Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Tân Trung

doc 3 trang nhatle22 2990
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Tân Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_1_nam_hoc_2017_2018_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Tân Trung

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ TÂNĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TÂN TRUNG NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ 1 MÔN VẬT LÝ-LỚP 6 SBD: Phòng: Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời hian phát đề) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (4 điểm). Câu 1: Trên hộp sữa bột có ghi: “khối lượng tịnh 400 g ”. Số đó chỉ: A. thể tích của hộp sữa. B. khối lượng của hộp sữa. C. khối lượng của bột sữa trong hộp. D. sức nặng của hộp sữa. Câu 2: Một cầu thủ đá quả bóng đang nằm yên trên sân, làm cho quả bóng: A. biến đổi chuyển động. B. biến dạng. C. biến đổi chuyển động và biến dạng. D. không bị biến dạng và chỉ biến đổi chuyển động. Câu 3: Công thức nào dưới đây dùng để tính khối lượng riêng của một chất. m P V A. D = B. D = D. D = V V C. D = m.V m Câu 4 Cân nào dưới đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy? A. Cân y tế B. Cân tạ C. Cân đòn D. Cân Rô-béc-van Câu 5: Trường hợp nào sau đây không sử dụng máy cơ đơn giản? A. Dùng kéo cắt giấy. B. Dùng xẻng xúc đất. C. Dùng bấm cắt móc tay. D. Dùng cưa để cưa gỗ. Câu 6 Đổi 2,05 km ra m ta được kết quả là : A.25m B. 2050m C. 2500m D. 20500m Câu 7: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo. Chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét sau. A. Lực mà ngón tay cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón tay cái là hai lưc cân bằng. B. Hai lực do hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng. C. Lực mà ngón tay trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón tay trỏ là hai lực cân bằng. D. Các câu trả lời A, B đúng
  2. Câu 8: Để kéo một cỗ máy bơm lên sàn ôtô bằng một mặt phẳng nghiêng ta phải dùng lực F1. Nếu giữ nguyên độ cao nhưng tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng ta phải dùng một lực F2. So với lực F1 thì lực F2 : A. bằng F1 B. bằng 2F1 C. lớn hơn F1 D. nhỏ hơn F1 B. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: Thế nào là giới hạn đo của thước? Thế nào là độ chia nhỏ nhất của thước? (1.5 điểm) Câu 2: Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực? Đơn vị và kí hiệu của trọng lực? (1.5 điểm) Câu 3: Hãy quan sát chuyển động của quả táo rụng và cho biết: a) Chuyển động của quả táo biến đổi như thế nào? (0,.75 điểm) b) Nguyên nhân của hiện tượng trên. (0,.75 điểm) Câu 4 : Vì sao đường lên đỉnh núi lại phải ngoằn nghèo quanh sườn núi? ( 1.5 điểm) Hết
  3. Hướng dẫn chấm và biểu điểm A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. 4đ (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5đ) Đáp án: 1/C 2/C 3/A 4/A 5/D 6/B 7/B 8/D B. PHẦN TỰ LUẬN. 6đ Câu Đáp án Biểu điểm hỏi - GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. 0.75đ - ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước 0.75đ Câu 1 - Trọng lực là lực hút của Trái Đất 0,5đ - Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất (từ trên 0,5đ xuống dưới) Câu 2 - Đơn vị là Niuton. Kí hiệu: N 0,5đ a) Quả táo chuyển động nhanh dần theo phương thẳng đứng. Hướng chuyển 0.75đ động của quả táo là từ trên xuống và không thay đổi nhưng nó chuyển động Câu 3 nhanh dần. Vậy quả táo đã biến đổi chuyển động. b) Sở dĩ như vậy vì quả táo chịu tác dụng lực hút của Trái đất. 0,75đ Làm đường ngoằn ngoèo quanh sườn núi nhằm mục đích tăng chiều dài để giảm độ nghiêng của đường. Nhờ vậy khi trèo lên đỉnh rốc thì lực nâng cơ thể người 1.5đ nhỏ hơn khi trèo thẳng lên đỉnh rốc làm người trèo đỡ mệt hơn. Câu 4