Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 6 - Học kì II - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

docx 4 trang nhatle22 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 6 - Học kì II - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_khoi_6_hoc_ki_ii_nam_hoc_2020_2021_ba.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 6 - Học kì II - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN VẬT LÍ 6 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên chủ đề Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Nhận biết được các 2. Mô tả được hiện tượng 1. Sự nở chất lỏng khác nhau nở vì nở vì nhiệt của các chất vì nhiệt nhiệt khác nhau. rắn. Số câu 1(C1.1) 1(C2.2) 2 Số điểm 0,5 0,5 1,0 2. Nhiệt 3. Nhận biết được một số 4. Mô tả được nguyên tắc kế- Thang nhiệt độ thường gặp theo cấu tạo và cách chia độ của nhiệt độ thang nhiệt độ Xenxiut. nhiệt kế dùng chất lỏng. Số câu 1(C3.10) 1(C4.3) 1(C4.2) 3 Số điểm 0,5 0,5 1,0 2,0 3. Sự chuyển 5. Nêu được đặc điểm về 9. Mô tả được quá trình 11. Vận dụng được thể nhiệt độ trong quá trình chuyển thể trong sự bay kiến thức về các quá nóng chảy của chất rắn. hơi của chất lỏng. trình chuyển thể để giải 6. Nêu được đặc điểm về 10. Mô tả được sự sôi. thích một số hiện tượng nhiệt độ của quá trình nóng thực tế có liên quan. chảy. 12. Dựa vào bảng số 7. Nêu được đặc điểm về liệu đã cho, vẽ được nhiệt độ của quá trình đường biểu diễn sự đông đặc. thay đổi nhiệt độ trong 8. Nêu được đặc điểm về quá trình nóng chảy nhiệt độ sôi. của chất rắn. Số câu 3(C6.6; 1(C5.1) 2(C9.5; 1(C11.7) 1(C12.3) 8 C7.4; C8.8) C10.9) Số điểm 1,5 2,5 1,0 0,5 1,5 7,0 Tổng số câu 6 5 2 13 TS điểm 5,0 3,0 2,0 10 Tỉ lệ % 50% 30% 20% 100
  2. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2020 – 2021 Môn: Vật lí 6 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Em hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi kết quả vào giấy bài làm. Ví dụ: Câu 1 chọn ý B đúng thì ghi 1B, câu 2 chọn ý C đúng thì ghi 2C Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm. 3 Câu 1: Bảng 1 cho biết độ tăng thể tích của 1 000 cm3 Rượu 58 cm o một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50 C. Khi nhúng Dầu hoả 55 cm3 ba bình thủy tinh giống nhau chứa ba chất trên trong cùng một chậu nước nóng bình nào mực chất lỏng thấp nhất? Thuỷ ngân 9 cm3 A. Bình rượu. Bảng 1 B. Bình dầu hỏa. C. Bình thủy ngân. D. Mực chất lỏng ở ba bình bằng nhau. Câu 2: Khi nung nóng vòng kim loại vẽ ở hình 1 thì A. bán kính R1 tăng, bán kính R2 giảm. B. bán kính R1 giảm, bán kính R2 tăng. C. chiều dày của vòng kim loại giảm. D. cả R1, R2 và d đều tăng. Câu 3: Nhiệt kế là dụng cụ được dùng để đo đại lượng vật lí nào? A. Khối lượng. B. Trọng lượng. C. Thể tích. D. Nhiệt độ. Hình 1 Câu 4:Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc? A. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. B. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc. C. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc. D. Tùy mỗi chất không thể so sánh. Câu 5: Phát biểu nào sau đây không chính xác khi nói về sự bay hơi của chất lỏng? A. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. B. Tốc độ bay hơi phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường. C. Chất lỏng càng ít tốc độ bay hơi càng chậm. D. Sự bay hơi chỉ diễn ra trên mặt thoáng chất lỏng. Câu 6: Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nó như thế nào? A. Không đổi . B. Không ngừng tăng. C. Không ngừng giảm. D. Mới đầu tăng, sau đó giảm. Câu 7: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc tượng đồng? A. Nóng chảy và bay hơi. B. Nóng chảy và đông đặc. C. Bay hơi và đông đặc. D. Bay hơi và ngưng tụ. Câu 8: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào là của sự sôi? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng. C. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng chất lỏng. D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định. Câu 9:Nước bắt đầu sôi khi nào? A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình. B. Các bọt khí từ đáy bình nổi lên. C. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng. D. Các bọt khí càng nổi lên càng to ra.
  3. Câu 10: Theo thang nhiệt độ Xen – xi –út nhiệt độ cơ thể người bình thường là bao nhiêu? A. 350C. B. 370C. C. 420C. D. 500C. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (2,5 điểm): Thế nào là sự nóng chảy? Nêu đặc điểm về nhiệt độ của quá trình nóng chảy? Câu 2 (1,0 điểm): Mô tả nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng. Câu 3 (1,5 điểm):Người ta theo dõi nhiệt độ của một chất và ghi lại bẳng số liệu sau: Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 -10 -5 0 0 0 10 20 25 30 Nhiệt độ (0C) a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của chất đó. b. Đường biểu diễn mô tả quá trình gì của chất? Đó là chất gì? HẾT
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: 5 điểm Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 C D D A C A B D C B II. PHẦN TỰ LUẬN: 5 điểm Câu 1: (2,5 điểm) - Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng (1,0 điểm) - Đặc điểm về nhiệt độ của quá trình nóng chảy: + Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. (0,5 điểm) + Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. (0,5 điểm) + Trong suốt quá trình nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. (0,5 điểm) Câu 2: (1,0 điểm) - Nhiệt kế cấu tạo gồm: bầu đựng chất lỏng, ống quản (ống dẫn) và bảng chia độ. (0,5 điểm) - Nhiệt kế chất lỏng hoạt động dựa vào sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. (0,5 điểm) Câu 3: (1,5 điểm) -Vẽ đúng đường biểu diễn (1,0 điểm) - Đây là quá trình nóng chảy của nước đá. (0,5 điểm)