Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 6 - Học kì II - Năm học 2016-2017

doc 6 trang nhatle22 3260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 6 - Học kì II - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_khoi_6_hoc_ki_ii_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 6 - Học kì II - Năm học 2016-2017

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÝ 6 - HỌC KỲ II Cấp Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng độ Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNK TL TNK TL TNK TL Tên Q Q Q Chủ đề Ròng rọc. Hiểu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo và đổi hướng lực. Số câu 2 2 Số điểm 1 1 Sự nở vì Biết được sự nở Nắm được Vận dụng Vận dụng nhiệt. vì nhiệt của chất một số hiện kiến thức vào kiến thức vào rắn, lỏng, khí. tượng nở vì để giải thích để giải thích nhiệt của các một số hiện một số hiện chất rắn, lỏng tượng trong tượng trong khí thực tế. thực tế. Số câu 3 1 4 2 1 11 Số điểm 1,5 1 2 2 1 7,5 Nhiệt kế, - Biết được nhiệt giai nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ. - Biết được thang đo nhiệt độ xen-xi-ut. - Biết được nguyên tắc hoạt
  2. động của nhiệt kế là sự nở vì nhiệt của các chất. - Biết được nhiệt độ cao nhất trên nhiệt kế y tế. Số câu 3 3 Số điểm 1,5 1,5 Tổng số 7 6 2 1 16 câu 4 3 2 1 10 Tổng số điểm
  3. BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT - HKII Lớp: 6/ MÔN: VẬT LÝ 6 Họ và tên: Năm học: 2016 - 2017 ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 điểm) I. Khoanh tròn trước đáp án đúng nhất ( 4,0 điểm) Câu 1: Người ta sử dụng ròng rọc động trong công việc nào dưới đây : A. Dắt xe máy lên bậc thềm nhà. B. Dịch chuyển tảng đá đi nơi khác. C. Kéo thùng nước từ dưới giếng lên. D. Đưa những vật nặng lên nóc nhà cao tầng. Câu 2: Câu nói nào đúng về ròng rọc cố định: A. Chỉ có tác dụng đổi hướng lực kéo. B. Chỉ có tác dụng thay đổi độ lớn của lực kéo. C. Thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo. D. Không làm thay đổi yếu tố nào của lực kéo. Câu 3: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng ? A. Rắn, lỏng, khí. B. Lỏng, khí, rắn. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 4: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là: A. 370C. B. 350C. C. 1000C. D. 420C. Câu 5: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray ? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. Vì khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể dài ra. D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.
  4. Câu 6: Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là: A. Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên. B. Các rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Câu 7: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Thể tích của chất lỏng tăng. C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. D. Trọng lượng của chất lỏng tăng. Câu 8: Các tấm lợp mái nhà thường có dạng lượn sóng vì : A. Để khi co dãn vì nhiệt, mái nhà không bị hỏng. B. Để trang trí. C. Để ít tốn nguyên liệu. D. Để dễ lợp. II. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống (1,0 điểm) 273 oC chất lỏng 100oC nhiệt kế chất rắn nhiệt giai các chất 0oC Câu 9: Trong nhiệt giai Xen-xi-ut, nhiệt độ nước đá đang tan là ., của hơi nước đang sôi là Câu 10: Để đo nhiệt độ, người ta dùng Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của III. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào chỗ trống dưới đây. (1,0 điểm) Câu Nội dung Đ/S 11 Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất nhỏ. 12 Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. B. TỰ LUẬN ( 4,0 điểm) Câu 13: (1,0 điểm) Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí ? Câu 14: (1,0 điểm) Em hãy giải thích tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm ? Câu 15: (1,0 điểm) Người ta đã chứng minh rằng chiều cao của tháp Ép-phen bằng thép ở Pháp vào mùa hè cao hơn mùa đông 10cm. Hãy giải thích vì sao ?
  5. Câu 16: (1,0 điểm) Một bình đun nước có thể tích 200 lít ở 20 oC. Khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 80oC thì một lít nước nở thêm 27cm 3. Hãy tính thể tích của nước trong bình khi nhiệt độ lên đến 80oC ?
  6. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Đáp án Thang điểm I. Khoanh tròn trước đáp án đúng nhất Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Mỗi ý đúng được 0,5đ Đ/A B A C D C D B A II. Điền từ Mỗi từ đúng được 0,25đ 9. 0oC - 100oC 10. nhiệt kế - các chất III. Đúng – Sai Mỗi ý đúng được 0,5đ 11. S 12. Đ B. Tự luận Câu 13. Mỗi ý đúng được 0,5đ - Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi - Các chất khí khác nhau thì sự nở vì nhiệt giống nhau. Câu 14. Giải thích được hiện tượng thì đạt điểm tối đa 1đ Câu 15. Giải thích được hiện tượng thì đạt điểm tối đa 1đ Câu 16: 200 lít nước nở thêm: 200 x 27 = 5400 (cm3) = 5,4 0,5đ lít Thể tích nước trong bình khi nhiệt độ lên đến 80oC là : 200 0,5đ + 5,4 = 205,4 lít.