Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Mỹ Trung
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_truong_thcs_my_trung.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Mỹ Trung
- PHÒNG GD&ĐT MỸ LỘC ĐỀ KIỂM TRA LỚP 9 TRƯỜNG THCS MỸ TRUNG MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS MỸ TRUNG – MỸ LỘC Địa chỉ mail của nhà trường: thcsmytrungvip@gmail.com TT Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail 1 Trần Thị Thu 1980 Giáo viên 01232811880 thuhang270880@gmail.com Hằng 2 Nguyễn Thị 1978 Giáo viên 0913058840 nguyenhai458@gmail.com Minh Hải B. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHỦ ĐỀ: Con người, dân số và môi trường - 10 câu hỏi ở mức độ nhận biết (8TN+2TL). - 10 câu ở mức độ thông hiểu (8TN+2TL). - 6 câu ở mức độ vận dụng thấp (5TN+1TL). - 4 câu mức độ vận dụng cao (3TN+1TL). (Hệ thống câu hỏi gồm cả lý thuyết, bài tập, cả thực hành, cả tự luận và trắc nghiệm, có đáp án kèm theo). I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Xã hội loài người trải qua các giai đoạn phát triển theo thứ tự là A. thời kỳ nguyên thủy, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp. B. xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp, thời kỳ nguyên thủy. C. thời kỳ nguyên thủy, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp. D. xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp, thời kỳ nguyên thủy. Câu 2. Cách sống cơ bản của con người trong thời kỳ nguyên thủy là A. nuôi động vật và hái lượm. B. săn bắt động vật và hái lượm. C. đốt rừng và chăn thả gia súc D. khai thác khoáng sản và đốt rừng. Câu 3: Hoạt động của con người không ảnh hưởng đến môi trường là A. hái lượm . B. săn bắn quá mức . C. chiến tranh . D. đốt rừng. Câu 4 : Con người bắt đầu chăn thả gia súc và trồng trọt ở giai đoạn nào?
- A. thời kỳ nguyên thủy. B. xã hội công nghiệp. C.xã hội nông nghiệp . D.Cả A,B,C Câu 5: Tác động đáng kể nhất của con người đối với môi trường trong thời kỳ nguyên thủy là A. hái lượm cây rừng và săn bắt động vật. B. dùng lửa và gây cháy rừng. C. phá rừng để trồng cây lương thực. D. phá rừng lấy đất chăn nuôi gia súc. Câu 6: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng A. môi trường tự nhiên bị bẩn , xuất hiện sương mù và khói bụi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác. B. môi trường tự nhiên bị bẩn.Các tính chất vật lí thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác . C. Xuất hiện sương mù. Các tính chất vật lí , hoá học , sinh học thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác . D. môi trường tự nhiên bị bẩn .Các tính chất vật lí , hoá học , sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác . Câu 7: Nguyên nhân ô nhiễm không khí là do hoạt động nào? A. Săn bắt bừa bãi. B. Trồng nhiều cây xanh. C. Chặt cây. D. Đốt nhiên liệu. Câu 8 : Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do A. trồng nhiều cây xanh. B. nước thải được sử lý . C. xây nhà máy sử lý rác. D. thải phân, rác ra môi trường. THÔNG HIỂU Câu 1: Ở xã hội nông nghiệp hoạt động cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước tầng mặt nên A. đất bị khô cằn . B. đất giảm độ màu mở . C. xói mòn đất . D. đất khô cằn và suy giảm độ màu mở. Câu 2: Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là A. động vật mất nơi cư trú . B. môi trường bị ô nhiễm . C. mất cân bằng sinh thái . D. nhiều loài trở về trạng thái cân bằng .
- Câu 3: Người ăn gỏi cá ( thịt cá sống ) sẽ bị nhiễm bệnh A. sán lá gan . B. tả , lị . C. sốt rét. D. thương hàn. Câu 4: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật là A. làm nhà lưới để trồng rau sạch . B. phun thuốc bảo vệ thực vật liên tục . C. bón phân không đúng cách cho thực vật . D. sử dụng đúng cách thuốc bảo vệ thực vật . Câu 5:Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh là làm cho môi trường A. Hạn chế bụi và tiếng ồn B. Không ô nhiễm nguồn nước C. Xử lí chất thải nông nghiệp . D. Hạn chế bụi , điều hoà khí hậu . Câu 6: Môi trường bị ô nhiễm sinh học là điều kiện phát triển của sinh vật gây bệnh nào cho con người ? A. Sốt rét . B. Vàng da. C. Thương hàn . D. Parkingson Câu 7: Chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau: A. Trong xã hội công nghiệp cách sống cơ bản của con người là săn bắt và hái lượm . B. Con người bắt đầu biết dùng lửa ở xã hội nông nghiệp. C. Việc đốt và phá rừng bừa bãi của con người gây nhiều hậu quả xấu. D. Con người chế tạo máy hơi nước ở giai đoạnh xã hội nông nghiệp. Câu 8: yếu tố tác động làm suy giảm nguồn tài nguyên động vật và thực vật là A. sự sinh sản của cây rừng và thú rừng. B. sự gia tăng sinh sản ở người. C. sự gia tăng tốc độ sinh sản của sinh vật biển . D. sự gia tăng tốc độ sinh sản của sinh vật nước ngọt. VẬN DỤNG Câu 1: Điều sau đây không nên làm là A. sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. B. kiểm soát nước thải công nghiệp. C. dọn dẹp môi trường sạch sẽ. D. phá rừng làm nương rẫy. Câu 2: Suy giảm độ đa dạng của sinh học là nguyên nhân gây nên A. mất cân bằng sinh thái . B. làm suy giảm hệ sinh thái rừng . C. làm suy giảm tài nguyên sinh vật . D. làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật . Câu 3: Ở xã hội công nghiệp xuất hiện nhiều vùng trồng trọt lớn là do A. nền nông nghiệp cơ giới hoá .
- B. công nghiệp khai khoáng phát triển . C. chế tạo ra máy hơi nước . D. nền hoá chất phát triển . Câu 4: Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của A. sự phát triển của nền nông nghiệp . B. thời đại văn minh công nghiệp . C. sự phát triển đô thị . D. nền nông nghiệp cơ giới hoá . Câu 5: Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào ? A. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác . B. Biện pháp canh tác , bón phân hợp lý . C. Bón phân hợp lý, tăng cường tưới nước, biện pháp sinh học . D. Biện pháp sinh học , biện pháp canh tác , bón phân hợp lí . VẬN DỤNG CAO Câu 1: Để góp phần vào việc bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phải làm là A. tăng cường chặt ,đốn cây rừng và săn bắt thú. B. Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản. C. Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh. D. Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật. Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu gây mất cân bằng sinh thái là A. hoạt động của con người. B. hoạt động của sinh vật. C. hoạt động của núi lửa. D. Hoạt động của tự nhiên. Câu 3: Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Trồng nhiều cây xanh B. Xây dựng nhà máy sử lý rác. C. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý. D. Nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường. II. TỰ LUẬN CÂU HỎI Ở MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1: Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Câu 2:Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường CÂU HỎI Ở MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 1: Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người? Câu 2: Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường?
- CÂU HỎI Ở MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP Câu 1: Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả? CÂU HỎI Ở MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO Câu 1: Ở địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Theo em phải khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách nào? C. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CHẤM I/ TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp A B A C B D D D án THÔNG HIỂU Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp D C C D D A A A án VẬN DỤNG Câu 1 2 3 4 5 Đáp D A A B D án VẬN DỤNG CAO Câu 1 2 3 Đáp C A D án II/ TỰ LUẬN : NHẬN BIẾT Câu 1:Nhiều hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường: trong sinh hoạt hằng ngày, việc đốt cháy nguyên liệu trong các gia đình như đun than, củi,dầu mỏ,khí đốt,các chất thải trong sinh hoạt Việc phun thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu,diệt cỏ không đúng liều lượng và quy cách, rồi các chất độc hóa học do chiến tranh, các chất thải của các nhà máy, xí nghiệp,giao thông vận tải đã thải vào không khí nhiều loại khí độc như CO,CO2 Hậu quả của các hoạt động trên gây nên ô nhiễm môi trường, làm suy thoái hệ sinh thái, có hại đến sức khỏe của con người. Câu 2: Các biên pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
- - Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí: Lắp đặt các thiết bị lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi thải ra không khí; tăng cường việc xây dựng các công viên,vành đai xanh, phát triển công nghệ để sử dụng các nhiên liệu không gây khói bụi. - Các biện pháp ô nhiễm nguồn nước: Xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị,xây dựng hệ thống xử lí nước thải - Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật: Hạn chế phun,xử dụng thuốc bảo vệ thực vật,tăng cường các biện pháp cơ học,sinh học để tiêu diệt sâu hại. - Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ chất thải rắn:Cần quản lí chặt chẽ chất thải rắn,chú ý phát triển các biên pháp tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất THÔNG HIỂU Câu 1: Có rất nhiều hoạt động của con người trở thành tác nhân làm suy thoái môi trường.Dưới đây là một số hoạt động: + Đốt phá rừng để trồng trọt,săn bắt thú bừa bãi + Khai thác khoáng sản bừa bãi,thiếu qui hoạch + Sự phát triển công nghiệp hiện đại + Chiến tranh + Sự tăng nhanh dân số Câu 2: Tác hại của ô nhiễm môi trường là: - Gây hại cho người và các sinh vật khác. - Tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. - Làm suy thoái hệ sinh thái, môi trường sống của sinh vật. - Chất phóng xạ gây đột biến gen và sinh bệnh di truyền VẬN DỤNG Câu 1 : Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả là: -Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách. - Không tuân thủ quy định thời gian thu hoạch rau quả sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật. - Không rửa sạch rau quả trước khi ăn. VẬN DỤNG CAO Câu 1: *Ở địa phương em có những tác nhân gây ô nhiễm môi trường là: - Việc đốt cháy các nguyên liệu trong các gia đình như đun than,củi,khí ga
- - Các chất thải trong sinh hoạt hàng ngày sử lí không đúng cách. - Lạm dụng hóa chất và thuốc trừ sâu, diệt cỏ,diệt nấm không đúng liều lượng và quy cách. - Các chất thải của nhà máy,xí nghiệp * Theo em phải khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách: -Phát triển công nghệ sử dụng các nhiên liệu không gây khói bụi như bếp ga, bếp từ, sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời - Xây dựng hệ thống xử lý nước trước khi thải ra môi trường - Hạn chế phun, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn Và đặc biệt là tuyên truyền giáo duc để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường.Xử lí nghiêm các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.