Đề kiểm tra Tập làm văn Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tập làm văn Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_tap_lam_van_lop_9_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_2020_tru.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra Tập làm văn Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên
- UBND QUẬN BA ĐÌNH KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2019 – 2020 Môn : Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút Ngày thi: 17/12/2019 Phần I (6 điểm) Nhà thơ Nguyễn Duy viết: Trăng cứ tròn vành vạnh (Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1. Viết những câu tiếp theo để hoàn thiện theo để hoàn thiện khổ cuối của bài thơ. Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh sáng tác đó có ảnh hưởng như thế nào đến chủ đề của bài thơ? Câu 3. Hành động giật mình có thể hiểu như thế nào? Ở trong khổ thơ, nhân vật trữ tình giật mình về điều gì? Câu 4. Cảm nhận về khổ cuối bài thơ, có ý kiến cho rằng: Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong tình huống đặc biệt đã gợi lên trong lòng nhân vật trữ tình bao suy ngẫm sâu sắc. Hãy viết đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, khoảng 12 câu, đề làm rõ ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu bị động (gạch chân, chú thích rõ). Phần II (4 điểm) Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. (Trích Làng - Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1. Tình huống truyện nào đã khiến nhân vật ông Hai có những suy nghĩ như vậy? Câu 2. Những câu văn “Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Những câu văn đó thể hiện suy nghĩ gì của nhân vật ông Hai? Câu 3. Bằng hiểu biết của em về nhân vật ông Hai trong Làng - Kim Lân kết hợp với thực tế đời sống, hãy viết một đoạn văn nghị luận xin khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tình cảm, trách nhiệm của giới trẻ Việt Nam đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay.
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ QUẬN BA ĐÌNH PHẦN I Câu 1: Viết tiếp các câu thơ Trăng cứ tròn vành vành kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác -Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” vào năm 1978 ,tại thành phố Hồ Chí Minh -nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình. - In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy –tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984. -Tác động tới chủ đề: Đây là một câu chuyện thật khi hòa bình lặp lại trong khoảng 3 năm tác giả về thành phố tiếp xúc với cuộc sống hiện đại, tiện nghi mà lãng quên đi quá khứ. Thông qua hình tượng nghệ thuật "Ánh trăng" và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. Câu 3: -Giải nghĩa hành động giật mình: Giật mình là một phản ứng tự nhiên của cơ thể con người chống lại các kích thích bất ngờ và đột ngột. -Trong câu thơ: Tác giả giật mình vì: + Cái "giật mình" là cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. +Cái "giật mình" của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. + Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Câu 4: Hình thức: Đoạn văn tổng phân hợp 12 câu: có câu chủ đề nằm ở đầu và ở cuối -Tiếng việt: Viết đúng lời dẫn trực tiếp và câu bị động Câu 1: Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong tình huống đặc biệt đã gợi lên trong lòng nhân vật trữ tình bao suy ngẫm sâu sắc Câu 2,3: Tình huống xuất hiện và sự đối diện với vầng trăng và cảm xúc của con người. Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ: + Tình huống: mất điện, phòng tối om. + “Vội bật tung”: vội vàng, khẩntrương -> bắt gặp vầng trăng -> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình. Câu 4-10: Làm rõ các vấn đề sau ( 4)Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”.
- (5) Rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. (6)Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính. (7) Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư. (8) Kí ức về quãng đời ấu thơ trong sáng, về lúc chiến tranh máu lửa, về cái ngày xưa hồn hậu hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào dâng, “như là đồng là bể, như là sông là rừng-hình ảnh gắn liền với kỷ niệm. (9)-> Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kê như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỉ. (10) Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. (11) Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu đối lập với sự bạc bẽo, vô tâm, thơ ơ của con người. (12). Hình ảnh nhân hóa “ im phăng phắc” của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa, con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. (13) Bởi vậy có thể nói rằng, tình huống xuất hiện đột ngột của vầng trăng là một tình huống bước ngoặt vô cùng ấn tượng làm thay đổi mạch cảm xúc của câu chuyện cũng như gợi lên những ăn năn hối hận, thức tỉnh của nhân vật trữ tình về quá khứ ân tình thủy chung. Phần II. Câu 1 Tình huống đó là: ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ những người dưới xuôi lên. Sau khi bị mụ chủ nhà đuổi, ông đã có sự xung đột nội tâm sâu sắc giữa việc về làng hay thù làng. Câu 2 - Đây là lời độc thoại nội tâm - Qua đó ta thấy đây là cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của ông giữa một bên là tình yêu làng, một bên là tình yêu nước. Ông là người rất yêu làng, nhưng tình tình yêu nước trong ông đã lớn hơn, bao trùm lên tình yêu làng quê. Ông đã gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm lớn lao của chung toàn dân tộc: tình yêu nước. Câu 3 *Giải thích + Tuổi trẻ là độ tuổi có trí tuệ, nhiệt huyết, có khả năng sáng tạo và cống hiến được dồi dào nhất
- +Tinh thần trách nhiệm: Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. *Biểu hiện -Nhiểu bạn trẻ sống tích cực, cống hiến cho đất nước +Phong trào tình nguyện đến vùng sâu vùng xa, tình nguyện làm đường, trường để các em nhỏ và người dân được cải thiện cuộc sống. +Nhiều bạn du học sinh trở về để cống hiến phục vụ cho đất nước. +Nhiều bạn trẻ luôn đặt cho mình mục tiêu, lí tưởng sống đẹp để góp phần xây dựng đất nước tươi đẹp. *Vai trò, ý nghĩa -Là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kĩ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. -Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và đối tác, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. *Phản đề Nhiều bạn trẻ sống thờ ơ, vô cảm, không có tinh thần nỗ lực, không muốn phấn đấu vươn lên, không yêu nước, hay chê bai, chỉ trích đất nước của mình. *Bài học và liên hệ bản thân -Vì vậy mỗi chúng ta cần xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm Xác định cho mình cuộc sống có mục tiêu, lý tưởng cho riêng mình. -Bởi đúng như Richard L Evans đã nói, chỉ khi biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình, ta mới có thể bắt đầu trưởng thành.