Đề kiểm tra định kì môn Lịch sử và Địa Lý Lớp 4 - Học kì 2 - Năm học 2019-2020

doc 3 trang nhatle22 2790
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Lịch sử và Địa Lý Lớp 4 - Học kì 2 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_mon_lich_su_va_dia_ly_lop_4_hoc_ki_2_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Lịch sử và Địa Lý Lớp 4 - Học kì 2 - Năm học 2019-2020

  1. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 4 NĂM HỌC 2019 - 2020 (Thời gian làm bài 40 phút) PHẦN I: LỊCH SỬ (5 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) Thứ tự các vị vua triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1858 là: A. Minh Mệnh, Gia Long, Thiệu Trị, tự Đức B. Tự Đức, Nguyễn Ánh, Thiệu Trị, Minh Mệnh C. Minh Mệnh, Thiệu Trị, Gia Long, Tự Đức D. Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức Câu 2: (0,5 điểm) Ải Chi Lăng trực thuộc tỉnh nào của nước ta? A. Hà Giang B. Lạng Sơn C. Cao Bằng D. Lào Cai Câu 3: (0,5 điểm) Mục đích chính của Liễu Thăng kéo quân vào Lạng sơn là gì? A. Để giải vây cho quân Minh đang bị vây hãm ở thành Đông Quan B. Vơ vét của cải các tỉnh biên giới nước ta C. Để dẹp các cuộc khỏi nghĩa chống quân Minh Câu 4: (1 điểm) Vì sao Lê Lợi chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch? Câu 5: (1 điểm) Điền các từ ngữ: (thanh bình, khuyến nông, ruộng hoang, làng quê) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp: Quang Trung ban bố “Chiếu ”, lệnh cho dân đã từng bỏ phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại Câu 6: (1,5 điểm) Em hãy điền rõ nội dung cần thiết vào chỗ chấm ( ) cho phù hợp khi nói về Trận chiến thắng Chi Lăng. Mờ sáng, chúng đến cửa ải Chi Lăng. Kị binh ta rồi quay đầu để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy. Khi ngựa của chúng đang vượt qua đồng lầy, thì bỗng nhiên một loạt nổ vang như sấm dậy. Lập tức từ hai bên , những chùm tên và những lao phóng xuống. PHẦN II: ĐỊA LÍ (5 điểm)
  2. Câu 1: (0,5 điểm) Dòng nào sau đây nêu đúng các dân tộc sống chủ yếu ở vùng đồng bằng Nam Bộ? A. Kinh, Khơ – me, Chăm B. Kinh, Khơ – me, Chăm, Hoa C. Khơ – me, Chăm, Hoa, Ê – đê D. Khơ – me, Chăm, Tày, Kinh Câu 2: (0,5 điểm) Người dân Tây Nam Bộ tổ chức lễ hội với mục đích chính là gì? A. Cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống B. Cầu được mùa và cầu sức khỏe C. Cầu xin những điều may mắn và sức khỏe D. Cầu bình an và may mắn Câu 3: (0,5 điểm) Biển Đông bao bọc các phần nào của đất liền nước ta? A. Phía Nam và phía Tây B. Phía Bắc và phía Tây C. Phía Đông, phía Nam và phía Tây nam D. Phía Đông và phía Tây Câu 4: (1,5 điểm) Đánh dấu x vào trước các ý đúng về điều kiện để Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch? A. Không có nhiều bãi biển đẹp B. Là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông ở đồng bằng duyên hải miền Trung C. Là trung tâm công nghiệp phát triển D. Có nhiều bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước (Ngũ Hành Sơn) E. Có bảo tàng Chăm với những hiện vật của người Chăm cổ xưa Câu 5: (2 điểm) Biển Đông có vai trò như thế nào đối với nước ta? HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ Lớp 4 – Năm học 2019 – 2020 PHẦN I: LỊCH SỬ
  3. Câu 1: Khoanh vào D – 0,5 đ Câu 2: Khoanh vào B – 0,5 đ Câu 3: Khoanh vào A – 0,5 đ Câu 4: Vì ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, rừng cây um tùm thích hợp cho quân ta mai phục (1 điểm) Câu 5: (1 điểm) Điền đúng mỗi ý ghi 0,25 điểm. Các từ lần lượt cần điền là: khuyến nông, làng quê, ruộng hoang, thanh bình Câu 6: (1,5 điểm) Điền sai hoặc thiếu một chỗ chấm trừ 0,25 điểm Thứ tự cần điền là: nghênh chiến, giả vờ thua, bì bõm, pháo hiệu, sườn núi, vun vút PHẦN II: ĐỊA LÍ Câu 1: Khoanh vào B – 0,5 đ Câu 2: Khoanh vào A – 0,5 đ Câu 3: Khoanh vào C – 0,5 đ Câu 4: (1,5 điểm) Đánh dấu x vào ô trống trước ý B, D, E . (Mỗi ý đúng ghi 0,5 điểm.) Câu 5: (2 điểm) Sai hoặc thiếu mỗi ý trừ 0,25đ - Là kho muối vô tận - Điều hòa khí hậu - Cung cấp nhiều khoáng sản, hải sản - Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, xây dựng hải cảng, là đường giao thông quan trọng