cùng nhau đấu tranh, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân để bảo vệ cho một thế giới hòa bình. Ghi lại câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của cách dùng biện pháp tu từ đó. 2 - Câu văn có sử dụng BP so sánh: Nguy cơ hệ mặt trời. - Hiệu quả: Nhấn mạnh tính chất nguy hiểm, sự hủy diệt ghê gớm của chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Em hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy thi) về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình đối với chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ 3 em. Hs cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: + Cuộc sống hòa bình là gì?
  12. + Cuộc sống hòa bình mang đến những điều kiện tốt đẹp nào cho con người? + Đặc biệt gì đối với trẻ em? + Ý nghĩa? + Phản đề. + Liên hệ với vai trò trách nhiệm của bản thân. PHIẾU SỐ 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: ( .) Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã đựơc bố trí khắp các hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, về lý thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới”. (Ngữ Văn 9, Tập 1) Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Câu 2. Văn bản chứa đoạn trích trên sáng tác trong hoàn cảnh nào? Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 5. Nêu và chỉ rõ tác dụng của phép tu từ được sử dụng ở câu văn: "Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, về lý thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời"? Câu 6. Viết đoạn văn ngắn (6- 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về PHIẾU SỐ được nêu ra trong đoạn trích. GỢI Ý: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? 1 - Đoạn văn trên trích từ văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”. - Tác giả của văn bản trên: Mác-két. Văn bản chứa đoạn trích trên sáng tác trong hoàn cảnh nào? 2 Văn bản được trích từ tham luận của Mác-két khi ông được mời tham dự cuộc họp nguyên thủ 6 nước năm 1986 ở Mê –hi – cô. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? 3 - PTBĐ: Nghị luận 4 Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
  13. - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa sự sống trên trái đất. Nêu và chỉ rõ tác dụng của phép tu từ được sử dụng ở câu văn: "Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, về lý thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời"? - Nghệ thuật: Hs chọn một trong các phép tu từ: + So sánh"Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet; 5 + Liệt kê : các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời" ? - Tác dụng: - Gây ấn tượng mạnh, làm cho người đọc thấy rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. - Thể hiện được thái độ quan tâm, lo lắng của tác giả trước tương lai, vận mệnh của thế giới. Viết đoạn văn ngắn (6- 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về PHIẾU SỐ được nêu ra trong đoạn trích. - Mở đoạn: + Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể nhân loại - Nội dung đoạn: + Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự còn mất của mỗi quốc gia + Nguy cơ chiến tranh luôn đe doạ sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt 6 sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất. +Thế giới cũng đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người + Hành động cụ thể của mỗi công dân và mỗi quốc gia - Kết đoạn: + Nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân trên hành tinh.Thế giới không cần vũ khí hạt nhân
  14. TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM PHIẾU SỐ 1: Đọc đoạn trích dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: “TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM” (trích) “1. Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn. 2. Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới. Sự thách thức 3. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy. 4. Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực [ ]. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương [ ] 5. Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp [ ]” (Dẫn theo Ngữ văn 9, tập 1, trang 31-32, NxbGD, 2005) Câu 1. Đoạn trích trên đề cập đến đối tượng nào là chủ yếu? Câu 2. “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng”. Từ ngữ nào được sử dụng để nối hai câu đã dẫn? Câu 3. “Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”. Em hiểu thế nào về tình cảm và thái độ của “Chúng tôi”- những nhà lãnh đạo chính trị - trong câu văn này? Câu 4. So với thời thơ ấu của nhiều trẻ em trên thế giới được nêu trong bản tuyên bố, tuổi thơ của em như thế nào? Hãy viết về điều đó khoảng 3 đến 5 câu. GỢI Ý: Đoạn trích trên đề cập đến đối tượng nào là chủ yếu? 1 Đoạn trích trên đề cập đến trẻ em trên thế giới là chủ yếu.
  15. “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng”. Từ ngữ nào được sử dụng để nối hai câu đã dẫn? 2 “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng”. Từ ngữ được sử dụng để nối hai câu đã dẫn: “Đồng thời”. “Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”. Em hiểu thế nào về tình cảm và thái độ của “Chúng tôi”- những nhà lãnh đạo chính trị - trong câu văn này? 3 - Tình cảm của “Chúng tôi”- những nhà lãnh đạo chính trị - trong câu văn: Yêu thương trẻ em, quan tâm đến quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. - Thái độ của “Chúng tôi”- những nhà lãnh đạo chính trị - trong câu văn: cứng rắn, kiên quyết để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn. So với thời thơ ấu của nhiều trẻ em trên thế giới được nêu trong bản tuyên bố, tuổi thơ của em như thế nào? Hãy viết về điều đó khoảng 3 đến 5 câu. 4 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề ra, sau đây là một số gợi ý: Tuổi thơ của em được sống trong gia đình ấm áp tình yêu thương; Được học hành đầy đủ; Được tham gia các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao, PHIẾU SỐ 2: Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết đuợc nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, qua đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội (Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em) 1. Hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên? 2. Tìm ít nhất 4 từ mượn của tiếng Hán được sử dụng trong đoạn trích trên? 3. Có ý kiến cho rằng gia đình và những người thân chính là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ em. Em có đồng ý với ý kiến đó hay không? Vì sao? 4. Tại sao việc bảo vệ trẻ em lại là việc quan trọng?
  16. 5. “Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm ” Viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn luận về sống có trách nhiệm. GỢI Ý: Hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên? 1 Cần tạo cho trẻ em cuộc sống tốt, sống có trách nhiệm. Tìm ít nhất 4 từ mượn của tiếng Hán được sử dụng trong đoạn trích 2 trên? - Nguồn gốc, trách nhiệm, khuyến khích, văn hóa. Có ý kiến cho rằng gia đình và những người thân chính là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ em. Em có đồng ý với ý kiến đó hay không? Vì sao? Gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Quan hệ huyết thống và nuôi dưỡng chính là hai trong ba mối quan hệ cơ bản tạo nên gia đình. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình là những người gần gũi mật thiết, thường xuyên bên cạnh trẻ em, nên việc chăm sóc con trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn là 3 “bản năng” của họ. Trong gia đình, việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cần được thực hiện một cách khoa học, với những kiến thức, kỹ năng phù hợp. Chăm sóc phải gắn liền với bảo vệ, phải xác định gia đình chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em. Bảo vệ trẻ em trước hết là đảm bảo cho trẻ em được thực hiện các quyền của mình; đồng thời phòng ngừa không để trẻ em bị thiệt thòi, không bị xâm hại đến các quyền đã được pháp luật thừa nhận. Tại sao việc bảo vệ trẻ em lại là việc quan trọng? Việc trẻ bảo vệ trẻ em là quan trọng vì: 4 - Trẻ em dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. - Chưa đủ năng lực để tự bảo vệ mình “Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm ” Viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn luận về sống có trách nhiệm. - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. - Giải thích được vấn đề cần nghị luận 5 - Khẳng định đây là cách sống tốt, đúng đắn: + ý nghĩa, tầm quan trọng của sống có trách nhiệm + trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội (dẫn chứng thực tế để thấy những biểu hiện đó luôn là điều cần thiết trong cuộc sống)
  17. - Phê phán những người thiếu trách nhiệm -> hậu quả. - Nêu phương hướng hành động của bản thân. PHIẾU SỐ 3: a. Mục đích chính của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em được đưa ra trong văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là gì? b. Nêu những khó khăn cũng như thuận lợi cho việc thực hiện quyền trẻ em mà văn bản đã đưa ra. Tìm những số liệu năm 2019 thay cho số liệu năm 1990 mà văn bản dùng để thấy rõ tình hình thực hiện quyền trẻ em. c. Viết đoạn văn khoảng 12 câu với chủ đề: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. GỢI Ý: Mục đích chính của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em được đưa ra trong văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là gì? 1 - Mục đích chính của Hội nghị là: + Đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn. + Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển trong hòa bình, hạnh phúc của trẻ em. Nêu những khó khăn cũng như thuận lợi cho việc thực hiện quyền trẻ em mà văn bản đã đưa ra. Tìm những số liệu năm 2019 thay cho số liệu năm 1990 mà văn bản dùng để thấy rõ tình hình thực hiện quyền trẻ em. - Khó khăn: + Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm họa chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước 2 ngoài. + Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. + Trẻ em phải đối mặt trước tình trạng suy dinh dưỡng, bệnh tật và ma túy. - Thuận lợi: + Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế. + Công ước về quyền trẻ em ra đời. + Bầu không khí chính trị trên thế giới thay đổi từ đối đầu sang đối thoại. Viết đoạn văn khoảng 12 câu với chủ đề: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày 3 mai. - Học sinh đảm bảo một số ý sau:
  18. + Giải thích câu nói: Khẳng định tầm quan trọng của trẻ em, chủ nhân tương lai của thế giới. + Khẳng định tính đúng đăn, chứng minh. + Bình luận: Bày tỏ sự đau xót, lên án trước tình trạng một số khu vực chưa đảm bảo quyền trẻ em. Làm thế nào để chuẩn bị cho một thế hệ được tốt nhất. + Bài học nhận thức và hành động.
  19. CHỦ ĐỀ: TRUYỆN HIỆN ĐẠI LẶNG LẼ SAPA 1. PHIẾU SỐ 1 : Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi; "Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy." (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) Câu1. Đoạn văn có hình thức ngôn ngữ nào: Đối thoại hay độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó? Câu 2. Chỉ ra câu có sử dụng khởi ngữ trong đoạn trên? Câu 3. Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long đã để cho bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên là "Người cô độc nhất thế gian". Em có đồng ý như vậy không? Cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì? Câu 4. Lời tâm sự của nhân vật anh thanh niên gợi cho em những suy nghĩ gì? Về cách ứng xử với mọi người? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi. GỢI Ý: Đoạn văn có hình thức ngôn ngữ nào: Đối thoại hay độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó? Đoạn văn sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại. 1 Dấu hiệu giúp em nhận biết: • Đây là cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với ông Họa sĩ. • Lời nói phát thành tiếng. • Có gạch ngang đầu dòng. Chỉ ra câu có sử dụng khởi ngữ trong đoạn trên? 2 Có khởi ngữ: Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long đã để cho bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên là "Người cô độc nhất thế gian". Em có đồng ý như vậy không? Cách giới thiệu như 3 vậy có tác dụng gì? Nếu xét trên phương diện nghĩa của từ: "Người cô độc" là con người cô đơn độc thân, sống một mình, không có ai bầu bạn thì Bác lái xe đúng.
  20. Nhưng khi theo dõi câu chuyện ta hiểu rằng anh thanh niên không hề cô độc, không hề một mình. Ta hãy nghe anh thanh niên nói: khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Tác dụng: Nhà văn để Bác lái xe giới thiệu như vậy là một sự sáng tạo. Nó đem đến cho người đọc sự thú vị và gợi được trí tò mò của độc giả. Lời tâm sự của nhân vật anh thanh niên gợi cho em những suy nghĩ gì? Về cách ứng xử với mọi người? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi. Từ nhân vật Anh thanh niên ta học tập được cách giao tiếp ứng xử với mọi người. Giao tiếp ứng xử là sự chia sẻ thông tin và tạo quan hệ giữa con người với con người 4 Qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ta thấy được • Thái độ cởi mở chân thành khi trò chuyện tâm sự. • Tính khiêm nhường khi tự nói về mình. • Tình cảm gắn bó sự tôn trong dành cho mọi người của anh thanh niên. Anh thanh niên thể hiện một con người có lối sống đẹp, biết cách giao tiếp, ứng xử • Từ hình tượng nhân vật anh thanh niên ta học tập được điều gì? PHIẾU SỐ 2: Đọc đoạn trích sau: “Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tời bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong ngay lúc dưới kia đang mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, SGK lớp 9) Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” và nhận xét về tình huống truyện. Câu 2: Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo câu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì? Câu 3: Qua đoạn trích trên, em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên? Câu 4: Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: “Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ
  21. được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.” Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng - Phân - Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu phủ định và thành phần khởi ngữ). GỢI Ý Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” và nhận xét về tình huống truyện. Hoàn cảnh sáng tác, tình huống truyện: - Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai mùa hè năm 1970 của Nguyễn Thành Long giữa lúc miền Bắc đang xây dựng CNXH, miền Nam bước vào giai đoạn đánh Mĩ ác liệt nhất. 1 - Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa. - Nhận xét về tình huống: + Tình cờ, nhẹ nhàng • + Hoàn cảnh thuận lợi để tác giả khắc họa chân dung anh thanh niên, nhân vật chính, một cách khách quan, chân thực không chỉ qua hành động, việc làm của anh mà còn qua những cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật khác. Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo câu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì? Phân tích cấu tạo câu: “Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn 2 đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”: Câu trên thuộc kiểu câu ghép Qua đoạn trích trên, em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên? Nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích: - Anh thanh niên là người cởi mở, thân thiện, hiếu khách. 3 - Nhân vật anh thanh niên là người có nếp sống, phong cách sống đẹp -> Tinh thần lạc quan, yêu đời. => Lời văn thể hiện sự khâm phục, yêu quý, ngợi ca nhân vật. Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: “Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có những nhân 4 vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.”
  22. Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng - Phân - Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu phủ định và thành phần khởi ngữ). Viết đoạn văn làm rõ: Tình yêu công việc, tinh thần trách nhiệm cua các nhân vật: - Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. - Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa: Ngồi một mình hàng ngày để nghiên cứu cách thụ phấn của ong để cốt tìm ra cái giống su hào ngọt, to hơn. - Anh cán bộ nghiên cứu sét: Mười một năm ròng không một ngày rời cơ quan, không về quê thăm gia đình, không nghĩ đến chuyên vợ con, chỉ cốt nghiên cứu sét để tìm tài nguyên cho quê hương, đất nước. - Anh bạn đồng nghiệp lặng lẽ cống hiến trên đỉnh Phan-xi-păng cao 3142 mét • - Ông kĩ sư, anh cán bộ nghiên cứu sét cùng với anh thanh niên đều là những con người cống hiến âm thầm, lặng lẽ cho vùng đất Sa Pa, làm cho Sa Pa không hề lặng lẽ như tên gọi của nó mà luôn luôn sôi động với một nhịp sống khẩn trương của những con người hết mình hăng say lao động, cống hiến cho quê hương đất nước. PHIẾU SỐ 3: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long viết: "Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến việc nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước." (Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2017). Câu 1: Những nhân vật nào trong truyện được tác giả nhắc tới là Những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước? Câu 2: Trong truyện, bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên là"Người cô độc nhất thế gian". Em có đồng ý như vậy không? Cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì? Câu 3. Nghĩ về lối sống tử tế, nhà báo Nguyễn Lưu từng viết: "Người tử tế ( ) luôn đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết. Người tử tế luôn có những hành động xuất phát từ động cơ trong sáng, mọi suy nghĩ đều hướng đến sự lương thiện, vì cuộc sống chung, thậm chí
  23. còn biết hy sinh những quyền lợi cá nhân để hướng tới những điều tốt đẹp trọn vẹn cho cộng đồng." Các nhân vật trong Lặng lẽ Sa Pa đều có lối sống tử tế, âm thầm cống hiến cho cuộc đời. Từ đó, em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ về lối sống tử tế? GỢI Ý Những nhân vật nào trong truyện được tác giả nhắc tới là “Những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”? 1 Nhân vật được nhắc tới là Anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau, anh nghiên cứu bản đồ sét. Trong truyện, bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên là"Người cô độc nhất thế gian". Em có đồng ý như vậy không? Cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì? - Bác lái xe gọi như vậy vì: + Anh thanh niên phải sống trên đỉnh núi, tách biệt với cuộc sống con người. Anh thèm người, cuộc sống chỉ gắn với công việc. 2 - Thế nhưng, anh thanh niên không thấy mình cô độc. Anh tìm thấy niềm vui trong công việc, việc đọc sách, trồng hoa, trong những lần lấy khúc gỗ chặn ngang đường để lấy cớ nói chuyện với mọi người Anh thấy mình hạnh phúc với công việc, sống có ý nghĩa. - Tác dụng: Anh thanh niên được khác họa qua điểm nhìn của nhân vật khác. Tạo sự khách quan, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Nghĩ về lối sống tử tế, nhà báo Nguyễn Lưu từng viết: "Người tử tế ( ) luôn đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết. Người tử tế luôn có những hành động xuất phát từ động cơ trong sáng, mọi suy nghĩ đều hướng đến sự lương thiện, vì cuộc sống chung, thậm chí còn biết hy sinh những quyền lợi cá nhân để hướng tới những điều tốt đẹp trọn vẹn cho cộng đồng." Các nhân vật trong Lặng lẽ Sa Pa đều có lối sống tử tế, âm thầm cống hiến cho cuộc đời. Từ đó, em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy 3 thi) nêu suy nghĩ về lối sống tử tế? - Giải thích: Sống tử tế là sống đẹp, có văn hóa, văn minh, làm những điều có ý nghĩa, mang lại niềm vui cho người khác. - Biểu hiện: Trung thực, thật thà vì lợi ích chung của tập thể; không vụ lợi, ích kỉ, nhỏ nhen, không làm hại người khác; biết giúp đỡ mọi người; lao động chân chính; - Lập luận ý nghĩa của sống tử tế: + Giups xã hội văn minh, tiến bộ, đẩy lùi cái ác, + Người sống tử tế được mọi người yêu mến, kính trọng,
  24. - Mở rộng: Sống tử tế cần có bản lĩnh, lập trường, tránh bị lợi dung. - Liên hệ thực tế: + Cần rèn luyện lối sống trung thực, thật thà, có trách nhiệm, biết yêu thương. + Phê phán lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm. PHIẾU SỐ 4: Dưới đây là một phần trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long: “Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thể đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hả bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy ” Câu 1: Nội dung đoạn văn trên là gì? Câu 2: Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết: “Nghĩ cho cùng, “Lặng lẽ Sa Pa” là một bức chân dung”. Theo em, đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào? Câu 3: “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long. Em hãy giới thiệu ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này. Câu 4: Trong nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn? Câu 5: Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình. Câu 6: Phẩm chất nổi bật nhất của nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là tình yêu nghề, say mê với công việc. Từ phần văn bản, em hãy viết một đoạn văn theo kiểu quy nạp khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về đặc điểm trên của nhân vật anh thanh niên. Trong đoạn văn có dùng một khởi ngữ, một câu rút gọn (gạch chân và chỉ rõ). GỢI Ý Nội dung đoạn văn trên là gì? 1 Nội dung đoạn văn: Tình yêu nghề, say mê công việc của anh thanh niên. Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết: “Nghĩ cho cùng, “Lặng lẽ Sa Pa” là một bức chân dung”. Theo em, đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những 2 nhân vật nào? “Lặng lẽ Sa Pa” là bức chân dung: - Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là bức chân dung của nhân vật anh thanh niên
  25. - Bức chân dung của anh thanh niên được hiện ra qua cái nhìn của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư. “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long. Em hãy giới thiệu ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này. - Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Thành Long và khẳng định Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của ông. - Giới thiệu ngắn gọn xuất xứ của truyện: Được sáng tác trong dịp đi thực tế ở Lào Cai vào tháng 6 và 7 năm 1970 và được in trong tập Giữa trong xanh, xuất bản năm 1972. - Giá trị nội dung của truyện được thể hiện ở sự khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm 3 công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Đó là một thanh niên giàu nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc; có những tính cách và phẩm chất đáng mến: hiếu khách, cởi mở và chân tình; khiêm tốn, thành thật; có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú và lành mạnh. Đó là những người lao động khác: ông kỹ sư vườn rau Sa Pa, người cán bộ nghiên cứu về sét Qua đó, truyện còn khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. - Giá trị nghệ thuật của truyện được thể hiện trong tình huống truyện hợp lý, trong cách kể chuyện tự nhiên, trong nghệ thuật xây dựng nhân vật chân thật, sống động và trong sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận. Trong nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn? Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường. Tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ (Lặng lẽ Sa Pa thay 4 vì Sa Pa lặng lẽ) nhằm làm nổi bật tính chất lặng lẽ của Sa Pa và tinh thần lao động thầm lặng đáng quý cùa những con người trên vùng đất Sa Pa đúng với cảm hứng của nhà văn Nguyễn Thành Long khi sáng tác truyện: “Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc, hy sinh, yêu thương và mơ ước.” Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác 5 của mình. Câu thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ: “Một mùa xuân nho nhỏ,
  26. Lặng lẽ dâng cho đời.” (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) “Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà.” (Qua đèo Ngang - Bả Huyện Thanh Quan) “Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng.” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) - Điều này cho thấy đảo ngữ là một biện pháp tu từ được dùng phổ biến trong thơ văn. Phẩm chất nổi bật nhất của nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là tình yêu nghề, say mê với công việc. Từ phần văn bản, em hãy viết một đoạn văn theo kiểu quy nạp khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về đặc điểm trên của nhân vật anh thanh niên. Trong đoạn văn có dùng một khởi ngữ, một câu rút gọn (gạch chân và chỉ rõ). - Anh thanh niên làm công tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu. Công việc cụ thể của anh là: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào cong việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. 6 - Tính chất của công việc đó là rất vất vả, cô đơn và rất “thèm người”. - Anh thấy được ý nghĩa công việc mà anh làm: + Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được + Công việc của anh gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia. + Công việc của anh góp phần vào dự báo thời tiết hàng ngày và sản xuất của bà con nông dân. + Tuy công việc gian khổ thế đấy nhưng cất nó đi thì anh “buồn đến chết mất” + Anh thấy thật hạnh phúc vì nhờ phát hiện được một đám mây khô mà bộ đội ta hạ được máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng. PHIẾU SỐ 5: Cho đoạn văn sau: “ Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biểt cải yên lặng lúc một giờ sáng chon von
  27. trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đấy, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm”người lắm? Anh thanh niên bật cười khanh khách: - Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-Xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu găn liên với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất ” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9) Câu 1: Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: “Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây”. Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó. Câu 3: Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên? Câu 4: Hãy viết một đoạn vãn khoảng 15 câu làm rõ những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Trong đoạn văn có sử dụng câu có thành phần tình thái và phép lặp để liên kết (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép lặp). Chỉ ra kiểu lập luận của đoạn văn đó. GỢI Ý Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: “Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây”. Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào? 1 Ngôi kể, tác dụng của ngôi kể: - Ngôi kể: Tác phẩm được kể ở ngôi thứ 3 - Tác dụng: Khiến cho câu chuyện trở nên khách quan hơn, lời kể linh hoạt hơn Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó. Các nhân vật được nhắc tới và tình huống gặp gỡ: 2 - Ba nhân vật được nhắc tới ở đây là: ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên - Tình huống gặp gỡ: Cuộc gặp gỡ tình cờ, nhẹ nhàng giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa. Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên? 3 Câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn:
  28. - Câu văn 1 : “Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.” - Câu văn 2: “Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.” Hãy viết một đoạn vãn khoảng 15 câu làm rõ những phẩm chất nổi bật của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Trong đoạn văn có sử dụng câu có thành phần tình thái và phép lặp để liên kết (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép lặp). Chỉ ra kiểu lập luận của đoạn văn đó. * Anh là người yêu và say mê vớỉ công việc của mình: - Anh thường nghĩ cuộc sống của anh không cô đơn bởi anh với công việc là đôi. - Làm việc một mình không người giám sát nhưng anh vẫn làm một cách nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao. * Anh là người có lẽ sống đẹp; - Anh “thèm” người tới mức lấy cây chặn đường để được làm quen. 4 -Tự sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, khoa học. - Luôn tìm cho mình một niềm vui ở nơi vắng vẻ, cô đơn: lấy sách để trò chuyện và trau dồi kiến thức. * Anh là người cởi mở, chân thành và hiếu khách: - Rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện. - Phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: gửi biếu vợ bác lái xe gói tam thất, tặng hoa, tặng quà cho cô gái và ông hoạ sĩ. * Anh là người khiêm tốn và thành thực: - Anh luôn cảm thấy công việc và đóng góp của mình là nhỏ bé. - Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung, anh đã từ chối và nhiệt tình giới thiệu nhưng người khác mà anh cho rằng đáng vẽ hơn anh. PHIẾU SỐ 6 Cho đoạn văn sau: ( ) “Gian khổ nhất là là lần ghi vào báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay ra tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung.” ( ) (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9)
  29. Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt? Câu 2: Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: Trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ? Câu 3: Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên. GỢI Ý Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt? - Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long kể về công việc làm của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ, qua lời giới thiệu của bác lái xe, lên thăm nơi ở và làm việc của anh thành niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút. - Những lời tâm sự đó giúp em hiểu: Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa. - Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Anh 1 lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng báo bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và một giờ sáng. Công việc anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt. - Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt là: Anh thanh niên mới có hai mươi bảy tuồi, cái tuổi đang hừng hực sức sống và sự bay nhảy. Thế mà, anh đã sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh. Như vậy, cái gian khổ nhất đối với anh là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ có một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn nhưng con số để phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao.
  30. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: Trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ? - Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc cùa cháu gắn liền với công viẹc của bao anh em, đồng chi dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. - Anh thấy được công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho 2 mọi người. Anh đã thấy mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiển thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng. - Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ, anh không phải là “người cô độc nhất thế gian” như lời giới thiệu của bác lái xe. Vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc: Đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh thấy cùng như có người bạn để trò chuyện. - Anh biết tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: Nuôi gà, trồng hoa, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc. Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên. Chép một trong hai câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn: - Câu văn 1 ; “Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ 3 chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. - Câu văn 2: “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả ném vứt lung tung". PHIẾU SỐ 7 Trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, một nhân vật đã tâm sự: “- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất.” Câu 1: Lời tâm sự trên của ai? Nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói trên, em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật?
  31. Câu 2: Tên truyện “Lặng lẽ Sa Pa” gợi ra cho em điều gì mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện? Tại sao các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng? Câu 3: Dựa vào đoạn văn trên và những hiểu biết của em về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo cách lập luận Tổng - Phân - Hợp trình bày cảm nhận của em về nhân vật chính của truyện. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và phép nối (gạch chân, chỉ rõ). Câu 4: Truyện ngăn này gợi cho em nhớ tới một bài thơ nào gần gũi về tư tưởng chủ đề mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Ghi rõ tên tác giả. GỢI Ý Lời tâm sự trên của ai? Nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói trên, em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật? - Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên nói với ông họa sĩ. 1 - Hoàn cảnh nói: khi ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn. - Những lời tâm sự đó giúp em hiểu được anh thanh niên có những suy nghĩ đẹp về công việc, cuộc sống. Tên truyện “Lặng lẽ Sa Pa” gợi ra cho em điều gì mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện? Tại sao các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng? - Ý nghĩa nhan đề: Đặt tên truyện là “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn muốn thông qua việc viết về một nơi yên tĩnh, nơi nghỉ mát nồi tiếng để ca ngợi sự cống hiến thầm lặng của những con người hết lòng vì cuộc sống mới. Sa 2 Pa nhìn bề ngoài lặng lẽ, nhưng Sa Pa đang góp phần vào xây dựng cuộc sống mơi với nhịp sống sôi động và khẩn trương. - Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng. Đây là dụng ý của tác giả, muốn nói về những con người vô danh lặng lẽ, say mê công hiến cho đất nước. Họ ở mọi lứa tuổi và nghề nghiệp, ở nhiều nơi trên đất nước, họ lặng lẽ dâng cho đời. Họ có cuộc sống âm thầm mà cao đẹp. Dựa vào đoạn văn trên và những hiểu biết của em về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo cách lập luận Tổng - Phân - Hợp trình bày cảm nhận của em về nhân vật chính của truyện. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và phép nối (gạch chân, chỉ rõ). 3 - Giới thiệu tên tuổi, vị trí của nhân vật chính trong tác phẩm - Giới thiệu hoàn cảnh sống và làm việc: đặc biệt, nhiều gian khổ -Trình bày được những đặc điểm, phẩm chất của nhân vật qua: + Những suy nghĩ về công việc và cuộc sống. + Hành động và nếp sống.
  32. + Quan hệ tình cảm với mọi người. Truyện ngăn này gợi cho em nhớ tới một bài thơ nào gần gũi về tư tưởng chủ đề mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9? Ghi rõ tên tác giả. 4 Bài thơ có chủ đề tư tưởng gần với tác phẩm: - Bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá - Tác giả: Huy Cận PHIẾU SỐ 8 Đọc đoạn trích sau: “Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây giờ đã xuống đất tất cả. Kẻ đang vươn vai, người ngồi bệt xuống ven đường giở thức ăn mang theo ra Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái: - Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá ” (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1: Nêu tình huống cơ bản của truyện. Việc xây dựng tình huống truyện như vậy có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện nhân vật? Câu 2: Chỉ ra một câu có sử dụng hàm ý trong đoạn trích. Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận Tồng hợp - Phân tích – Tổng hợp có sư dụng phép thế để liên kết và một câu bị động, làm rõ nhưng nét đẹp được thể hiện thông qua các việc làm cụ thể của người thanh niên trong tác phẩm trên (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu bị động). Câu 4: Thái độ “mừng quýnh” khi cầm cuốn sách của người con trai gợi cho em nhớ tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng đề cập tới ý nghĩa, tầm quan trọng của sách? Ghi rõ tên tác giả. GỢI Ý Nêu tình huống cơ bản của truyện. Việc xây dựng tình huống truyện như vậy có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện nhân vật? Tình huống cơ bản của truyện: 1 - Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhân vật anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kỹ sư. - Ý nghĩa: giới thiệu nhân vật chính thuận lợi, nhân vật hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác. Chỉ ra một câu có sử dụng hàm ý trong đoạn trích. 2 Câu văn chứa hàm ý là: Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận Tồng hợp - Phân 3 tích – Tổng hợp có sư dụng phép thế để liên kết và một câu bị động,
  33. làm rõ nhưng nét đẹp được thể hiện thông qua các việc làm cụ thể của người thanh niên trong tác phẩm trên (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu bị động). Viết đoạn văn làm rõ “Những nét đẹp được thể hiện thông qua các việc làm cụ thể của người thanh niên”: Biết bám vào cốt truyện, chi tiết là các việc làm cụ thể của nhân vật (không kể tới suy nghĩ, quan niệm ), nghệ thuật kể chuyện, miêu tả ; có dẫn chứng, lí lẽ để làm rõ những nét đẹp bộc lộ qua việc làm cụ thể: - Tổ chức cuộc sống ngăn nắp, chủ động qua việc trồng hoa, nuôi gà, đọc sách - Sự cởi mở, chân thành, thái độ quan tâm ân cần, chu đáo (biếu tam thất, tặng hoa, tặng làn trứng ) Thái độ “mừng quýnh” khi cầm cuốn sách của người con trai gợi cho em nhớ tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng đề cập tới ý nghĩa, tầm quan trọng của sách? Ghi rõ tên tác giả. 4 Văn bản cũng khẳng định vai trò quan trọng của sách: - Văn bản: Bàn về đọc sách - Tác giả: Chu Quang Tiềm PHIẾU SỐ 9 Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa: “- Chào anh - Đến bậu cửa nhà họa sỹ bỗng quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại, tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta hay nhìn ta như vậy ” Câu 1: Đoạn văn kể về cuộc chia tay của những, nhân vật nào? Theo em cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa họ có gì đặc biệt để khi chia tay chủ nhân các vị khách lại lưu luyến đến vậy? Câu 2: Tìm và ghi lại phần tình thái có trong đoạn văn trên? Câu 3: Từ kiến thức về truyện ngắn trên kểt hợp hiểu biết xã hội hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy thi) về ý thức tự giác của mỗi người trong cuộc sống. GỢI Ý Đoạn văn kể về cuộc chia tay của những, nhân vật nào? Theo em cuộc 1 gặp gỡ trò chuyện giữa họ có gì đặc biệt để khi chia tay chủ nhân các vị khách lại lưu luyến đến vậy?
  34. Đoạn văn kể về cuộc chia tay của những, nhân vật nào? Theo em cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa họ có gì đặc biệt đê khi chia tay chủ nhân các vị khách lại lưu luyến đến vậy? - Đó là cuộc chia tay của anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn với ông họa sĩ và cô kĩ sư. - Hai vị khách lưu luyến vì: + Họ bắt gặp ở anh thanh niên những phẩm chất và đức tính tốt đẹp. + Anh đã khơi gợi trong họ nhiều cảm xúc: ông họa sỹ thấy yêu thêm mảnh đất và con người Sa Pa, tìm được cảm hứng sáng tạo nghệ thuật; cô kĩ sư thấy con dường mình lựa chọn lên miền núi công tác là đúng đắn, trong cô bừng dậy những tinh cảm lớn lao cao đẹp. Tìm và ghi lại phần tình thái có trong đoạn văn trên? 2 Thành phần tình thái: Chắc chắn Từ kiến thức về truyện ngắn trên kểt hợp hiểu biết xã hội hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy thi) về ý thức tự giác của mỗi người trong cuộc sống. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý thức tự giác của mỗi người trong cuộc sống: 3 - Nhận thức đúng về tự giác, vai trò vị trí của tự giác trong cuộc sống của mỗi người. - Biết bao quát và trình bày được suy nghĩ về những biểu hiện khác nhau của tự giác từ đó thấy được trách nhiệm của bản thân, có những liên hệ cần thiết. PHIẾU SỐ 10: “Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa – Người con trai bất chợt quyết định – Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí, ánh nắng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm, không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy
  35. nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn, muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được. (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, trang 183, 184) Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn trích trên. Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung ” Câu 3. Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. GỢI Ý: Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn trích trên. Hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn trích: tác phẩm là kết quả của 1 chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Được rút ra từ tập: Giữa trong xanh (1972). Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung ” - Biện pháp nghệ thuật: so sánh: Không khí lặng im như bị gió chặt đứt ra từng khúc, gió lại giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung. 2 - Tác dụng: + Biện pháp so sánh nêu lên cảm nhận của anh thanh niên về sự khắc nghiệt của thời tiết. + Khắc họa không gian núi rừng Sa Pa vào lúc 1 giờ sáng – giờ ốp của anh thanh niên: vắng lặng, giá rét + Qua biện pháp so sánh cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên. Người con trai ấy vẫn miệt mài, nghiêm túc thực hiện công việc của mình
  36. theo đúng lịch trình dù không có ai theo dõi, dù điều kiện thời tiết khó khăn. Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu đoạn trích. - Giới thiệu nhân vật anh thanh niên. 2. Thân bài a. Công việc của anh thanh niên - Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa. Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa. - Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho công việc chiến đấu và sản xuất. - Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chíên đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao. 3 => Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn nhưng anh thiên niên đã vượt qua hoàn cảnh ấy bằng ý chí, nghị lực và những suy nghĩ rất đẹp. b. Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện qua đoạn văn - Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh giới thiệu chi tiết từng loại máy, từng dụng cụ của mình cho ông họa sĩ và cô kĩ sư. - Là người có hành động đẹp: Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra nhưng anh vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét mà anh đều thức dậy thắp đèn đi “ốp” đúng giờ. Ngày nào cũng vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời. - Người có phong cách sống đẹp: Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng. Tinh thần thái độ làm việc của anh thật nghiêm túc, chính xác, khoa học và nó đã trở thành phong cách sống của anh. => Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam, hăng say làm việc, hết mình cống hiến cho dân tộc, cho đất nước 3. Kết bài: Cảm nhận chung về anh thanh niên
  37. PHIẾU SỐ 11: Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau: Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. - Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi. - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD) a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn. b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. c. Qua đoạn văn, theo em có thể giải thích vì sao anh thanh niên lại từ chối Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn d. Viết đoạn văn nghị luận (không quá 5 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên. GỢI Ý: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn. 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là tự sự Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. 2 Năm trước, cháu // tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. TN CN VN Qua đoạn văn, theo em có thể giải thích vì sao anh thanh niên lại từ chối Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn 3 Anh thanh niên từ chối Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn vì nghĩ công lao của mình nhỏ bé hơn những người đồng chí khác, mình không phải là đối
  38. tượng để được khắc họa chân dung ngợi ca. Qua đó thấy được tính cách khiêm tốn, thành thực của anh. Viết đoạn văn nghị luận (không quá 5 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên. Viết đoạn văn (không quá 5 câu). Đoạn văn đảm bảo các ý chính sau: - Anh thanh niên thân thiện với mọi người, nói chuyện tự nhiên, cởi mở. - Tâm hồn phong phú, thể hiện ở việc đọc sách. 4 - Khiêm tốn, thành thực: Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung của anh, anh từ chối bởi thấy công việc và những đóng góp của mình còn nhỏ bé. - Khát vọng cống hiến cho đất nước: thể hiện ở việc anh và bố cùng xin ra trận, tình cảm cha con càng sâu sắc hơn khi cùng thực hiện lí tưởng. PHIẾU SỐ 12: Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kỹ sư chỉ “ô” lên một tiếng! ( )Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục, 2015, trang 182) a/ Xác định những phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. b/ Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên. c/ Tìm 2 phép liên kết được sử dụng trong văn bản? d/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp) của câu văn sau: Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. GỢI Ý: Xác định những phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. 1 - Phương thức Tự sự Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn trên. - “Ồ”. 2 - “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Tìm 2 phép liên kết được sử dụng trong văn bản? 3 - Phép thế (ông). - Phép nối (còn).
  39. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp) của câu văn sau: Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. 4 - Phân tích: Anh con trai (CN1); trao bó hoa đã cắt cho người con gái (VN1) Cô(CN2); đỡ lấy (VN2) - Kiểu câu: Câu ghép.
  40. LÀNG PHIẾU SỐ 1: Trong văn bản “Làng” của Kim Lân có đoạn: “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bản ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?” (SGK Ngữ văn 9, tập một) Câu 1: Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì? Câu 2: Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật? Câu 3: Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Làng”, hay viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12-15 câu theo theo phép lập luận Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi biết “cái cơ sự này”. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và khởi ngữ (gạch chân và chú thích rõ). Câu 4: Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”? Câu 5: Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? GỢI Ý: 1 Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì? Tâm trạng nhân vật được nói đến và ý nghĩa “Cái cơ sự này”: -Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là: ông Hai. - “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là: cái tin làng Chợ Dầu theo giặc làm Việt gian. 2 Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật? Tác dụng việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn: Thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt, dằn vặt, đau khổ không nguôi của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. 3 Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Làng”, hay viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12-15 câu theo theo phép lập luận Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi biết “cái cơ sự này”. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và khởi ngữ (gạch chân và chú thích rõ).
  41. Viết doạn phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Việt gian: - Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. - Khi mới nghe tin xấu đó: ông sững sờ, chưa tin, nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra vẻ, cúi gằm mặt xuống mà đi trong xấu hổ, đau đớn - Về đến nhà: nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ, giận những người ở lại làng - Ba bốn ngày sau: Không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp - Tình cảm yêu nước vả yêu làng con thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt và sự lựa chọn “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” - Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông trút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ => Tóm lại, với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế, Kim Lân đã thể hiện chân thực, cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của ông Hai, của người nông dân Việt Nam buổi đầu chống Pháp. 4 Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”? Tác giả dặt tên truyện là “Làng” chứ không phải là “Làng Chợ Dầu”: - Nếu đặt tên là “Làng chợ Dầu” thì câu chuyện chỉ kể về cuộc sống và con người ở một làng quê cụ thể => Ý nghĩa tác phẩm sẽ hạn hẹp - Đặt tên là “Làng” vì đây là tên gọi gần gũi, thân mật, cụ thể với bất kỳ ai => Ý nghĩa nhan đề có sức khái quát cao: Không phải chỉ có một làng là làng yêu nước như làng chợ Dầu và không chỉ có một người nông dân yêu nước như ông Hai mà trên đất nước Việt Nam có rất nhiều làng yêu nước như làng chợ Dầu và cũng có rất nhiều người nông dân yêu nước như nhân vật ông Hai 5 Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? Tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc: - Tác phẩm: Lão Hạc -Tác giả: Nam Cao
  42. PHIẾU SỐ 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: "Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?" (Trích Ngữ văn 9 – tập 1) 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? 3. Tìm một câu rút gọn có trong đoạn văn và chỉ rõ cách rút gọn? 4. Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên? GỢI Ý: 1 Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Đoạn trích nằm trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân 2 Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? Nhan đề đã thể hiện sâu sắc chủ để của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân, Làng là nơi gần gũi gắn bó với người nông dân, bởi người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng. 3 Tìm một câu rút gọn có trong đoạn văn và chỉ rõ cách rút gọn? - Câu rút gọn trong đoạn văn: Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? - Bộ phận chủ ngữ được rút gọn . 4 Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên? Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu sau: - Về hình thức: Đảm bảo kết cấu một đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp - Về nội dung: Trình bày được cảm nhận về tâm trạng của nhân vật ông Hai, đó là sự nửa tin, nửa ngờ của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Buộc phải tin đó là sự thật nên ông Hai lo sợ cho tương lai của những người làng Chợ Dầu đang tản cư ở khắp nơi. PHIẾU SỐ 3: Cho đoạn trích sau:
  43. “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được, ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như không cất lên được Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ Mụ nói cái gì yậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe bên ngoài.” Câu 1: Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Câu 2: Chỉ ra những từ láy tượng thanh có trong đoạn trích. Những từ láy đó đã giúp bộc lộ tâm trạng của nhân vật ông Hai như thế nao? Tại sao ông Hai lại có tâm trạng đó? Câu 3: Truyện ngắn “Làng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cùa nhà văn Kim Lân, đã tạo một dấu ấn riêng trong lòng người đọc. Em hãy viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi giới thiệu về tác phẩm này. GỢI Ý 1 Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Xuất xứ, tác giả: -Tác phẩm: Làng - Tác giả: Kim Lân 2 Chỉ ra những từ láy tượng thanh có trong đoạn trích. Những từ láy đó đã giúp bộc lộ tâm trạng của nhân vật ông Hai như thế nao? Tại sao ông Hai lại có tâm trạng đó? Từ láy trong đoạn văn và tác dụng: - Đoạn văn trên có 3 từ láy tượng thanh: “léo xéo, lào xào, thình thịch”. - Tác dụng: bộc lộ tâm trạng ông Hai: căng thẳng, lo lắng, sợ hãi đến mức ám ảnh (tiếng động trong đêm càng tô đậm nỗi sợ trong lòng ông Hai). => Ông Hai rơi vào tâm trạng đó là do ông không muốn mụ chủ nhà biết chuyện làng Chợ Dầu của ông Việt gian. 3 Truyện ngắn “Làng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cùa nhà văn Kim Lân, đã tạo một dấu ấn riêng trong lòng người đọc. Em hãy viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi giới thiệu về tác phẩm này. Viết đoạn vãn thuyết minh về tác phẩm: a. Mở đoạn: Nêu tên tác phẩm Làng và tác giả Kim Lân, nêu ấn tượng của mình về tác giả, tác phẩm đó. b. Thân đoạn: - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, khẳng định tác phẩm định giới thiệu là một trong những thành công của tác giả đó. - Giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của tác phầm.
  44. - Thuật lại (tóm tắt) ngắn gọn nội dung của tác phẩm (đoạn trích). Đối với thơ thì nêu nội dung chính. - Trình bày giá trị nội dung của tác phẩm (đoạn trích) + Xây dựng thành công nhân vật + Thông qua vẻ đẹp của các nhân vật chủ yếu là nhân vật chính (đặc điểm, tính cách, lời nói, suy nghĩ và hành động) để thấy tác giả gửi gắm, ngợi ca điều gì. - Giá trị nghệ thuật của tác phẩm (đoạn trích) + Tạo tình huống truyện + Xây dựng nhân vật + Ngôi kể, điểm nhìn nghệ thuật + Kết hợp phương thức biểu đạt. c. Kết đoạn: Thông qua ý nghĩa, chủ dề, tư tường của tác phẩm đưa ra đánh giá chung. PHIẾU SỐ 4: Cho đoạn trích sau: “Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng, vẫn nhưng tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày. - Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì. - Thầy nó ngủ rồi à ? - Gì ? Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy người ta đồn Ông lão gắt lên: - Biết rồi! Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt.” (Trích Làng - Kim Lân) Câu 1: Dấu chấm lửng trong câu “Tôi thấy người ta đồn ” có tác dụng gì? Sự việc mà bà Hai nghe “người ta đồn” là sự việc nào? Câu 2: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Câu 3: Trong cuộc đối thoại trên, có những phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Theo em, việc tác giả để cho nhân vật vi phạm các phương châm hội thoại này nhằm mục đích gi?
  45. Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận Tổng - Phân - Hợp phân tích tâm trạng ông Hai kể từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép nối liên kết. Câu 5: Từ văn bản trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình trong khoảng nửa trang giấy thi về tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ ngày nay. GỢI Ý 1 Dấu chấm lửng trong câu “Tôi thấy người ta đồn ” có tác dụng gì? Sự việc mà bà Hai nghe “người ta đồn” là sự việc nào? Tác dụng dấu chấm lửng và sự việc “người ta đồn” là: - Tác dụng của dấu chấm lửng: Diễn đạt lời nói bị ngắt quãng (Bà Hai bị ông Hai ngắt lời) - Việc bà Hai nghe “người ta đồn”: Là việc làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc. 2 Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Vị trí đoạn trích và ý nghĩa tình huống: - Vị trí đoạn trích: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống sau khi ông Hai bất ngờ nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. - Ý nghĩa: Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để thử thách tình yêu làng, yêu nước sâu sắc ở ông Hai. 3 Trong cuộc đối thoại trên, có những phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Theo em, việc tác giả để cho nhân vật vi phạm các phương châm hội thoại này nhằm mục đích gi? Phương châm hội thoại bị vi phạm và tác dụng: - Phương châm hội thoại bị vi phạm: phương châm về chất và phương châm lịch sự - Mục đích: bộc lộ diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai: đau khổ, chán chường, thất vọng > khắc họa tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận Tổng - Phân - Hợp phân tích tâm trạng ông Hai kể từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép nối liên kết. 4 Viết đoạn văn làm rõ tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc: - Phân tích ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; cách sử dụng các kiểu câu, dấu câu để bộc lộ cảm xúc thông qua các dẫn
  46. chứng để thấy được diễn biến tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. - Khi mới nghe tin: sốc, sững sờ. - Khi về nhà: đau khổ, chán chường, thất vọng, tủi nhục, (chú ý các sự việc hợp lí) - Khi buộc phải lựa chọn: tuyệt vọng, bế tắc. => Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc, nghệ thuật mỉêu tả tâm lí nhân vật và sự vận dụng linh hoạt các kiểu ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm đã khắc họa tình yêu làng, yêu nước sâu sắc ở nhân vật ông Hai. Từ văn bản trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình trong khoảng nửa trang giấy thi về tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ ngày nay. Viết đoạn văn nghị luận xã hội về tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ ngày nay: - Khẳng định qua truyện ngắn Làng của Kim Lân ta thấy được tình yêu làng quê và tình yêu nước sâu sắc ở ông Hai. Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn tác giả đã làm nổi bật cả hai tình cảm nói trên của nhân vật và cho thấy tình yêu nước rộng lớn đã bao trùm lên tình yêu làng, 5 nó chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kháng chiến. - Tuổi trẻ Việt Nam cần có nhận thức và hành động đúng về tình yêu Tổ quốc: + Lí giải vì sao thế hệ trè ngày nay cần phài có tình yêu với Tổ quốc. + Biểu hiện cụ thể của tình yêu Tồ quốc trong giai đoạn hiện nay + Phê phán hiện tượng tiêu cực + Thể hiện tình yêu Tổ quốc, thế hệ trẻ Việt Nam cần có nhận thức và hành động gì? PHIẾU SỐ 5: Cho đoạn văn sau: “Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuồi đầu Ông lão nắm chặt tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.” (Trích “Làng” - Kim Lân)
  47. Câu 1: Tình huống cơ bản của truyện và ý nghĩa của tình huống truyện là gì? Đoạn văn trên nói lên tâm trạng như thế nào của nhân vật Ông Hai? Theo em tình huống nào trong truyện “Làng” đã khiến ông Hai có tâm trạng như vậy? Câu 2: Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn trích trên. Việc sử dụng kiểu câu ấy đã góp phần tạo nên ngôn ngữ nhân vật độc đáo thế nào? Câu 3: Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải làng chợ Dầu? Câu 4: Đoạn văn “Nhìn lũ con bằng ấy tuổi đầu” có sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có sử dụng kiểu ngôn ngữ ấy? Câu 5: Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận Tồng hợp - Phân tích - Tồng hợp, làm rõ tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Trong đoạn có sử dụng một thanh phần biệt lập và phép nối. GỢI Ý 1 Tình huống cơ bản của truyện và ý nghĩa của tình huống truyện là gì? Đoạn văn trên nói lên tâm trạng như thế nào của nhân vật Ông Hai? Theo em tình huống nào trong truyện “Làng” đã khiến ông Hai có tâm trạng như vậy? Tình huống cơ bản của truyện, ý nghĩa tình huống truyện. Tâm trạng của ông Hai trong đoạn văn và tình huống dẫn đến tâm trạng đó: - Tình huống cơ bản của truyện: ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc - Ý nghĩa tình huống: Bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của ông Hai - Tâm trạng ông Hai trong đoạn trích trên: đau đớn, tủi hồ - Tình huống dẫn đến tâm trạng ông Hai: Khi ông Hai nghe tin làng Dầu theo giặc từ miệng một người phụ nữ tản cư 2 Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn trích trên. Việc sử dụng kiểu câu ấy đã góp phần tạo nên ngôn ngữ nhân vật độc đáo thế nào? Chỉ ra câu nghi vấn và nêu tác dụng: - 2 câu nghi vấn: “Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy? Chúng nó bị người ta rẻ rúng hắt hủi đây?” - Tác dụng: Tạo nên ngôn ngữ độc đáo của nhân vật. Tạo nên ngôn ngữ độc thoại nội tâm, bên cạnh ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại, góp phần thể hiện chiều sâu tâm trạng của nhân vật ông Hai. 3 Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải làng chợ Dầu?
  48. Ý nghĩa việc tác giả đặt tên truyện là “Làng”: - Nếu đặt tên là “Làng chợ Dầu” thì câu chuyện chỉ kể về cuộc sống và con ngời ở một làng quê cụ thể => Ý nghĩa tác phẩm sẽ hạn hẹp - Đặt tên là “Làng” vì đây là tên gọi gần gũi, thân mật, cụ thể với bất kỳ ai => Ý nghĩa nhan đề có sức khái quát cao: Không phải chỉ có một làng là làng yêu nước như làng chợ Dầu và không chỉ có một người nông dân yêu nước như ông Hai mà trên đất nước Việt Nam có rất nhiều làng yêu nước như làng chợ Dầu và cũng có rất nhiều người nông dân yêu nước như nhân vật ông Hai. Đoạn văn “Nhìn lũ con bằng ấy tuổi đầu” có sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có sử dụng kiểu ngôn ngữ ấy? 4 Ngôn ngữ và tác phẩm cũng sử dụng ngôn ngữ đó: - Ngôn ngữ độc thoại nội tâm - Tên văn bản cùng sử dụng kiểu ngôn ngữ đó: Những ngôi sao xa xôi Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận Tồng hợp - Phân tích - Tồng hợp, làm rõ tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Trong đoạn có sử dụng một thanh phần biệt lập và phép nối. Viết đoạn văn làm rõ tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc: - Phân tích ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: cách sử dụng các kiểu câu, dấu câu để bộc lộ câm xúc thông qua các dẫn chứng để thấy được diễn biến tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu 5 theo giặc. - Khi mới nghe tin: sốc, sững sờ. - Khi về nhà: đau khổ, chán chường, thất vọng, tủi nhục, (chú ý các sự việc hợp lí) - Khi buộc phải lựa chọn: tuyệt vọng, bế tắc. => Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và sự vận dụng linh hoạt các kiểu ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm đã khắc họa tình yêu làng, yêu nước sâu sắc ở nhân vật ông Hai. PHIẾU SỐ 6: Dưới đây là một phần truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân: “- Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
  49. - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: -Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.” (Trích Ngữ văn 9, tập một) Câu 1: Xét theo kiểu câu chia theo mục đích nói, câu văn “Thế nhà con ờ đâu?” Thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định được điều đó? Câu 2: Tóm tắt nội dung phần truyện trên bằng một câu văn. Qua những lời trò chuyện, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước và kháng chiến? Câu 3: Kể tên 2 tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở viết về đề tài người nông dân, ghi rõ tên tác giả. Câu 4: Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ở Bác có rất nhiều những đức tính tốt đẹp. Viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một đức tính tốt đẹp của Bác. GỢI Ý 1 Xét theo kiểu câu chia theo mục đích nói, câu văn “Thế nhà con ờ đâu?” Thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định được điều đó? Xét mục đích nói của câu “Thế nhà con ở đâu?”: - Xét theo mục đích nói đây là câu nghi vấn - Căn cứ: Câu trên có từ để hỏi “đâu” , kết thúc câu dùng dấu chấm hỏi 2 Tóm tắt nội dung phần truyện trên bằng một câu văn. Qua những lời trò chuyện, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước và kháng chiến? Nội dung đoạn trích trên và tấm lòng của ông Hai: - Nội dung đoạn hội thoại: Cuộc trò chuyện, tâm sự giữa ông Hai vả người con út tên là Húc. - Qua lời trò chuyện, cảm nhận được: + Tình yêu sâu nặng của ông Hai với làng Chợ Dầu cùa ông. ông muốn đứa con nhỏ của mình ghi nhớ câu “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”. + Tấm lòng thủy chung yới kháng chiến với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ. Tình cảm ây sâu nặng, bền vững và thiêng liêng. Ông Hai nói để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Đó là tấm
  50. lòng thủy chung, trước sau gắn bó với quê hương, một lòng một dạ với đết nước với bác Hồ của ông. 3 Kể tên 2 tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở viết về đề tài người nông dân, ghi rõ tên tác giả. Tác phẩm viết về người nông dân: - Tác phẩm “Tắt đèn” với đoạn trích ‘Tức nước vỡ bờ” cùa nhà văn Ngô Tất Tố. - Truyện “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ở Bác có rất nhiều những đức tính tốt đẹp. Viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một đức tính tốt đẹp của Bác. Viết đoạn văn nghị luận một trong các đức tính tốt đẹp của Bác Hồ như: giản dị, khiêm tốn, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm. 4 - Giải thích được cách hiểu về một đức tính tốt đẹp của Bác. - Biểu hiện của đức tính đó trong cuộc sống hàng ngày của Bác. - Ý nghĩa, vai trò của đức tính đó với đời sống. - Bài học rút ra cho bản thân và một số biện pháp để học tập và làm theo đức tính đó của Bác PHIẾU SỐ 7: Cho đoạn trích: “Ông nằm vật lên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. A, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá!” (SGK Ngữ Văn 9, tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này. Câu 2: Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kĩỉniệm nào của ông với làng kháng chiến?