Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 3 trang nhatle22 4131
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Năm học : 2017 - 2018 MÔN: VẬT LÝ 6 A. Lý thuyết: Câu 1: Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí? So sánh sự nở vì nhiệt của các chất đó? Câu 2: Kể tên và công dụng của một số nhiệt kế thường gặp? Câu 3: Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc. Cho ví dụ. Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc. Câu 4: Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? Cho ví dụ. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 5: Nêu đặc điểm của sự sôi? B. Bài tập: Dạng 1: Bài tập giải thích hiện tượng. Câu 1: Tại sao khi đun nước ta không đổ nước thật đầy ấm? Câu 2: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ? Câu 3: Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá? Câu 4: Để làm muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch muối? Tại sao? Câu 5: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm? Câu 6: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan? Dạng 2: Cho đường biểu diễn nhận xét sự thay đổi nhiệt độ, thể, thời gian, Hình vẽ bên là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt Nhiêt dô độ theo thời gian của nước đá lấy ra từ tủ lạnh. Hãy 8 quan sát và trả lời các câu hỏi dưới đây. 6 a. Ở nhiệt độ nào thì nước đá bắt đầu nóng 4 chảy? 2 b. Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài bao 0 nhiêu phút? -2 Thòi gian c. Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong -4 0 1 2 3 4 5 6 7 (phút) khoảng thời gian nào? d. Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 nước đá tồn tại ở thể nào? Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Dương Thùy Linh
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ CƯƠNG Năm học : 2017 - 2018 ÔN TẬP HKII MÔN: VẬT LÝ 6 A. Lý thuyết: Câu 1: - Các kết luận: + Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. + Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. + Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. - So sánh sự nở vì nhiệt của các chất: Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Câu 2: Có 3 loại nhiệt kế thường dùng: - Nhiệt kế y tế: đo nhiệt độ cơ thể người - Nhiệt kế rượu: đo nhiệt độ khí quyển - Nhiệt kế thủy ngân: đo nhiệt độ các thí nghiệm Câu 3: - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc - Đặc điểm: + Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. + Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc, nhiệt độ của các vật không thay đổi Câu 4: - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. - Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. - Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Câu 5: Đặc điểm sự sôi: - Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định, gọi là sự sôi. - Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi. B. Bài tập: Dạng 1: Bài tập giải thích hiện tượng. Câu 1: Khi đun nước ta không đổ nước thật đầy ấm vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra, thể tích tăng lên, nước dâng lên và tràn ra ngoài. Câu 2: Quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ vì khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
  3. Câu 3: Khi trồng chuối, trồng mía, người ta phải phạt bớt lá để giảm diện tích tiếp xúc giữa cây và môi trường, nhờ đó giảm bớt sự bay hơi làm cây ít bị mất nước. Câu 4: Để nhanh thu hoạch được muối thì tốc độ bay hơi của nước phải nhanh, muốn như thế thì nhiệt độ ngoài trời phải cao và có gió nhiều. Như vậy, khi trời có nắng nhiều và có gió nhiều thì nhanh thu hoạch được muối. Câu 5: Có sự taọ thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm vì hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá cây. Câu 6: Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi Mặt Trời mọc thì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi nhanh nên sương mù tan. Dạng 2: Cho đường biểu diễn nhận xét sự thay đổi nhiệt độ, thể, thời gian, a. Ở nhiệt độ 0oC thì nước đá bắt đầu nóng chảy. Nhiêt dô b. Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài 8 trong 3 phút ( từ phút thứ 1 đến phút thứ 4) 6 c. Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong 4 khoảng thời gian từ phút thứ 0 đến phút thứ 1. 2 d. Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 nước đá tồn tại ở 0 thể lỏng. -2 Thòi gian -4 0 1 2 3 4 5 6 7 (phút) Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Dương Thùy Linh