Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thái Thụy

doc 2 trang nhatle22 2430
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thái Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ly_lop_6_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_2018_phong_gi.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Phòng Giáo dục và đào tạo Thái Thụy

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 THÁI THỤY Môn: Vật lý 6 (Thời gian làm bài 45 phút) Phần I - Trắc nghiệm (2,5 điểm). Chọn phương án trả lời cho mỗi câu hỏi sau: 1. Trong các máy cơ đơn giản sau đây, máy nào chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực? A. Ròng rọc cố định B. Ròng rọc động C. Mặt phẳng nghiêng D. Đòn bẩy 2. Một người dùng lực 500N để đưa một vật nặng 120kg từ mặt đất lên xe tải bằng một mặt phẳng nghiêng. Nếu dùng mặt phẳng nghiêng dài hơn thì người đó sẽ dùng lực nào trong các lực sau đây? A. F = 1200N; B. F > 500N; C. F < 500N; D. F = 500N 3. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực đàn hồi? A. Quả bóng cao su nổi trên mặt nước B. Một thanh thép đang bị uốn cong. C. Lò xo để tự nhiên D. Tờ giấy bị gấp đôi. 4. Để đưa một vật nặng 100kg trực tiếp lên theo phương thẳng đứng, phải cần một lực kéo ít nhất bằng bao nhiêu? A. 100N; B. 200N; C. 500N; D. 1000N 5. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài của một chiếc bảng đen. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách nào ghi đúng? A. 2 000mm; B. 200cm; C. 20dm; D. 2m 6. Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 15cm3, bình chia độ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 10ml B. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml C. Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 5ml D. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml 7. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới được gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài 11,5cm. Khi không treo quả cân nào thì lò xo có độ dài là: A. 10cm; B. 10,5cm; C. 11cm; D. 11,5cm 8. Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất? A. Khối đồng; B. Khối sắt; C. Khối nhôm; D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau. 9. Trên vỏ một hộp sữa có ghi 500g. Số liệu đó chỉ: A. Thể tích của cả hộp sữa B. Thể tích của sữa trong hộp C. Khối lượng của sữa trong hộp D. Khổi lượng của cả hộp sữa 10. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm 3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây: A. V = 20,2cm3 ; B. V = 20,5cm3 ; C.V = 20,50cm3 ; D. V = 20cm3 ; Phần II - Tự luận (7,5 điểm) Bài 1(2điểm). Một bình tràn có thể tích chứa được nhiều nhất là 100cm 3 nước, đang đựng 60cm 3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm 3. Tính thể tích của vật rắn đó. Bài 2 (2điểm). Một vật có khối lượng 500g treo trên một sợi dây đứng yên. a) Giải thích vì sao vật đứng yên? b) Cắt sợi dây vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động? Bài 3 (2,5điểm). Biết 10dm3 cát có khối lượng 15kg. a) Tính thể tích của 1 tấn cát. b) Tính trọng lượng của một đống cát 2m3. Bài 4 (1điểm). Biết 1 lít dầu hỏa có khối lượng 800g. Tính khối lượng của 0,5m3 dầu hỏa?
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÝ I Môn Vật lý 6 Phần I - Trắc nghiệm (2,5 điểm). Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C B D A D B D C B Phần II - Tự luận (7,5 điểm) Bài Nội dung Điểm 3 - Thể tích nước dâng lên trong bình tràn: V1 = 100-60 = 40 (cm ) 0,5 đ Bài 1 3 - Thể tích của nước tràn ra ngoài: V2 = 30 cm (2 điểm) 3 - Thể tích của vật rắn: V = V1 + V2 = 40 + 30 = 70 (cm ) 1,5đ a) Vật đứng yên vì khi treo vật vào dây vật chịu tác dụng của hai lực. Trọng lực của vật và lực căng của dây tác dụng lên vật, hai lực này là Bài 2 cặp lực cân bằng. 1,0đ (2 điểm) b) Khi cắt sợi dây vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực vì vậy vật rơi xuống, vật đang đứng yên lại chuyển động vì có lực tác dụng lên vật. 1,0đ a) Theo đề bài ta có: 15 kg cát có thể tích là 10dm3 Vậy 1 tấn cát (1000kg) có thể tích là: V = (10 x 1000) : 15 = 666,7 (dm3) 1,0đ Bài 3 b) 2m3 = 2000 dm3 (2,5 điểm) 10 dm3 cát có khối lượng 15 kg hay 1dm3 cát có khối lượng 1,5 kg 2000 dm3 cát có khối lượng là: m = 2000 x 1,5 = 3000 (kg) 0,5đ Trọng lượng của đống cát 2m3 là: P = 10m = 10 x 3000 = 30 000 (N) 1,0đ -Ta có 1lit = 1dm3 dầu hỏa có khối lượng 800g 0,5đ Bài 4 -Vậy 0,5m3 = 500dm3 dầu hỏa có khối lượng: (1 điểm) m = 500 x 800 = 400 000 (g) = 400 (kg) 0,5đ