Đề ôn giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống)

doc 8 trang Hải Lăng 18/05/2024 2070
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_ket_noi_tri_thuc_va.doc

Nội dung text: Đề ôn giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống)

  1. ĐỀ ÔN GIỮA HỌC KÌ I I. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu ( 7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Nhà phát minh 6 tuổi Ma-ri -a sinh ra trong một gia đình sáu đời có người là giáo sư đại học. Cô bé rất thích quan sát. Hồi cô 6 tuổi, có lần, gia đình tổ chức một bữa tiệc. Cô bé nhận thấy một điều lạ: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên ngừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. Ma-ri-a nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao. Thế là cô lặng lẽ rời khỏi phòng khách. Cô bé vào bếp, lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm. Cuối cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. Lúc ấy, Ma-ri-a chợt thấy cha đang vào bếp. Cô liền nói với cha phát hiện của mình. Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng vào phòng khách, hân hoan nói: “ Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” . Về sau, Ma-ri-a trở thành giáo sư của nhiều trường đại học danh tiếng ở Mỹ. Năm 1963, bà vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí. (Theo Gương hiếu học của 100 doanh nhân đoạt giải Nô-ben ) *Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: (Các câu 1, 2, 3, 4 và trả lời các câu hỏi 5, 6, 7, 8) Câu 1: Câu trả lời Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là gì ? (0,75 điểm) A. Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ chuyển động. B. Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ di chuyển. C. Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. D. Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ chạy. Câu 2: Em hãy tìm động từ cho câu văn sau: “Cô bé lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm thí nghiệm” ? (0,5 điểm) A. lấy và làm . B. lấy và ra. C. lấy D. làm Câu 3: Tìm trong bài đọc về địa điểm và dụng cụ làm thí nghiệm của Ma-ri-a ? (0,75 điểm) A. Địa điểm là bếp và dụng cụ là đĩa. B. Địa điểm là bếp và dụng cụ là mâm. C. Địa điểm là bếp và dụng cụ là ly. D. Địa điểm là bếp và dụng cụ là bộ đồ trà. Câu 4: Điều lạ mà cô bé Ma-ri-a quan sát được khi gia nhân bưng trà lên là gì ? ( 1 điểm) A. Tách trà có nước bỗng nhiên dừng chuyển động . B. Tách trà thoạt đầu trượt trong đĩa. C. Tách trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi có nước có nước đổ ra tách trà bỗng nhiên ngừng chuyển động . D. Tách trà rơi xuống đất. Câu 5. Câu nói của người cha : “ Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” thể hiện điều gì?. : (1 điểm) .
  2. Câu 6. Nêu cảm nghỉ của em về nhân vật Ma-ri-a:. (1 điểm) . Câu 7.Tìm trong bài đọc Nhà phát minh 6 tuổi những từ có chứa tiếng “gia” (1 điểm) Câu 8. Đặt một câu có từ “gia đình”(1 điểm) . B. Kiểm tra viết: (10 điểm) - Tập làm văn - Thời gian: 40 phút Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) - Tập làm văn - Thời gian: 40 phút Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc. III. Đọc thầm bài văn và làm bài tập (7 điểm) 35 phút CON SẺ Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đẩu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống. Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm hả rộng đầy răng của con chó. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ mà khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh lớn hơn ý muốn của nó vẫn cuốn nó xuống đất Con chó của tôi dừng lại và lùi Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục. Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó. Theo I.Tuốc-ghê-nhép * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập:
  3. 1. Nhân vật chính trong câu chuyện là con gì? ( 0,5 điểm) a. Con sẻ non c. Con chó b. Con sẻ mẹ d. Người chủ của con chó. 2. Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó phải dừng lại? ( 0,5 điểm) a. Tiếng gọi của chủ. b. Sự xuất hiện của sẻ non mép vàng óng. c. Dáng vẻ con sẻ già rất hung dữ. d. Con chó nhìn thấy con vật khác. 3. Sức mạnh nào giúp sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống trước mõm con chó? ( 0,5 điểm) a. Tình mẹ con và lòng dũng cảm. b. Lòng dũng cảm. c. Tính quyết thắng. d. Bản năng không sợ chó của sẻ già. 4. Từ ngữ nào cho thấy sự thán phục của tác giả đối với con sẻ nhỏ bé? ( 0,5 điểm) a. Lao đến cứu con. Con chó của tôi dừng lại và lùi b. Có một sức mạnh. Kính cẩn nghiêng mình. 5. Bài văn ca ngợi điều gì ở sẻ mẹ? ( 1 điểm) a. Lòng cảm phục. b. Lòng dũng cảm , tình yêu con. c. Lòng tự tin. d. Bản năng sinh tồn tuyệt vời. 6. Trong câu: Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm chó, từ nào là động từ? ( 1 điểm) a. Cây, con, sẻ già, bộ ức, hòn đá, mõm, chó. b. lao xuống, rơi. c. cao, đen nhánh. 7. Gạch chân dưới các danh từ trong các thành ngữ sau: ( 1 điểm) a. Nhường cơm sẻ áo. b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ 8. Tên những cơ quan, tổ chức nào sau đây viết đúng? ( 1 điểm) a. Trường tiểu học Nga Tân. b. Trường Tiểu học Nga Tân. c. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. d. Hội chữ thập đỏ Việt Nam. 9. Em hãy đặt câu có chứa động từ “hót” ( 1 điểm) KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) ĐỀ 1: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
  4. Đề 2: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích. Đề 3: Kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt. I ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) - Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn trong các bài tập đọc sau. - Giáo viên hỏi một câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc cho HS trả lời. TT Tên bài đọc Nội dung câu hỏi - HS đọc “Từ đầu chẳng bận tâm đến chuyện đó.” - TLCH: Long và Khánh được giới thiệu như thế nào? - HS đọc “Một lần nỗi ngạc nhiên ngập tràn của Long.”. Anh em sinh 1 đôi - TLCH: Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động (Trang 16) của Long khi thấy mình giống anh? - HS đọc “Trên đường về đến hết”. - TLCH: Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào? - HS đọc “Từ đầu thằn lằn xanh.” - TLCH: Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ? Thằn lằn xanh và tắc - HS đọc “Cả hai bạn cảm thấy đói quá rồi!” 2 kè - TLCH: Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường (Trang 23) sống của mình? - HS đọc “Trong khi đó đến hết”. - TLCH: Các bạn cảm thấy thế nào khi quay lại cuộc sống trước đây của mình? - HS đọc “Từ đầu trồng cạnh cây hoa hồng.”. - TLCH: Chi tiết nào cho thấy Ta-nhi-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà? Tiếng nói - HS đọc “Những đêm hè trong truyện cổ tích ”. 3 của cỏ cây - TLCH: Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng và cây huệ, (Trang 44) huệ nở hoa đẹp như thế nào? - HS đọc “Ta – nhi - a tươi tắn thế này ”. - TLCH: Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì? - HS đọc “Từ đầu Cún vào nhà!””. - TLCH: Tìm thông tin về nhân vật cún trong câu chuyện theo gợi ý: Tên, nơi ở, hình dáng, tinh cách, tiếng kêu Chân trời - HS đọc “Nằm cuộn tròn ngẩng lên nhìn”. 4 cuối phố - TLCH: Những chi tiết nào cho thấy Cún rất tò mò muốn (Trang 59) biết về dãy phố bên ngoài? - HS đọc “Bao nhiêu điều Lớn lên từng ngày”. - TLCH: Khi có dịp chạy hết dãy phố, những cảnh vật hiện ra trước mắt đã giúp cún nhận ra điều gì? 5 Trước ngày - HS đọc “Từ đầu chuẩn bị lên đường”. xa quê - TLCH: Tìm chi tiết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi biết (Trang 66) tin sẽ chuyển lên thành phố học?
  5. - HS đọc “Chiều trước ngày xa quê thầy và các bạn”. - TLCH: Buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy giáo và các bạn có gì đặc biệt? - HS đọc “Buổi chia tay đến hết”. - TLCH: Nêu nội dung bài học. TÌNH BẠN Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, hương rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng : - Ôi chùm quả chín vàng mọng kìa, ngon quá ! Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn : - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được một cành cây nhỏ nên cả hai bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại. Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn. - Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa. - Tớ không bỏ cậu đâu. Sóc cương quyết. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác vươn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen : - Các cháu có một tình bạn thật đẹp. Câu 1 (M1) (1 điểm): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng làm gì? A. Rủ nhau vào rừng hái hoa. B. Rủ nhau vào rừng hái quả. C. Rủ nhau vào rừng tìm bạn. Câu 2 (M2) (1 điểm): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Việc làm của Sóc nói lên điều gì? A. Sóc là người bạn rất khỏe. B. Sóc là người bạn chăm chỉ. C. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn Câu 3 (M2) (1điểm): Nối nghĩa ở cột A với từ thích hợp ở cột B:
  6. A B a. chiếc vuốt, ngọn cỏ, nhát dao, đôi cánh, cái áo, chấm đuôi, tôi. 1. Động từ b. chạy, bố, bạn bè, lá, bay, bơi, hót. 2. Danh từ c. thử, co cẳng, đạp, lia, vũ, đi, soi gương. Câu 4 (M3) (0,5 điểm): Em hãy tìm 2 từ động từ thích hợp điền vào chỗ chấm: Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Bỗng một con gà trống cánh phành phạch và cất tiếng . lanh lảnh ở đầu bản Phần 2: Tự luận: Câu 5 (M1) (0,5 điểm): Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? . Câu 6 (M2) (1 điểm): Việc làm cứu bạn của Sóc thể hiện điều gì? Câu 7 (0,5 điểm): Xác định danh từ (DT), động từ (ĐT) dưới từ gạch chân trong câu sau: Thanh ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Câu 8 (1,0 điểm): Tìm 2 danh từ chung theo mỗi yêu cầu sau: a. Trong mỗi từ đều có tiếng sông. b. Trong mỗi từ đều có tiếng mưa. Câu 9 (0,5 điểm):Em hãy so sánh hai hạt lúa tượng trưng cho hai h? Hạt lúa thứ nhất kiểu người sống trong an toàn, không dám làm gì mạo hiểm Hạt lúa thứ nhất kiểu người dám sống khác dám đương đầu với thử thách III/ CHÍNH TẢ: (2 điểm) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại
  7. ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài) IV/ TẬP LÀM VĂN: (8 điểm) Em hãy viết một bài văn thuật lại hoạt động trải nghiệm mà em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó. CÂU CHUYỆN VỀ TÚI KHOAI TÂY Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình .” Lại Thế Luyện Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì? (1đ) A. Để cho cả lớp làm hoạt động trải nghiệm. B. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha. C. Để cho cả lớp học môn sinh học. 2. Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái? (1đ) A. Túi khoai tây rất nặng, đi đâu cũng kè kè bên cạnh. B. Các củ khoai tây thối rữa, rỉ nước. C. Cả hai ý trên. 3. Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?(1đ) A. Vì oán giận hay thù ghét người khác không mang lại điều gì tốt đẹp mà chỉ gây thêm phiền toái cho chúng ta. B. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. C. Cả hai ý trên. 4. Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị?(1đ) A. Thầy tự mang khoai tây đến lớp mà không bắt bạn nào phải mua.
  8. B. Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác. C. Thầy không cho làm bài vào vở mà được thực hành với khoai tây. 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?(1đ) A. Con người sống phải biết tha thứ cho nhau. B. Con người sống phải biết thương yêu nhau. C. Con người sống phải biết chia sẻ cho nhau. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1.(0,5đ) Trong câu “Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.” có mấy danh từ chỉ vật?(1đ) A. 3 danh từ. Đó là: B. 4 danh từ. Đó là: C. 5 danh từ. Đó là: D. 6 danh từ. Đó là: 2. (0,5đ)Tìm 2 – 3 động từ chỉ trạng thái (cảm xúc, tình cảm) của em: a. Khi nghe một bài hát hoặc xem một bộ phim hay: b. Khi bị cha mẹ phê bình: c. Khi đạt được điểm cao trong bài kiểm tra: - Đặt 1 câu với động từ tìm được ở trên (1đ)