Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 9 (Kèm đáp án)

doc 4 trang nhatle22 6480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 9 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_9_kem_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 9 (Kèm đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÝ 9 Môn: Địa lí Thời gian làm bài 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1.( 3,5đ) a. Em hãy chứng minh” Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam” b. Nêu những ảnh hưởng chủ yếu của địa hình nước ta với khí hậu Câu 2. (3 điểm) Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: a, Trình bày đặc điểm chính của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. b, Giải thích vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại giảm sút mạnh mẽ. Câu 3. (4,5 điểm) a, Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta. b, Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. c, Chứng minh rằng ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Câu 4. (5 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1970 - 2007 Năm 1970 1979 1989 1999 2007 Dân số (triệu người) 41.1 52.5 64.4 76.6 85.2 Gia tăng dân số (%) 3.2 2.5 2.1 1.4 1.3 a, Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất sự biến đổi dân số nước ta trong giai đoạn 1970 – 2007. b, Nhận xét và giải thích tình hình tăng dân số nước ta trong thời gian trên. Câu 5 (4 điểm) Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với việc sản xuất cây lúa ở Đồng Bằng Sông Hồng.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ Câu hỏi Kiến thức yêu cầu cần đạt Thang điểm Câu 1 a. CM:_ Địa hình đa dạng( núi, đồi, đồng bằng, thềm lục (3,5 địa ) nhưng đồi núi là bộ phận quan trọng nhất 0.5 điểm) - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và rất phổ biến. + Khu vực đồi núi như một cánh cung lớn hướng ra biển 0.25 đông kéo dài 1400km từ Tây Bắc xuống Đông Nam Bộ. + Đồi núi có mặt ở các địa hình đồng bằng, bờ biển. 0.25 - Chủ yếu là đồi núi thấp < 1000m chiếm khoảng 85% diện tích, cao hơn 2000m chiếm 1% diện tích lãnh thổ( 0.25 dẫn chứng) - Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ bị chia cắt do 0.5 các dãy núi, khối núi ăn sát ra biển như dãy Tam Điệp, 0.25 dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã các đồng bằng lớn đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long . 0.25 b. Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu. - Khí hậu có sự phân hóa. 0.25 + Khí hậu phân hóa từ thấp lên cao với 3 vành đai khí hậu: nhiệt đới chân núi, cận nhiệt, ôn đới núi cao( dẫn 0.25 chứng độ cao) + Phân hóa từ Tây sang Đông. Một số dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam như Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn ( vd minh họa.) + Khí hậu phân hóa theo theo chiều Bắc Nam. Một số dãy núi chạy theo hướng Đông Tây như Bạch Mã, Hoành Sơn .( dẫn chứng.) - Sườn đón gió và khuất gió( dẫn chứng) Câu 2 a, Đặc điểm khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. (3 điểm) - Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh nhất cả nước 0.5 nhiệt độ thấp, có mưa phùn - Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn (mùa đông kéo 0.5 dài nhất nước ta). - Mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều. 0.5 b, Giải thích. - Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa 0.5 Đông Bắc lạnh từ phía Bắc và trung tâm Châu Á tràn xuống (mỗi năm có khoảng 20 đợt gió mùa cực đới tràn về). - Miền nằm ở vị trí tiếp giáp vùng ngoại chí tuyến, á 0.5 nhiệt đới Hoa Nam. - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có các cánh cung mở 0.5 rộng về phía Bắc tạo điều kiện cho các luồng gió mùa Đông Bắc dễ dàng xâm nhập vào Bắc Bộ.
  3. Câu 3 * Tên các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta. 1.0 (4,5 - Khai thác nhiên liệu. điểm) - Hóa chất. - Điện. - Chế biến lương thực, thực phẩm. - Cơ khí điện tử. - Vật liệu xây dựng. - Dệt may. * Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. - Chế biến sản phẩm trồng trọt: Xay xát, mía đường, cà 0.5 phê, thuốc lá - Chế biến sản phẩm chăn nuôi: Sữa các sản phẩm từ 0.5 sữa, thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt. - Chế biến các thủy hải sản: Nước mắm, tôm, cá, muối 0.5 * Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì: - Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong có cấu giá trị sản 0.5 xuất công nghiệp 23.7% (2007). - Phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu phong phú: 0.5 nguyên liệu từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản - Nguồn lao động dồi dào, tay nghề càng được nâng cao. 0.5 - Thị trường trong nước lớn, thị trường ngoài nước ngày 0.5 càng mở rộng. - Có chính sách ưu tiên của Nhà nước tạo điều kiện cho 0.5 ngành phát triển. Câu 4 a, Vẽ biểu đồ. 2.0 (5 điểm) - Biểu đồ kết hợp đường (gia tăng dân số) và cột (dân số). - Yêu cầu: + Có 2 trục tọa độ. + Đẹp, chính xác. + Có tên biểu đồ,chú giải và ghi chú số liệu cần thiết. b, Nhận xét và giải thích. * Nhận xét: - Quy mô dân số tăng liên tục với tốc độ khá nhanh (dẫn 0.75 chứng). - Tỷ lệ gia tăng dân số khá cao nhưng đang giảm liên tục 0.75 (dẫn chứng). * Giải thích. - Gia tăng dân số giảm liên tục là do: 0.75 + Tác động của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. + Ý thức của nhân dân được nâng cao giảm tỉ lệ sinh.
  4. - Dân số tăng nhanh mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm 0.75 là do: quy mô dân số lớn, dân số ngày càng đông. Câu 5 * Thuận lợi: (4 điểm) - Địa hình đồng bằng châu thổ. 0.5 - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng mưa lớn. 0.5 - Nguồn nước dồi dào (sông Hồng, sông Thái Bình), hàm 0.5 lượng phù sa lớn. - Có diện tích đất phù sa màu mỡ thích hợp với trồng cây 0.5 lúa. * Khó khăn: - Địa hình có nhiều ô trũng (Hà Nam, Phú Xuyên ) dễ 0.5 bị ngập nước trong mùa mưa. - Thời tiết thay đổi thất thường (sâu bệnh phát triển), 0.5 chịu ảnh hưởng của bão ảnh hưởng đến năng suất sản lượng lúa. - Lũ sông Hồng thất thường. 0.5 - Diện tích đất canh tác bị thu hẹp đất dễ bị bạc màu nếu 0.5 không chú ý cải tạo.