Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Nguyễn Hiền

doc 10 trang nhatle22 4020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Nguyễn Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_ii_truong_thcs_nguyen.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Nguyễn Hiền

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút SẢN PHẨM TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN Địa chỉ mail của nhà trường: thcsnguyenhiennamtruc@gmail.com TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Lê Văn Mạnh 1986 Giáo viên 0943964001 manhk31sinh@gmail.com 2 Nguyễn Thủy Nguyên 1991 Giáo viên 01666782134 dauhoaquan@gmail.com 3 Lương Thị Thảo 1991 Giáo viên 01655889663 luongthaothcsnguyenhien@g mail.com 4 Bùi Thị Tuyết 1989 Giáo viên 0974673783 tuyetntsp2@gmail.com 5 Đặng Ngọc Nam 1983 Giáo viên 0945322294 ngocnamsinhhoa@gmail.com B. ĐỀ KIỂM TRA 1. MỤC ĐÍCH: - Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh qua các chương học kì II cần đạt được. - Là bài kiểm tra cuối năm với lượng kiến thức lớn, thông qua bài kiểm tra giáo viên giúp học sinh nhớ lại các kiến thức từ những chuyên đề đầu từ đó giúp cho việc ôn tập thi vào THPT đạt hiệu quả. Giáo viên có thể từ bài kiểm tra nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm cho học sinh để có kế hoạch cụ thể ôn tập cho thi vào THPT. - Qua bài kiểm tra giáo có sự điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp, hiệu quả. - Rèn kĩ năng phân tích, kĩ năng làm bài tập, phát hiện và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn. 2. HÌNH THỨC KIỂM TRA. - Trắc nghiệm: 80% - Tự luận: 20% 3. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN SINH KHỐI 9 (Kiểm tra học kì II) Chủ đề Nhận biết Thông hiếu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề 1 (7 tiết) 1. Nhận ra phương 16. Áp dụng quy Các thí nghiệm của pháp nghiên cứu di luật phân li độc lập Menden truyền độc đáo của xác định phép lai. 1. Men đen và di Menđen. truyền học 2. Lai 2 cặp tính trạng 8 % TỔNG ĐIỂM 50% CỦA HÀNG 50% CỦA HÀNG 0% = 0 điểm = 0.8 điểm = 0.4 điểm = 0.4 điểm (2 câu TN) ( 1 câu TN) ( 1 câu TN)
  2. Chủ đề 2 (7 tiết) 2. Nhắc lại sự biến 9. Mô tả diễn Nhiễm sắc thể đổi hình thái của biến của NST 1. Chu kì tế bào NST trong chu kì trong nguyên 2. Nguyên phân tế bào. phân. 8% TỔNG ĐIỂM 50% CỦA HÀNG 50% CỦA 0% = 0 điểm 0% = 0 điểm = 0.8 điểm = 0.4 điểm HÀNG (2 câu TN) ( 1 câu TN) = 0.4 điểm ( 1 câu TN) Chủ đề 5 (3 tiết) 3. Nhắc lại đặc 10. Giải thích 21. Áp dụng kiến Di truyền học điểm của một số một số hiện thức về di truyền người bệnh di truyền tượng thực tế học người làm 1. Một số bệnh và tật (Đao, Tocno, câm từ phương một số bài tập di truyền điếc bẩm sinh, ) pháp nghiên tính xác suất. cứu di truyền. 12% TỔNG ĐIỂM 33.3% CỦA 33.3% CỦA 0% = 0 điểm 33.4% CỦA = 1.2 điểm HÀNG HÀNG HÀNG (3 câu TN) = 0.4 điểm = 0.4 điểm = 0.4 điểm ( 1 câu TN) ( 1 câu TN) ( 1 câu TN) Chủ đề 6 (9 tiết) 4. Nhận ra các ứng 11. Áp dụng 17. Giải thích Ứng dụng di truyền dụng của công kiến thức đã được nguyên nhân học nghệ tế bào. học xác định của thoái hóa 1. Công nghệ tế bào các phép lai giống. 2. Công nghệ gen tạo ra ưu thế 18. Áp dụng cơ sở 3. Ưu thế lai lai. di truyền học làm 4. Thoái hóa giống bài tập tự thụ phấn. 16% TỔNG ĐIỂM 25% CỦA HÀNG 25% CỦA 50% CỦA HÀNG 0% = 0 điểm = 1.6 điểm = 0.4 điểm HÀNG = 0.4 điểm (4 câu TN) ( 1 câu TN) = 0.4 điểm ( 2 câu TN) ( 1 câu TN) Chủ đề 7 (6 tiết) 5. Nhắc lại khái 12. Áp dụng 19. Áp dụng kiến Sinh vật và môi niệm nhân tố sinh kiến thức đã thức đã học nhận trường thái. học nhận ra ra mối quan hệ 1. Nhân tố sinh thái ảnh hưởng của giữa các loài sinh 2. Ảnh hưởng của các nhân tố vật. các nhân tố sinh thái sinh thái lên lên đời sống sinh sinh vật. vật( Ánh sáng, nhiệt độ, ) 3. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài sinh vật 18% TỔNG ĐIỂM 22.2% CỦA 22.2% CỦA 55.6% CỦA 0% = 0 điểm = 1.8 điểm HÀNG HÀNG HÀNG (2 câu TN = 0.4 điểm = 0.4 điểm = 1 điểm 1 câu TL) ( 1 câu TN) ( 1 câu TN) ( 1 câu TL) Chủ đề 8 (6 tiết) 6. Nhắc lại khái 13. Xác định 20. Áp dụng kiến 22. Áp dụng kiến Hệ sinh thái niệm quần thể sinh dấu hiệu nhận thức đã học hoàn thức đã học làm 1. Quần thể SV vật. biết ra quần thành chuỗi thức bài tập về 2. Quần xã SV thể/quần xã ăn. chuỗi/lưới thức 2. Lưới - chuỗi thức sinh vật. ăn. ăn (HST) 22% TỔNG ĐIỂM 18.2% CỦA 18.2% CỦA 18.2% CỦA 45.4% CỦA = 2.2 điểm HÀNG HÀNG HÀNG HÀNG
  3. (3 câu TN = 0.4 điểm = 0.4 điểm = 0.4 điểm = 1.0 điểm 1 câu TL) ( 1 câu TN) ( 1 câu TN) ( 1 câu TN) ( 1 câu TL) Chủ đề 9 (5 tiết) 7. Nhắc lại khái 14. Nhận ra Con người, dân số niệm ô nhiễm môi các tác động và môi trường trường. của con người 1. Tác động của con đến môi người với môi trường. trường 2. Ô nhiễm môi trường 8% TỔNG ĐIỂM 50% CỦA HÀNG 50% CỦA 0% = 0 điểm 0% = 0 điểm = 0.8 điểm = 0.4 điểm HÀNG (2 câu TN) ( 1 câu TN) = 0.4 điểm ( 1 câu TN) Chủ đề 10 (5 tiết) 8. Nhắc lại các 15. Áp dụng Bảo vệ môi trường biện pháp bảo vệ kiến thức đã 1. Sử dụng hợp lí tài môi trường. học nhận ra nguyên thiên nhiên các dạng tài 2. Bảo vệ đa dạng nguyên thiên các hệ sinh thái nhiên. 8% TỔNG ĐIỂM 50% CỦA HÀNG 50% CỦA 0% = 0 điểm 0% = 0 điểm = 0.8 điểm = 0.4 điểm HÀNG (2 câu TN) ( 1 câu TN) = 0.4 điểm ( 1 câu TN) 3.2 điểm 2.8 điểm 2.6 điểm 1.4 điểm = 32% TỔNG = 28% TỔNG = 26% TỔNG = 14% TỔNG ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM ĐIỂM 100% = 10 điểm ( 8 câu TN) (7 câu TN) (1 TL +4 TN) (1 TL + 1TN) 4. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN (Thời gian: 45’) Phần I. Trắc nghiệm khách quan(8 điểm): NHẬN BIẾT Khoanh tròn chữ cái phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau: ( 0,4 điểm) Câu 1. Phương pháp độc đáo mà Menđen đã sử dụng khi nghiên cứu di truyền là A. Lai khác dòng. B. Phân tích các thế hệ lai. C. Lai phân tích. D. Tự thụ phấn. Câu 2. Trong nguyên phân, các NST đóng xoắn cực đại ở A . kì cuối B . kì sau C . kì giữa D . kì đầu Câu 3. Bệnh Đao là kết quả của A. đột biến dị bội thể. B. đột biến đa bội thể. C. đột biến về cấu trúc NST. D.đột biến gen. Câu 4. Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào? A. Công nghệ gen. B. Công nghệ sinh học xử lí môi trường. C. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi. D. Công nghệ tế bào. Câu 5. Các nhân tố sinh thái của môi trường bao gồm A. các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh B. chế độ khí hậu, gió, ánh sáng. C. chế độ khí hậu, gió, ánh sáng, nhân tố con người. D. vật hữu sinh và vật vô sinh. Câu 6. Quần thể sinh vật là
  4. A. một tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định, được hình thành trong một quá trình lịch sử nào đó. B. một tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định, các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau. C. một tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định. D. một tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định, các cá thể trong quần thể có khả sinh sản tạo thành thế hệ mới. Câu 7. Ô nhiễm môi trường là A. hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác. B. hiện tượng môi trường chứa nhiều chất độc hại và dễ bị lên men gây hại cho con người và các các sinh vật khác. C. hiện tượng môi trường có nhiều loại rác khó tiêu huỷ và nhiều xác chết động thực vật gây hôi thối gây tác hại cho con người và các sinh vật khác. D. hiện tượng gây ra nhiều dịch bệnh cho người và động vật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống. Câu 8. Sử dụng tài nguyên rừng như thế nào là hợp lý? A. Kết hợp khai thác có mức độ với việc bảo vệ và trồng rừng. B. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên. C. Thành lập các vườn quốc gia. D. Thực hiện tốt luật bảo vệ rừng. THÔNG HIỂU Câu 9. Tế bào sau đang ở kì nào của quá trình nguyên phân? A . Kì cuối. B . Kì sau. C . Kì giữa. D . Kì đầu. Câu 10. Khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng, phát biểu nào sau đây đúng: A. Luôn giống nhau về giới tính. B. Luôn có giới tính khác nhau. C. Có thể giống nhau hoặc khác nhau về giới tính. D. Ngoại hình luôn giống hệt nhau. Câu 11. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây? A. P: AABbDD X AABbDD. B. P: AaBBDD X Aabbdd. C. P: aabbdd X aabbdd. D. P: AAbbDD X aaBBdd. Câu 12. Các đặc điểm hình thái của thực vật: thân cao, lá nhỏ, xếp xiên, màu lá nhạt, cây mọc nơi quang đãng là đặc điểm của thực vật A. ưa sáng. B. ưa bóng. C. hằng nhiệt. D. ưa ẩm. Câu 13. Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. Một khu rừng. B. Một hồ tự nhiên.
  5. C. Một đàn chuột đồng. D. Một ao cá. Câu 14. Cho các câu trả lời sau: 1. Cây rừng mất lên không ngăn cản được nước chảy bề mặt gây xói mòn đất, lũ lụt. 2. Lượng mưa giảm, lượng nước ngầm cũng giảm. 3. Làm mất nơi ở của các loài sinh vật, giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái. 4. Mở rộng đất sản xuất nông nghiệp. Chọn phương án đúng trong các câu trả lời sau đây về hậu quả làm suy thoái môi trường sống của việc chặt phá rừng. A. 1, 2, 3 B. 2,3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4 Câu 15. Tài nguyên đất, nước, sinh vật thuộc dạng tài nguyên nào? A. Tài nguyên không tái sinh. B. Tài nguyên tái sinh. C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. D. Không thuộc loại nào nêu trên VẬN DỤNG Câu 16. Biết các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau, kiểu gen của phép lai có tỉ lệ kiểu hình là 3 :3 :1 :1 là A. AaBb X Aabb. B. AAbb X aaBB. C. Aabb X aaBb. D. Aabb X aabb. Câu 17. Nguyên nhân gây thoái hóa giống do giao phối gần và tự thụ phấn qua nhiều thế hệ là A. Tạo ra các gen lặn có hại bị gen trội át chế. B. Tập trung những gen trội có hại cho thế hệ sau. C. Xuất hiện hiện tượng đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể. D. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại. Câu 18. Nếu ở thế hệ xuất phát của P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ của thể di hợp ở thế hệ con lai thứ (F2) là A. 12,5% B. 25% C. 50% D. 75% Câu 20. Cho chuỗi thức ăn sau: cây ngô → sâu ăn lá ngô → nhái → rắn hổ mang → diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích nào vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích đứng phía trước? A. sâu ăn lá ngô, cây ngô, diều hâu B. sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang C. cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái D. nhái, rắn hổ mang, diều hâu VẬN DỤNG CAO Câu 21. Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là: A. 25% B. 50% C. 75% D. 100% Phần II. Tự luận ( điểm) VẬN DỤNG Câu 19. Hãy cho biết mỗi hiện tượng trên thuộc mối quan hệ sinh thái nào? 1. Cây liền rễ dưới lòng đất 2. Ve, bét sống trên lưng trâu 3. Cá ép sống bám vào mai rùa biển để được mang đi xa tìm thức ăn và lấy nguồn oxi 4. Hiện tượng tự tỉa cành ở 1 rừng cây 5. Dê ăn cỏ Câu 22. Trong một quần xã có các loài sinh vật sau: VSV phân giải, rau cải, sâu rau, chim sâu. a) Lập chuỗi thức ăn gồm đủ các loài sinh vật trên? b) Mối quan hệ giữa sâu rau và chim sâu là gì? Mối quan hệ này gây hiện tượng gì?
  6. 5. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần trắc nghiệm: ( 8 điểm) Từ câu 1 đến câu 20 (Mỗi câu khoanh đúng cho 0.4 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp Câu Đáp án án 1 B 5 A 9 B 13 C 17 D 2 C 6 D 10 C 14 A 18 B 3 A 7 A 11 D 15 B 20 B 4 D 8 A 12 A 16 A 21 A Phần tự luận: ( 2 điểm) Câu 19. Mỗi ý trả lời đúng cho 0.2 điểm: 1. Hỗ trợ 2. Đối địch (kí sinh) 3. Hội sinh 4. Cạnh tranh 5. Đối địch (sinh vật ăn sinh vật khác) Câu 22. Trả lời: a) Chuỗi thức ăn: Rau cải → Sâu rau → Chim sâu → VSV phân giải. 0.5 điểm b) Mối quan hệ giữa sâu rau và chim sâu là : Sinh vật ăn sinh vật khác. 0.25 điểm Mối quan hệ này gây ra hiện tượng: Khống chế sinh học. 0.25 điểm 6. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA C. BỘ CÂU HỎI PHẦN BIẾN DỊ I. Nhận biết (8 TN + 2 TL) Câu 1. Đột biến gen là những biến đổi A. Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào. B. Trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào. C. Trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN. D. Số lượng NST tế bào sinh dưỡng. Câu 2. Liên quan đến sự biến đổi số lượng của 1 hoặc 1 vài cặp NST trong tế bào gọi là A. Đột biến dị bội B. Đột biến đa bội C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến số lượng NST Câu 3. Kiểu hình là kết quả của A. sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. B. sự tương tác giữa kiểu hình và môi trường. C. sự tương tác giữa môi trường khí hậu và đất đai. D. sự tương tác của kĩ thuật và chăm sóc. Câu 4. Bệnh ung thư máu ở người có nguyên nhân là do A. đột biến genB. đột biến cấu trúc NST C. đột biến số lượng NST D. thường biến Câu 5. Những cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (lớn hơn 2n) được gọi là A. thể đa bội B. thể dị bội C. thể lưỡng bội D. Thể đơn bội Câu 6. Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là gì? A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến Câu 7. Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào qui định?
  7. A. Điều kiện môi trườngB. Kiểu gen của cơ thể C. Kiểu hình của cơ thể D. Thời kì sinh trưởng của cơ thể Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai? A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. B. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường. C. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen chứ không truyền cho con tính trạng sẵn có D. Các đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp. Tự luận Câu 9. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Câu 10. Đột biến cấu trúc NST là gì? Các dạng đột biến cấu trúc NST thường gặp? II. Thông hiểu (8 TN + 2 TL) Câu 1. Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là A. có hại cho cá thể B. không có lợi và không có hại cho cơ thể C. có lợi cho cá thể D. có lợi, có hại và trung tính Câu 2. Lợn con có đầu và chân sau bị dị dạng thuộc dạng đột biến nào sau đây? A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến thể dị bội D. Đột biến thể đa bội Câu 3. Khi nói về thường biến, phát biểu nào sau đây sai? A. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. B. Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. C. Thường biến là loại biến dị không di truyền được. D. Thường biến thường có hại cho bản thân sinh vật. Câu 4. Dạng đột biến gen không làm thay đổi chiều dài của gen là A. mất 1 cặp nucleotit. B. Thêm 1 cặp nucleotit. C. thay thế 1 cặp nucleotit. D. Mất 2 cặp nucleotit. Câu 5. Thể (2n+1) dùng để chỉ cơ thể sinh vật có bộ nhiễm sắc thể trong nhân tế bào mang đặc điểm: A. Có 3 NST ở tất cả các cặp NST trong nhân tế bào. B. Một cặp NST nào đó nhận thêm 3 NST trong nhân tế bào. C. Một cặp NST nào đó nhận thêm 1 NST trong nhân tế bào. D. Bộ NST trong tế bào mất đi 3 NST. Câu 6. Ở người 2n =46. Trong tế bào sinh dưỡng, thể (2n – 1) của người có số lượng NST là A. 1B. 45 C. 47 D. 24 Câu 7. Biến dị di truyền gồm: A. Biến dị tổ hợp B. Đột biến và thường biến C. Thường biếnD. Biến dị tổ hợp và đột biến Câu 8. Tính chất nào sau đây là của thường biến A. Biến đổi có tính đồng loạt, theo một hướng xác định. B. Là biến đổi kiểu di truyền dẫn đến biến đổi kiểu hình của sinh vật. C. Có thể di truyền qua các thế hệ. D. Biến đổi kiểu gen không liên quan đến kiểu hình. TỰ LUẬN Câu 9. Tại sao đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật? Câu 10. Nêu cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội (2n -1) và (2n+1)? III. Vận dụng (5 TN + 1 TL) Câu 1. Đột biến cấu trúc nào sau đây không làm thay đổi vật chất di truyền? A. Mất đoạn NSTB. Đảo đoạn NST C. Lặp đoạn NST D. Chuyển đoạn NST
  8. Câu 2. Thường biến có ý nghĩa A. Tạo giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt B. Chọn cá thể có kiểu gen tốt để làm giống C. Hiểu rõ hơn vai trò của kĩ thuật sản xuất D. Cải tạo giống cũ. Câu 3. Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Đột biến thể dị bội xảy ra ở 1 cặp NST. Số lượng NST ở cơ thể đột biến là: A. 13 B. 21 C. 28 D.35 Câu 4. Ở tinh tinh, 2n = 48. Trong tế bào sinh dưỡng của thể 2n +1 có số lượng NST là bao nhiêu? A. 47 B. 49 C. 45 D. 24 Câu 5. Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể A. 3 nhiễm B. Tam bội C. Tứ bội D. Một nhiễm TỰ LUẬN Câu 1. Phân biệt thường biến với đột biến? IV. Vận dụng cao ( 3 TN + 1 TL) A 3 Câu 1. Một gen cấu trúc dài 4080 A0, có tỉ lệ , gen này bị đột biến thay thế một cặp A-T G 2 bằng 1 cặp G-X. Số lượng nucleotit từng loại của gen sau đột biến là: A. A=T=720; G=X=480. B. A=T=419; G=X=721. C. A=T=719; G=X=481. D. A=T=721; G=X=479. Câu 2. Gen B có 900 nucleotit loại Adenin và có tỉ lệ (A+T)/(G+X) =1,5. Gen B bị đột biến thay thế một cặp G-X bằng 1 cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hidro của alen b là: A. 3601 B. 3600 C. 3899D. 3599 Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây là của thường biến? A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21 B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường TỰ LUẬN Câu 1. Một nhóm học sinh lớp 9 quan sát tế bào sinh dưỡng của 3 cây đậu Hà Lan (2n=14) qua kính hiển vi điện tử thấy kết quả như sau: - Tế bào của cây thứ nhất có 15 nhiễm sắc thể kép, xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Tế bào của cây thứ hai có 26 nhiễm sắc thể đơn đang phân ly đồng đều về hai cực của tế bào. - Tế bào của cây thứ ba có 16 nhiễm sắc thể kép, đang đóng xoắn. a) Các bạn học sinh quan sát tế bào đang ở những kỳ nào của quá trình phân bào? b) Em hãy nêu cơ chế hình thành 3 cây đậu trên từ cây bố mẹ bình thường. Biết rằng quá trình đột biến này chỉ liên quan đến cặp nhiễm sắc thể thứ 3 và ít gây hại đến sức sống của cây.
  9. ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN I. Nhận biết (2 TL) Câu 1. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Trả lời: Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên nên gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein. Câu 2. Đột biến cấu trúc NST là gì? Các dạng đột biến cấu trúc NST thường gặp? Trả lời: Đột biến cấu trúc NST: là những biến đổi trong cấu trúc NST. Các dạng thường gặp: - Mất đoạn NST. - Lặp đoạn NST. - Đảo đoạn NST. II. Thông hiểu (2 TL) Câu 1. Tại sao đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật? Trả lời: Đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho con người và sinh vật vì làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của NST Làm thay đổi số lượng gen và cách sắp xếp gen trên NST nên gây hại cho sinh vật. Câu 2. Nêu cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội (2n -1) và (2n+1)? Trả lời: Cơ chế: - Trong giảm phân 1 bên cơ thể bố hoặc mẹ có 1 cặp NST không phân li tạo giao tử (n+1) và giao tử (n-1) - Qua thụ tinh: Giao tử (n+1) kết hợp với giao tử (n) tạo hợp tử (2n+1) phát triển thành thể 3 nhiễm. Giao tử (n-1) kết hợp với giao tử (n) tạo hợp tử (2n-1) phát triển thành thể 1 nhiễm. III. Vận dụng (1 TL) Câu 1. Phân biệt thường biến với đột biến? Trả lời: Tiêu chí Thường biến Đột biến Khái niệm Những biến đổi KH của cùng một Những biến đổi về ADN hoặc NST KG trong đời cá thể Nguyên Do môi trường thay đổi - Tác nhân vật lý, hóa học, sinh nhân học, rối loạn trong cơ thể Ví dụ Cây rau mác. 3 môi trường cho 3 - lúa bị bạch tạng, lợn xẻ thùy, tăng dạng lá khác nhau số lượng bông trên khóm lúa Tính chất - Đồng loạt, hướng xác định, - Cá biệt, ngẫu nhiên, vô hướng - thường có lợi - thường có hại, một số trung tính, hoặc có lợi - không di truyền được - di truyền được IV. Vận dụng cao ( 1 TL) Trả lời: - Kì giữa, kì sau, kì đầu của quá trình nguyên phân
  10. - Cơ chế: * Trong giảm phân hình thành giao tử chỉ một bên bố hoặc mẹ giảm phân không bình thường (cặp NST thứ 3 không phân li) tạo giao tử (n-1) và (n+1). * Qua thụ tinh giao tử (n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n +1) = 15, phát triển thành cây thứ nhất; * giao tử (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n – 1) = 13, phát triển thành cây thứ hai; * Cả 2 bên bố mẹ giảm phân không bình thường (cặp NST thứ 3 không phân li) sẽ tạo giao tử (n- 1) và (n+1); * Qua thụ tinh 2 giao tử (n+1) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử (2n+2) = 16, phát triển thành cây thứ 3.