Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Sơn Định

doc 10 trang nhatle22 4050
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Sơn Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Sơn Định

  1. Phòng GD Sơn Hòa Trường THCS Sơn Định KIỂM TRA HKII MÔN: LÝ 6 THỜI GIAN: 45 PHÚT NH: 2017 – 2018 TCT: 35 I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức. - Củng cố lại kiến thức cho học sinh Từ tiết 19 đến tiết 34 theo PPCT (Sau bài 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC) - Hệ thống hóa kiến thức cho học sinh nắm được kiến thức của chương. - Kiểm tra việc nắm kiến thức cũng như vận dụng kiến thức ứng dụng vào trong thực tế đời sống của HS. Từ đó phân loại đối tượng HS để có phương pháp giảng dạy đúng đắn hơn cho từng đối tượng học sinh. 2. Kĩ năng. - Biết vận dụng các kiến thức đã học vào trong làm bài kiểm tra. 3.Thái độ. - Nghiêm túc,cẩn thẩn trong làm bài. II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC ĐỂ KIỂM TRA - Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ, 70% TL) - Học sinh kiểm tra trên lớp. III. MA TRẬN ĐỀ THI 1/Trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình: Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT VD LT VD Nội dung Tổng số Lí tiết thuyết (Cấp (Cấp (Cấp (Cấp độ độ 1, 2) độ 3, độ 1, 2) 3, 4) 4) 1. Máy cơ đơn giản 2 1 0.7 1.3 5.38 10 2. Sự nở vì nhiệt của các 3 3 2.1 0.9 16.15 6.92 chất 3. Ứng dụng sự nở vì 2 2 1.4 0.6 10.77 4.62 nhiệt – Nhiệt kế. 4. Sự chuyển thể 6 6 4.2 1.8 32.31 13.85 Tổng 13 12 8.4 4.6 64.61 35.39
  2. 2/Bảng số lượng câu hỏi và điểm số cho mỗi bài ở mỗi cấp độ: Số lượng câu (chuẩn cần Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số kiểm tra) Điểm số T.số TN TL 1. Máy cơ đơn 5.38 0,5~1 1(0,25đ) 0,25đ giản 2. Sự nở vì nhiệt LT 16.15 1,6~3 2(0,5đ) 1(2đ) 1đ của các chất (Cấp độ 1, 2) 3. Ứng dụng sự nở vì nhiệt – 10.77 1,13~3 2(0,5đ) 1(1đ) 1,5đ Nhiệt kế. 4. Sự chuyển thể 32.31 3,23 2(0,5đ) 1(2đ) 2,5đ 1. Máy cơ đơn 10 1,0~2 1(0,25đ) 0,25đ giản 2. Sự nở vì nhiệt 6.92 62,9~3 1(0,5đ) 0,5đ VD của các chất (Cấp độ 3, 4) 3. Ứng dụng sự nở vì nhiệt – 4.62 0,86~1 1(0,25đ) 0,25đ Nhiệt kế. 4. Sự chuyển thể 13.85 1,9~3 2(0,5đ) 1(2đ) 3,5 Tổng 100 16 12(3đ) 4(7đ) 10đ
  3. Vận dụng Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Tên chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Biết được ròng rọc động và ròng Hiểu được tác dụng của Chủ đề 1: Máy cơ đơn rọc cố định. Tác dụng của ròng ròng rọc là giảm lực kéo và giản rọc đổi hướng lực. Số câu 1 1 2 Số điểm 0,25đ 0,25 0,5đ Tỉ lệ % 2,5% 2,5% 5% Vận dụng kiến thức vào Biết được sự nở vì nhiệt của chất Nắm được một số hiện Chủ đề 2: Sự dãn nở để giải thích một số rắn, lỏng, khí. tượng nở vì nhiệt của các vì nhiệt của các chất hiện tượng trong thực chất rắn, lỏng khí tế. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 0,5đ 2đ 1đ 3,5đ Tỉ lệ % 5% 20% 10% 35% Biết được các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản có thể gây ra lực Biết được một số loại nhiệt Chủ đề 3: Một số ứng rất lớn. Nhiệt kế công dụng, kế thường dung, hiểu được dụng sự nở vì nhiệt - nguyên tắc hoạt động, cấu tạo ứng dụng sử dãn nở vì nhiệt Nhiết kế ứng dụng nhiệt kế, thang nhiệt trong đời sống độ Số câu 2 1 3 Số điểm 0,5đ 0,25 0,75 Tỉ lệ % 5% 2,5% 7,5% Nhận biết được hiện tượng sự Vận dụng kiến thức vào để nóng chảy và đông đặc giải thích một số hiện tượng Chủ đề 4: Sự chuyển Vẽ được đường biểu Nhận biết hiện tượng sư bay hơi trong thực tế. thể diễn và ngưng tụ Cho ví dụ. phụ thuộc những Đặc điểm, sự phụ thuộc các yếu yếu tố tốc độ bay hơi của
  4. tố đến tốc độ chuyển thể một chất. Số câu 3 1,5 2 0,5 6,5 Số điểm 0,75đ 3đ 0,5đ 1đ 5,25đ Tỉ lệ % 7,5% 30% 5% 10% 52,5% T. số câu 9,5 5 1,5 16 T. số điểm 5đ 3đ 1đ 10đ Tỉ lệ 50% 30% 20% 100%
  5. Trường THCS Sơn Định KIỂM TRA HKII (ĐỀ 1) Tổ KHTN MÔN: LÝ 6 Họ và tên: THỜI GIAN: 45 PHÚT Lớp: NĂM HỌC: 2017 – 2018 Điểm Lời phê của giáo viên A.TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: (3,00 điểm) Câu 1. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn đèn dầu. C. Đốt một ngọn nến. D. Đúc một cái chuông đồng. Câu 2. Lý do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể A. Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao. B. Giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao. C. Giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao. D. Tăng cường độ lớn của lực dùng để kéo cờ lên cao. Câu 3. Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa lại có để một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. Để khi nhiệt độ tăng, thanh ray dễ dàng dài ra mà không bị ngăn cản. D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ. Câu 4. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí.B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn.D. Khí, rắn, lỏng. Câu 5 Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: A. Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên. B. Vỏ bóng bàn nóng lên nở ra. C. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra. D. Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng. Câu 6. Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là: A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh. B. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn C. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh. D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm. Câu 7. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng cổ lọ.C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. B. Hơ nóng nút.D. Hơ nóng đáy lọ. Câu 8. . Hiện tượng bay hơi là hiện tượng: A. Chất lỏng biến thành chất rắn. B. Chất lỏng biến thành chất khí. C. Chất rắn biến thành chất khí. D. Chất khí biến thành chất lỏng.
  6. Câu 9. Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng ? A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc Câu 10 Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau là bảng khô vì : A. Sơn trên bảng hút nước C. Nước trên bảng bay hơi vào không khí B. Nước trên bảng chảy xuống đất D. Gỗ làm bảng hút nước Câu 11. Tìm câu sai trong các câu sau: A. Mọi chất khí khác nhau sẽ nỡ vì nhiệt khác nhau B. Mọi chất khí khác nhau sẽ nỡ vì nhiệt giống nhau C. Khi nung nóng một chất khí thì khối lượng riêng của chất khí đó giảm D. Khi nung nóng một chất khí thì trọng lượng riêng của chất khí đó giảm Câu 12. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sự sôi? A. Sự sôi xảy ra ở cùng một chiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi trên mặt thoáng D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng. B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau: (7,00 điểm) Câu 13. Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? Cho ví dụ. (2,00 điểm) Câu 14. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? (1,00 điểm) Câu 15. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống? (2,00đ) - Đổi đơn vị nhiệt độ sau: + 500C = 0F + 1280F = 0C Câu 16. Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau: (2,00đ) Thời gian ( phút ) 0 2 4 6 8 10 12 14 Nhiệt độ ( oC ) -4 -2 0 0 0 2 4 6 a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b) Phân tích đường biểu diễn (Có hiện tượng gì xảy ra, lúc đó chất tồn tại ở những thể nào?) HẾT Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
  7. Trường THCS Sơn Định KIỂM TRA HKII (ĐỀ 2) Tổ KHTN MÔN: LÝ 6 Họ và tên: THỜI GIAN: 45 PHÚT Lớp: NĂM HỌC: 2017 – 2018 Điểm Lời phê của giáo viên A.TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: (3,00 điểm) Câu 1 Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sự sôi? A. Sự sôi xảy ra ở cùng một chiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng; B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi; C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi trên mặt thoáng; D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng. Câu 2. Tìm câu sai trong các câu sau: A. Mọi chất khí khác nhau sẽ nỡ vì nhiệt khác nhau B. Mọi chất khí khác nhau sẽ nỡ vì nhiệt giống nhau C. Khi nung nóng một chất khí thì khối lượng riêng của chất khí đó giảm D. Khi nung nóng một chất khí thì trọng lượng riêng của chất khí đó giảm Câu 3. Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau là bảng khô vì : A. Sơn trên bảng hút nước C. Nước trên bảng bay hơi vào không khí B. Nước trên bảng chảy xuống đất D. Gỗ làm bảng hút nước Câu 4. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí.B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn.D. Khí, rắn, lỏng. Câu 5. Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng: A. Chất lỏng biến thành chất rắn. B. Chất lỏng biến thành chất khí. C. Chất rắn biến thành chất khí. D. Chất khí biến thành chất lỏng. Câu 6. Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là: A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh. B. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn C. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh. D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm. Câu 7. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng cổ lọ.C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. B. Hơ nóng nút.D. Hơ nóng đáy lọ. Câu 8. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì: A. Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên. B. Vỏ bóng bàn nóng lên nở ra. C. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.
  8. D. Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng. Câu 9. Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng ? A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc Câu 10 Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa lại có để một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. Để khi nhiệt độ tăng, thanh ray dễ dàng dài ra mà không bị ngăn cản. D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ. Câu 11. Lý do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể A. Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao. B. Giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao. C. Giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao. D. Tăng cường độ lớn của lực dùng để kéo cờ lên cao. Câu 12 Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn đèn dầu. C. Đốt một ngọn nến. D. Đúc một cái chuông đồng. B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau: (7,00 điểm) Câu 13. Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? Cho ví dụ. (2,00 điểm) Câu 14. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? (1,00 điểm) Câu 15. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống? (2,00đ) - Đổi đơn vị nhiệt độ sau: + 500C = 0F + 1280F = 0C Câu 16. Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau: (2,00đ) Thời gian ( phút ) 0 2 4 6 8 10 12 14 Nhiệt độ ( oC ) -4 -2 0 0 0 2 4 6 a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b) Phân tích đường biểu diễn (Có hiện tượng gì xảy ra, lúc đó chất tồn tại ở những thể nào?) HẾT Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
  9. III. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HKII: Đề 1: Phần 1. Trắc nghiệm 3 điểm ( mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm ) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B A C C C D A B D B A A Đề 1: Phần 1. Trắc nghiệm 3 điểm ( mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm ) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A C A D D A A D C A B Phần 2. Tự luận (7 điểm) Câu Đáp án Điểm - Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. 0,75 điểm Câu 13 - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc 0,75 điểm - Cho được ví dụ: 0,5 điểm Câu 14 Vì khi bị đun nóng nước, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. Có thể gây nguy hiểm cháy nổ hoặc làm phỏng. 1 điểm Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nỡ vì nhiệt 0,75 điểm của các chất Nhiệt kế y tế: đo nhiệt độ cơ thể 0,25 điểm Câu 15 Nhiệt kế rượu: đo nhiệt độ không khí 0,25 điểm Nhiệt kế thủy ngân:đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm 0,25 điểm - 500C=(50x1,8) + 32 = 1220F 0,25 điểm - 1280F=(128-32)/1,8= 530C 0,25 điểm - Đồ thị vẽ đúng và đẹp. 1,25 điểm - Từ phút thứ 0 đến phút thứ 2 nhiệt độ tăng: Thể rắn, 0,25 điểm đường biểu diễn nằm nghiêng Câu 16 - Từ phút thứ 4 đến phút thứ 8 nhiệt độ không thay đổi: Thể rắn và lỏng, đường biểu diễn nằm ngang 0,25 điểm - Từ phút thứ 10 đến phút thứ 14 nhiệt độ tăng: Thể lỏng, 0,25 điểm đường biểu diễn nằm nghiêng XÉT DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN GVBM Nguyễn Trọng Lên