Đề cương môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II

docx 12 trang nhatle22 6070
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_ii.docx

Nội dung text: Đề cương môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II

  1. 1 ĐỀ CƯƠNG VẬT LÍ 6 KỲ II THEO ĐỀ PGD Câu 1. Có mấy loại ròng rọc? Tác dụng của từng loại ròng rọc đó? - Có hai loại ròng rọc là ròng rọc cố định và ròng rọc động. - Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. - Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật Câu 2. Nêu tác dụng của “ròng rọc động” khi đưa một vật nặng lên cao? Tìm một ví dụ thực tế về sử dụng ròng rọc? + Tác dụng của “ròng rọc động” khi đưa một vật nặng lên cao: giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. + Ví dụ thực tế về sử dụng ròng rọc: người thợ xây sử dụng ròng rọc để đưa xi măng, sắt thép, cát, gạch lên cao để xây nhà cao tầng. Câu 3 a) Sử dụng ròng rọc động có gì lợi hơn so với ròng rọc cố định? Dùng ròng rọc động làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. Dùng ròng rọc cố định không có lợi về lực, chỉ làm đổi hướng lực kéo vật. b) Một người thợ xây dựng có sức kéo tối đa là 500N. Hỏi anh ấy sử dụng ròng rọc động hay ròng rọc cố định thì đưa bao xi măng nặng 50kg lên cao dễ dàng hơn? Trọng lượng bao xi măng là P=10m = 50.10 = 500N. Người thợ dùng ròng rọc động đưa bao xi măng lên cao dễ hơn vì chỉ phải dùng lực kéo nhỏ hơn 500N. Dùng ròng rọc cố định thì không được lợi về lực. Câu 4. a) Nêu các máy cơ đơn giản thường gặp? Cho ví dụ từng loại máy? Công dụng máy cơ đơn giản? - Có ba loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. - Mặt phẳng nghiêng: Tấm ván dày đặt nghiêng so với mặt nằm ngang, dốc núi, dốc cầu, - Đòn bẩy: Búa nhổ đinh, kéo cắt giấy, - Ròng rọc: Cần cẩu ở công trường xây dựng, ròng rọc kéo gầu nước giếng, - Công dụng: Giúp con người thực hiện các công việc dễ dàng hơn. b) Để kéo một thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà người ta thường dùng loại máy cơ đơn giản nào? Sử dụng ròng rọc. c) Quan sát hình vẽ bên. Em hãy cho biết: hình nào minh họa ròng rọc động, hình nào minh họa ròng rọc cố định? Hình a là ròng rọc cố định. Hình b là ròng rọc động.
  2. 2 Câu 5. a) Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. - Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ b) Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí của một chất gọi là gì? Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng của một chất gọi là gì? + Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí của một chất gọi là sự bay hơi + Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng của một chất gọi là sự ngưng tụ c) Nêu hai đặc điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ? - Sự bay hơi: + Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. + Khi nhiệt độ tăng thì sự bay hơi xảy ra nhanh hơn. - Sự ngưng tụ: + Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ + Khi nhiệt độ giảm thì sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn d) Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc những yếu tố: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng. e) Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi tăng hay giảm nhiệt độ? - Khi nhiệt độ giảm thì sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn Câu 6 . Tại sao? c) Khi vào mùa xuân tiết trời ẩm ướt (còn gọi là nồm) tại sao chúng ta càng mở cửa, nền nhà càng ướt? Khi trời nồm thì trong không khí chứa rất nhiều hơi nước, càng mở cửa thì không khí vào nhà càng nhiều, mang theo lượng hơi nước càng nhiều, nền nhà càng ướt. d) Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc thì sương mù lại tan? + Sương mù thường có vào mùa lạnh do không khí gặp lạnh ngưng tụ thành hơi nước + Khi Mặt Trời mọc thì sương mù lại tan vì khi đó nhiệt độ tăng lên, sương mù dạng hơi nước có sự bay hơi. Sự sôi 1. Các đặc điểm của sự sôi: – Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. VD: Nước sôi ở 1000C; Rượu sôi ở 800C; Đồng 25800C 2. Lưu ý: - Ở nhiệt độ sôi chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng vừa bay hơi trên mặt thoáng - Nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng chất lỏng. Áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.
  3. 3 3. Ứng dụng - Nồi áp suất là một chiếc nồi kín nên khi đun nước trong nồi áp suất, nhiệt độ sôi có thể lên đến khoảng 1200C. Do nhiệt độ sôi trong nồi áp suất cao hơn so với các nồi thông thường khác nên thực phẩm nấu trong nồi áp suất sẽ mau chín và nhừ hơn. - Khi nước sôi, hơi nước sinh ra có thể tạo ra những lực đẩy khá lớn. Một số chiếc ấm đun nước trong gia đình hiện nay thường có gắn một chiếc còi ở miệng hoặc nắp ấm. Khi nước sôi, hơi nước đi vào còi khiến còi phát ra âm thanh, báo hiệu nước đã sôi. Câu 7. a) Nêu kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của mỗi chất sau: chất rắn, chất lỏng, chất khí. - Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. + Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. + Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. + Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. - Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. + Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Câu 8. - Các chất rắn, lỏng, khí nở vì nhiệt như thế nào? - So sánh sự dãn nở vì nhiệt của các chất trên? (Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?) - Các chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. Câu 9. a) So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? - So sánh sự nở vì nhiệt của không khí, hơi nước, oxi? - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn - Không khí, hơi nước, oxi nở vì nhiệt giống nhau. Câu 10. Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm? - Thể tích của hầu hết các chất tăng khi nhiệt độ tăng và giảm khi nhiệt độ giảm
  4. 4 Câu 11. a) Thể tích của không khí khi lạnh đi thì thay đổi như thế nào? Thể tích của sắt khi nóng lên thì thay đổi như thế nào? + Không khí khi lạnh đi thì thể tích giảm xuống. Sắt khi nóng lên thì thể tích tăng lên. b) So sánh sự nở vì nhiệt của không khí và của sắt? + So sánh sự nở vì nhiệt của không khí và của rượu: Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn hay không khí nở vì nhiệt nhiều hơn sắt. Câu 12. a) Khi quả bóng bàn bị bẹp, làm thế nào để quả bóng phồng lên. Giải thích tại sao? (Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?) Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ. b) Tại sao chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray trên đường tàu hỏa người ta không đặt thật sát nhau mà để lại một khe hở nhỏ? Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray trên đường tàu hỏa người ta không đặt thật sát nhau mà để lại một khe hở nhỏ, người ta phải làm như thế vì: + Khi trời nóng, các thanh ray nở ra vì nhiệt gây ra lực rất lớn, để khe hở nhỏ giữa hai thanh ray giúp tránh hư hại cho thanh ray và các bộ phận khác trên đường tàu. c) Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh định dùng nước đá và nước nóng để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào? + Cho nước đá vào trong cốc bên trong, nhúng cốc bên ngoài vào nước nóng. Nước đá lạnh làm cốc bên trong co lại, nước nóng làm cốc bên ngoài nở ra, khi đó ta tách hai cốc ra dễ dàng hơn. d) Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. e) Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nắp lại ngay thì nút hay bị bật ra vì khi đó không khí bên ngoài tràn vào khoảng trống trong phích nước, nước nóng làm không khí nóng lên nở ra, đẩy nút bật ra. Để tránh hiện tượng này, sau khi rót nước nóng ra khỏi phích, ta đợi khoảng 5 đến 10 giây sau mới đậy nắp. Trong khoảng thời gian đó, không khí ở khoảng trống trong phích đa nóng lên nở ra rồi. f) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng? Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở. Khi đó lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
  5. 5 f) Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn? Câu 13. a) Băng kép là gì? - Băng kép là 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau theo chiều dài. b) Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh thì có hiện tượng gì? Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh thì đều cong lại. c) Nêu ứng dụng của băng kép trong thực tế và trong cuộc sống? Dựa vào sự nở vì nhiệt của chất rắn (các chất rắn khác nhau, có sự nở vì nhiệt khác nhau). Người ta ứng dụng tính chất của băng kép vào việc đóng, ngắt tự động mạch điện Câu 14. Dùng dụng cụ gì để biết chính xác một người có bị sốt hay không? Dụng cụ đó dựa trên tác dụng gì của nhiệt? Một người có nhiệt độ cơ thể là 38,5 0 thì người đó có bị sốt hay không? Tại sao? + Khi người đó thấy mệt, để biết chính xác một người có bị sốt hay không ta dùng nhiệt kế y tế. + Nhiệt kế y tế hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của chất lỏng (thủy ngân). + Đo nhiệt độ cơ thể một người được 38,5 0 thì người đó đang bị sốt. Vì một người bình thường có thân nhiệt khoảng 37 0C, nếu thân nhiệt dưới 36 0C hoặc trên 380C thì người đó đang bị sốt. Câu 15. Nhiệt kế: a) Tác dụng của nhiệt kế: Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ. b) Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất. c) Các loại nhiệt kế - Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển. - Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm. - Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của cơ thể người Câu 16. Để đo nhiệt độ, người ta dùng dụng cụ nào? Dụng cụ đó hoạt động dựa vào hiện tượng vật lí nào? - Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế. - Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
  6. 6 Câu 17. Người mẹ khi dùng tay đặt lên trán em bé thấy hơi nóng thì cho rằng em bé bị sốt. Theo em, khẳng định của người mẹ có chính xác không? Vì sao? Em hãy đưa ra cách kiểm tra giúp xem em bé có bị sốt hay không (nếu không đồng ý với khẳng định của người mẹ). Người mẹ khi dùng tay đặt lên trán em bé thấy hơi nóng thì cho rằng em bé bị sốt. Khẳng định của người mẹ có thể không chính xác vì: + Có thể tay người mẹ nóng hơn do vừa làm việc gì đó + Có thể em bé vừa vận động nhiều nên toàn thân hơi nóng. Muốn biết em bé có bị sốt không ta sử dụng nhiệt kế y tế để kiểm tra thân nhiệt của em bé cho chính xác. Câu 18. a) Hãy cho biết sự nóng chảy và sự đông đặc là gì? Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật như thế nào? - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. - Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi. b) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? - Đồng nóng chảy: từ thể rắn chuyển sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc. - Đồng lỏng đông đặc: từ thể lỏng sang thể rắn,khi nguội trong khuôn đúc Câu 19.Trong việc đúc tượng đồng, có những sự chuyển thể nào của đồng? - Trong việc đúc tượng đồng. + Quá trình nung nóng chảy đồng rồi đổ vào khuôn là có sự chuyển hóa từ thể rắn sang thể lỏng + Quá trình đồng trong khuôn nguội là có sự chuyển hóa từ thể lỏng sang thể rắn. Câu 20.Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun? Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi khi ta vẫn tiếp tục đun. Câu 21. Có một hỗn hợp vàng, bạc, chì. Em hãy nêu phương án để tách riêng các kim loại đó? Cho biết nhiệt độ nóng chảy của vàng, bạc và chì lần lượt là: 10640C; 9600C; 3270C. Đáp án: - Đun nóng liên tục hỗn hợp, khi đến 327 0C, chì nóng chảy, thu được chì nguyên chất (thể lỏng). -Tiếp tục đun đến 9600C, bạc nóng chảy, thu được bạc nguyên chất (thể lỏng) - Sau khi thu được chì và bạc thì khối kim loại còn sót lại chính là vàng, không cần đun đến 10640C để lấy vàng lỏng.
  7. 7 Câu 22. Đường biễu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của nước đá cho ở hình dưới đây. Hỏi: 0 a) Nước đá nóng chảy ở C Nhiệt độ (oC) nhiệt độ nào? Nước sôi ở C D nhiệt độ nào? 100 b) Đoạn AB, CD ứng với 80 quá trình nào? Nhiệt độ của nước trong thời gian này như 60 thế nào? 40 c) Từ phút thứ 5 đến 20 A B Thời gian phút 15 nước tồn tại ở thể 0 (phút) phut nào? -20 0 5 10 15 20 25 Đáp án: - Nhiệt độ nóng chảy của nước đá: 00C - Nhiệt độ sôi của nước: 1000C b) - Đoạn AB ứng với quá trình nóng chảy của nước đá - Đoạn CD ứng với quá trình sôi của nước - Nhiệt độ của nước trong thời gian này không thay đổi c) Từ phút thứ 5 đến phút 15 nước tồn tại ở thể lỏng Câu 23. Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của nước đá. Hỏi: a) Trong 2 phút đầu, dạng của đường biểu diễn có đặc điểm gì? Trong thời gian này nước tồn tại ở thể nào? b) Từ phút thứ 2 đến phút thứ 8, dạng của đường biểu diễn có đặc điểm gì? Trong thời gian này nước tồn tại ở thể nào? c) Từ phút thứ 8 đến phút thứ 14, dạng của đường biểu diễn có đặc điểm gì? Trong thời gian này nước tồn tại ở thể nào? Đáp án: a) Trong 2 phút đầu: Dạng của đường biểu diễn có đặc điểm đi lên. Nước đang ở thể rắn; Nước đá nóng dần lên. b) Từ phút thứ 2 đến phút thứ 8: Dạng của đường biểu diễn có đặc điểm nằm ngang. Thể hiện Nước đá nóng chảy dần thành nước. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của nước đá không thay đổi. - Từ phút thứ 2 đến phút thứ 8: Nước tồn tại ở thể rắn, lỏng và hơi. c) Từ phút thứ 8 đến phút thứ 14: Dạng của đường biểu diễn có đặc điểm đi lên. Nước nóng dần lên. Nước tồn tại ở thể lỏng và hơi.
  8. 8 Câu 24.Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun. Hỏi: a) Nước ở thể nào trong khoảng thời gian từ phút thứ 0 đến phút thứ 5? Từ phút thứ 10 đến phút thứ 25? b) Nước ở những thể nào trong khoảng thời gian từ phút thứ 5 đến phút thứ 10? Từ phút thứ 25 đến phút thứ 30? Đáp án: a) Nhìn vào biểu đồ ta thấy, nước ở thể rắn (nước đá) trong khoảng thời gian từ phút thứ 0 đến phút thứ 5 Nước ở thể lỏng trong khoảng thời gian từ phút thứ 10 đến phút thứ 25 b) Nước ở hai thể rắn và lỏng trong khoảng thời gian từ phút thứ 5 đến phút thứ 10 Nước ở hai thể lỏng và khí trong khoảng thời gian từ phút thứ 25 đến phút thứ 30. BÀI TẬP VÀ ĐỀ THAM KHẢO