Đề cương Ôn tập môn Lịch sử và Địa Lý Lớp 4

doc 6 trang nhatle22 26321
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Lịch sử và Địa Lý Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_va_dia_ly_lop_4.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Lịch sử và Địa Lý Lớp 4

  1. HỌ VÀ TÊN: LỚP: . NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ MÔN LỊCH SỬ BÀI 16 – CHIẾN THẮNG CHI LĂNG 1. Ai là người lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống lại quân Minh? Lê Lợi. 2. Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược nào? quân Minh 3.Lê Lợi đã làm gì trước khi tiến quân ra Bắc? Chiêu tập binh sĩ, xây dựng lực lượng 4. Vì sao Lê Lợi chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch? - Vì ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, rừng cây um tùm thích hợp cho quân ta mai phục. 5. Quân Lê Lợi đã dùng mưu kế gì để diệt giặc? - Nhử địch vào nơi có phục kích. - Khi quân địch lọt vào tầm phục kích, quân ta nhất tề tấn công làm cho địch không kịp tở tay. 6. Nêu diễn biến trận Chi Lăng - Quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; bị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. - Khi vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy. 7. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng? - Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải đầu hàng và rút về nước. 8. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (Lê Thái Tổ) năm nào, thành lập lên thời đại nào? năm 1428, nhà Hậu Lê được thành lập BÀI 17– NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC 1. Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đóng đô ở đâu? 1428, đóng đô ở Thăng Long 2. Vì sao nói vua có uy quyền tuyệt đối? Vì vua là người trực tiếp Tổng chỉ huy quân đội. 3. Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lý đất nước (bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội)? Vẽ bản đồ đất nước và soạn Bộ luật Hồng Đức 4. Bản đồ đầu tiên của nước ta có tên là gì? Bản đồ Hồng Đức. 5. Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là gì? - Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ, quyền quốc gia. - Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bảo vệ quyền phụ nữ.
  2. BÀI 24 – NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG ( 1786) 1. Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì? - Lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn. 2. Ai là người lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn? Nguyễn Huệ. 3.Nêu nguyên nhân thắng lợi của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long - Do quân Trịnh bạc nhược, chủ quan; quân Tây Sơn tiến như vũ bão, quân Trịnh trở tay không kịp. 4. Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu năm bị chia cắt? > Hơn 200 năm. 5. Nêu công lao của Nguyễn Huệ. - Lật đổ họ Trịnh, làm chủ Thăng Long, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu cho việc thống nhất đất nước BÀI 25 – QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH 1. Quân Thanh xâm lược nước ta vào năm nào? Cuối năm 1788. 2. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là gi? Quang Trung 3. Cuối năm 1788, Quang Trung kéo quân ra Bắc để làm gì? - Tiêu diệt quân Thanh, thống nhất đất nước. 4. Chủ tướng nhà Thanh là ai? Tôn Sĩ Nghị 5. Quang Trung đã dùng kế gì để đánh bại quân Thanh? - Ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài cứ 20 người khiêng một tấm tiến lên. 6. Tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh - Đồn Hà Hồi (đêm mồng 3 Tết Kỉ Dậu 1789): quân ta kéo sát đồn mà giặc không hay biết, quân Thanh hoảng sợ xin hang. - Đồn Ngọc Hồi (sáng mồng 5 Tết Kỉ Dậu 1789): quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. - Đồn Đống Đa (cũng sáng mồng 5 Tết Kỉ Dậu 1789): quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử) - Quân ta thắng lớn; Quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước 7. Nêu công lao của Nguyễn Huệ - Đánh bại quân Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc 8. Hằng năm vào ngày mồng mấy Tết, nhân dân ở gò Đống Đa tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại thắng quân Thanh? Mồng 5 Tết
  3. BÀI 26 – NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ CỦA VUA QUANG TRUNG. 1. “Chiếu khuyến nông” quy định điều gì? Lệnh cho dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang. 2. Tác dụng của “Chiếu khuyến nông” ra sao? Sau vài năm, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm thanh bình. 3. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. a. Về kinh tế. 1. Dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia. b. Về văn hoá - giáo dục. 2. Đúc tiền mới. c. Về ngoại giao. 3. Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước trao đổi hàng hoá, cho thuyền nước ngoài vào buôn bán. 4. Vì sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? - Vì vua Quang Trung muốn bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc. 3. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. a. Phát triển giáo dục. 1. “Chiếu khuyến nông” b. Phát triển nông nghiệp 2. Mở cửa biển, cửa biên giới c. Phát triển buôn bán 3. “Chiếu lập học” BÀI 27– NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP 1. Nhà Nguyễn được thành lập vào năm nào? 1802. 2 Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn. 3. Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là gì, đóng đô ở đâu? Lấy hiệu Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế) 4. Nhà Nguyễn trải qua bao nhiêu đời vua? 4 đời vua. (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Triệu, Tự Đức) 5. Những sự kiện nào chứng minh các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai? - Vua không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng tự đặt ra pháp luật, điều hành các quan đứng đầu tỉnh. 6.Nêu một vài nét chính sách cụ thể cuả các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị - Vua không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước. - Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc ) - Ban hành bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.
  4. MÔN ĐỊA LÝ BÀI 16 – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 1. Cảng Hải Phòng nằm ở bên bờ sông nào? Sông Cấm. 2. Hải Phòng nằm ở phía nào của đồng bằng Bắc Bộ? Đông Bắc. 3. Ngành công nghiệp nào là ngành quan trọng của Hải Phòng? Đóng tàu. 4. Lễ hội “chọi Trâu” ở Đồ Sơn diễn ra vào mùa nào trong năm? Mùa xuân. 5. Nêu điều kiện để Hải Phòng thành một cảng biển - Hải Phòng nằm ven biển, bên bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra vào neo đậu của tàu thuyền; nơi đây có nhiều cầu tàu, 6. Nêu điều kiện để Hải Phòng thành một trung tâm du lịch lớn của nước ta. - Có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp; Các lễ hội như chọi trâu, đua thuyền; những di tích lịch sử và thắng cảnh nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tiện nghi BÀI 17 – ĐỒNG BẰNG NAM BỘ 1. Đồng bằng lớn nhất nước ta là đồng bằng nào? Nam Bộ. 2. Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? phía Nam. 3. Đồng bằng Nam Bộ do hệ thống của các sông nào bồi đắp nên? Sông Mê Kông và sông Đồng Nai. 4. Sông Tiền, sông Hậu là hai nhánh của con sông nào? Sông Mê Kông. 5. Những loại đất nào có nhiều ở đồng bằng Nam Bộ? Đất phù sa, đất mặn, đất phèn 6. Nêu đặc điểm sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ. - Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt 7. Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông? - Hằng năm,vào mùa lũ, nước dâng cao làm ngập một diện tích lớn. Sau lũ, đồng bằng được bồi thêm 1 lớp phù sa. 8. Sông Mê Công có tên khác là gì? Sông Cửu Long (do nước sông đổ ra biển qua 9 cửa sông) BÀI 20 – HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (tiếp theo) 1. Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta thuộc vùng nào? Đồng bằng Nam Bộ. 2. Các ngành công nghiệp nổi tiếng ở đồng băng Nam Bộ là gì ? - Khai thác dầu khí, sản xuất điện, hoá chất, phân bón, cao su. - Chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, may mặc.
  5. 3. Chợ ở đồng bằng Nam Bộ có nét gì độc đáo mà các vùng khác không có? Chợ nổi trên sông. 4. Các hoạt động nào diễn ra trong “Chợ nổi” ở đồng bằng Nam Bộ? - Mua bán hàng hoá. - Nơi gặp gỡ của xuồng, ghe. 5. Vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi ngành công nghiệp phát triển? - Do có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển. BÀI 21 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Thành phố lớn nhất nước ta là thành phố nào? Hồ Chí Minh. 2. Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên bờ sông nào của nước ta? Sông Sài Gòn. 3. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn thứ mấy của cả nước? Thứ nhất. 4. Nêu các loại đường giao thông tử TPHCM đi các tỉnh khác. - Đường ô tô, đường sắt, đường ô tô, đường hàng không 5. Nêu dẫn chứng thể hiện thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn a. Trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta - TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất. Các ngành công nghiệp rất đa dạng. - Hoạt động thương mại phát triển với nhiều chợ, siêu thị lớn. - Sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn là sân bay, cảng biển lớn nhất cả nước b. Trung tâm văn hóa, khoa học lớn - Có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học - Có nhiều rạp chiếu phim, rạp hát, các khu vui chơi 6. Kể tên 1 số địa điểm nổi tiếng ở TPHCM
  6. BÀI 24 - DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 1. Nêu 1 số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung a. Địa hình - Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá. b. Khí hậu - Mùa hạ: tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán; cuối năm thường có mưa lowsnvaf bão dễ gây ngập lụt - Có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. 2. Sắp xếp các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Nam ra Bắc. ĐB Ninh Thuận- Bình Thuận; ĐB Bình Phú – Khánh Hòa ; ĐB Nam Ngãi ; ĐB Bình –Trị – Thiên ; ĐB Thanh – Nghệ – Tĩnh. 3. Vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ và hẹp? Vì các dãy núi lan sát ra biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng 4. Đèo Hải Vân nằm giữa hai thành phố nào? Thành phố Huế và Thành phố Đà Nẵng. 5. Dựa vào sự hiểu biết của em, hãy cho biết đồng bằng Bình Phú – Khánh Hoà nay thuộc các tỉnh nào của nước ta? Bình Định; Phú Yên; Khánh Hoà. BÀI 29 – BIỂN-ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO. 1. Hãy cho biết Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố nào dưới đây? Đà Nẵng. 2. Vai trò của biển Đông đối với nước ta? - Cung cấp muối, khoáng sản và hải sản quý. - Điều hoà khí hậu. - Nhiều bãi biển đẹp - Nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển. 3. Nơi có nhiều đảo nhất của nước ta là? Vịnh Bắc Bộ. 4. Đảo Phú Quốc nổi tiếng về cái gì? - Hồ tiêu. - Nước mắm ngon. 5. Nêu 1 số hoạt động khai thác nguồn lợi chính ở biển, đảo - Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối - Đánh bắt và nuôi trồng hải sản. 6. Biển Đông bao bọc các phía nào của đất liền nước ta? Phía đông, phía nam và tây nam.