Đề thi học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 9 - Đề số 1 - Trường THCS Đọi Sơn (Kèm đáp án)

doc 6 trang nhatle22 3390
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 9 - Đề số 1 - Trường THCS Đọi Sơn (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_9_de_so_1_truong_thcs_do.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 9 - Đề số 1 - Trường THCS Đọi Sơn (Kèm đáp án)

  1. ĐỀ THI ĐỀ XUẤT KÌ THI : TUYỂN SINH THPT CHUYÊN Môn thi: Địa lí 9. Thời gian làm bài 150 phút Họ và tên :Phạm Công Huy. Chức vụ : Giáo viên. Đơn vị: Trường THCS Đọi Sơn. Câu 1 (2.0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy: a. Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Giải thích tại sao có những đặc điểm đó? b. Địa hình ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ (dựa vào trang khí hậu trong Atlat Địa lí Việt Nam). Câu 2: (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a/ Chứng minh nước ta có dân số đông? Vì sao hiện nay tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số đã giảm nhưng số dân vẫn còn tăng nhanh? Cho biết tại sao dân số đông cũng là thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội? b/ Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta. Câu 3 (5,0 điểm): a. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản của nước ta. b. Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên đối với cơ cấu ngành công nghiệp nước ta Câu 4: (4,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: Hãy chứng minh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Câu 5(5.0 điểm). Cho bảng số liệu sau: Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 – 2010 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 1990 1995 2000 2007 2010 Cây công nghiệp hàng năm 542,0 716,7 778,1 864,0 797,6 Cây công nghiệp lâu năm 657,3 902,3 1.451,3 1.821,0 2.010,5 Tổng số 1.199,3 1.619,0 2.229,4 2.685,0 2.808,1 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 - 2010. 2. Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 - 2010 và giải thích vì sao diện tích cây công nghiệp lâu năm liên tục tăng? (Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam xuất bản từ 2009 trở lại đây) Họ tên học sinh: ; Số báo danh: TSC_DIA_05 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ THPT CHUYÊN Môn: Địa lí – Lớp 9 Nội dung Biểu Câu điểm Câu 1 a. Đặc điểm chung: 2,0 - Địa hình nước ta rất đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình: đồi núi, đồng 0,25 điểm bằng, bờ biển, thềm lục địa - Đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình miền núi 0,25 có sự khác biệt ở các khu vực: + Khu vực Đông Bắc: núi thấp, trung bình, có nhiều cánh cung, dải đồi núi thấp. + Khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: địa hình cao, đồ sộ, có sự chia cắt mạnh. + Tây Nguyên: gồm các khối núi cao, đồ sộ và các cao nguyên xếp tầng, có bề mặt rộng. - Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, nằm ở ven biển; có 2 đồng 0,25 bằng lớn ngoài ra còn có đồng bằng duyên hải miền Trung. - Địa hình bờ biển đa dạng, có nhiều cảnh quan đẹp và vùng thềm lục 0,25 địa rộng lớn. Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hai hướng chủ yếu của địa hình là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. * Giải thích: có những đặc điểm đó chủ yếu là do tác động của nội lực và ngoại lực, cụ thể là: - Nội lực: vận động kiến tạo, nhất là vận động tạo núi Himalaya làm 0,25 địa hình nâng lên mạnh ở Tây Bắc và Tây Nguyên, ở Đông Bắc nâng lên với cường độ yếu và nhiều đợt; đồng thời với quá trình nâng lên là những khu vực bị sụt lún, đứt gãy tạo nên đồng bằng và thềm lục địa. - Ngoại lực: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với tác động của gió, nước, sóng tạo ra các địa hình: bồi tụ, cacxtơ (chủ yếu ở miền ven biển) 0,25 b. Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hoá khí hậu: - Nhiệt độ phân hoá theo độ cao địa hình: càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm. 0,25 Ví dụ: ở tháng 7, nhiệt độ ở Hà Nội (độ cao?) là , ở Sapa (có độ cao ) là (HS lấy VD và phân tích). - Sườn đón gió thì mưa nhiều, sườn khuất gió thì mưa ít (VD: 2 mùa 0,25 mưa ở Trường Sơn chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió ). Câu 2 a/ Nước ta có dân số đông: (4,0 - Dân số nước ta tăng nhanh bắt đầu từ cuối những năm 50 và 60 của 0,25 điểm) thế kỉ XX (dẫn chứng qua số liệu Atlat). - Hiện nay tốc độ tăng dân số đã chậm lại tuy nhiên mỗi năm dân số 0,25 vẫn tăng thêm khoảng một triệu người. Số dân vẫn tăng nhanh: 0,25 - Do quy mô dân số lớn. 0,25 - Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao so với thế giới,nhất là ở khu 0,25 TSC_DIA_05 2
  3. vực nông thôn và miền núi. Dân số đông thuận lợi: 0,25 - Có nguồn lao động dự trữ và dồi dào đáp ứng nhu cầu cho các ngành 0,25 kinh tế. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn. 0,25 b/ Đặc điểm phân bố dân cư của nước ta: 0,25 - Mật độ dân số loại cao của thế giới 246 người/km2 (2003). 0,25 - Có sự chênh lệch lớn giữa đồng bằng, ven biển với miền núi 0,25 - Đồng bằng chiếm 25% diện tích, tập trung 75% dân số. 0,25 - Miền núi ngược lại. 0,25 - Không đều giữa các đồng bằng và nội bộ đồng bằng dẫn chứng 0,25 ĐBSH 1192 người/km2(2003), ĐBSCL 425người/km2. - Không đều giữa miền núi và nội bộ miền núi dẫn chứng TDMN 115 0,25 người/km2 (2003), Tây Nguyên 84 người/km2. - Phân bố dân cư có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, 0,25 74% dân cư sống ở nông thôn, 26% sống ở thành thị. Câu 3 a. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản 2,5 (5,0 - Do thị trường mở rộng mà hoạt động của ngành thủy sản trở nên sôi động. điểm) - Gần một nửa số tỉnh nước ta giáp biển, hoạt động khai thác và nuôi trồng 0,25 thủy sản đang được đẩy mạnh. Nghề cá ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh. - Khai thác hải sản: 0,25 + Sản lượng khai thác tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. + Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - 0,25 Vũng Tàu và Bình Thuận. - Nuôi trồng thủy sản: 0,25 + Nuôi trồng thủy sản gần đây phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá. 0,25 + Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang 0,25 và Bến Tre. 0,25 - Tổng sản lượng thủy sản ở nước ta năm 2002 là 2.647,4 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác là 1802,6 nghìn tấn và nuôi trồng là 844,8 nghìn tấn. 0,5 - Xuất khẩu thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc. Giá trị xuất khẩu năm 2002 đạt 2.014 triệu USD (đứng thứ ba sau dầu khí và may mặc). Xuất khẩu thủy sản đã là đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. - Hiện nay sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng nuôi trồng 0,25 tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đang có tốc độ tăng nhanh. b. Tác động của các nhân tố tự nhiên đối với cơ cấu ngành công nghiệp nước ta 2,5 * Thuận lợi: - Tài nguyên thiên nhiên của nước ta phong phú, tạo cơ sở nguyên liệu, TSC_DIA_05 3
  4. nhiên liệu, năng lượng cho phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. 0,25 Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. 0, 25 - Tài nguyên khoáng sản đa dạng, được chia thành 4 nhóm + Khoáng sản nhiên liệu: Than, dầu, khí là cơ sở phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất. 0,25 + Khoáng sản kim loại: sắt, man gan, crôm, thiếc, chì, kẽm nguyên liệu cho ngành luyện kim đen, luyện kim màu. 0,25 + Phi kim loại: apatit, pirit là cơ sở phát triển ngành công nghiệp hóa chất. 0,25 + Khoáng sản vật liệu xây dựng: sét, đá vôi phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. 0,25 - Thủy năng của sông suối là điều kiện cho phát triển thủy điện. 0,25 - Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, biển là điều kiện thuận lợi cho phát 0,25 triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. * Khó khăn: - Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và 0,25 phân bố ngành công nghiệp. -Quy mô các mỏ khoáng sản ảnh hưởng đến quy mô sản xuất công nghiệp. 0,25 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: - Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản: + Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm (0,25đ), có các ngư trường trọng 0,5 điểm: Ninh Thuận – Bình Thuận - Bà Rịa – Vũng Tàu; quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa (0,25đ). + Có nhiều loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao (0,25đ) như: cá ngừ, cá 0,5 thu, tôm hùm, . . . (0,25đ) + Các đầm, phá, vũng, vịnh dọc bờ biển và các rạn san hô ở ven các 0,5 đảo (0,25đ) thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản, . . . (0,25đ) Câu 4 - Du lịch biển – đảo: (4,0 + Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt, có thể hoạt động quanh điểm) năm (0,25đ) như: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Đại Lãnh, Nha Trang, Ninh 0,5 Chữ, Cà Ná . . . (0,25đ) + Có nhiều cảnh quan đẹp như: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà, vịnh Nha Trang, . . . (0,25đ) có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch 0,5 biển – đảo (0,25đ). - Khai thác khoáng sản biển: oxit titan, cát trắng, muối,. . . 0,25 - Giao thông vận tải biển: + Có nhiều vịnh biển sâu, kín gió thích hợp cho việc xây dựng các cảng biển (0,25đ): Dung Quất, Cam Ranh, Vân Phong, (0,25đ) 0,5 + Vị trí địa lí nằm án ngữ tuyến đường biển Bắc – Nam (0,25đ), gần nhiều tuyến đường biển quốc tế (0,25đ), thích hợp phát triển dịch vụ 0,75 TSC_DIA_05 4
  5. vận tải biển (0,25đ). Câu 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất: 2,0 5 - Vẽ biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối. 5điể - Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú m giải, số liệu ghi trên biểu đồ. - Lưu ý: + Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm. + Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu. 2. Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự tăng trưởng đó. 2,0 * Nhận xét: Trong giai đoạn 1990 - 2010, tổng diện tích cây công nghiệp, cây 0,25 công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm đều tăng. Trong đó: - Tổng diện tích cây công nghiệp tăng nhanh từ 1.199,3 nghìn ha lên 2.808,1 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.608,8 nghìn ha, tăng 0,25 gấp 2,34 lần. + Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng rất nhanh từ 657,3 nghìn ha lên 2.010,5 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.353,2 nghìn ha, 0,25 tăng gấp 3,1 lần. + Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm từ 542,0 nghìn ha lên 797,6 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 255,6 nghìn ha, tăng 0,25 gấp 1,5 lần. - Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có sự thay đổi: + Cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần 0,25 tỉ trọng từ 54,8 % lên 71,6%. 0,5 + Cây công nghiệp hàng năm giảm dần tỉ trọng từ 45,2% xuống 28,4%. * Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng là do: 0,25 - Nước ta có điều kiện tự nhiên (đất , khí hậu ) thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp. - Thị trường mở rộng, nhất là thị trường xuất khẩu. 0,25 - Chính sách phát triển cây công nghiệp của nhà nước. - Các điều kiện khác: công nghiệp chế biến, lao động, cơ sở vật chất 0,25 0,25 0,25 Điểm toàn bài 20,0 Lưu ý khi chấm bài: - Tổng điểm toàn bài là 20 điểm (không làm tròn số). TSC_DIA_05 5
  6. - Bài làm thiếu, sai kiến thức cơ bản, vận dụng các kỹ năng địa lí và phương pháp làm bài hạn chế thì tuỳ mức độ trừ điểm thích hợp. TSC_DIA_05 6