Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Hợp Hưng

doc 11 trang nhatle22 3340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Hợp Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_ii_truong_thcs_hop_hun.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Trường THCS Hợp Hưng

  1. PHÒNG GD&ĐT VỤ BẢN ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KỲ LỚP 9 TRƯỜNG THCS HỢP HƯNG MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS THCS HỢP HƯNG Địa chỉ mail của nhà trường: T Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail T sinh 1 Trần Thị Yến 1982 Giáo 01646720126 yenanh20061982@gmail.com viên 2 Vũ Ngọc Định 1985 Giáo 0984385020 trannga150689@gmail.com viên 3 Trần Hồng 1984 Giáo 0917669298 Thoatran0812@gmail.com Thoa viên ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 9 1. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: - Đánh giá và phân loại kết quả học tập của học sinh trong 8 tuần học kì 2. - Điều chỉnh và rút kinh nghiệm trong hoạt động dạy và học cho phù hợp để có kế hoạch cụ thể ôn thi hết học kỳ II và thi THPT. 2. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Trắc nghiệm khách quan : 70% - Trắc nghiệm tự luận : 30% - Thời gian 45 phút. - Đối tượng : Học sinh đại trà - Thang điểm : 100
  2. 3. XÂY DỰNG MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA: Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Ứng dụng 1. nhắc lại khái niệm 3.Tại sao không 5.bài tập về thoái di truyền học công nhệ tế bào dùng con lai kinh hóa gống (8 tiết) 2. Phương pháp tạo tế để làm giống ưu thế lai ở vật nuôi 4.Cơ chế tạo ưu 15.ưu thế lai thế lai 35% TS điểm TN =2 câu ,TL=1 câu TN=2câu TN =1 câu = 35 điểm = 20 điểm = 10 điểm = 5 điểm 2. Sinh vật 6.khái niệm môi 7.Hiểu mối quan 9,Tìm hiểu về Câu 17.Giải và môi trường sống của sinh hệ giữa các sinh mới quan hệ thích hiện trường(6 vật vật khác loài khác lời trong tự tượng tự tỉa tự tiết) 8.Tìm hiểu về yếu nhiên nhiên tố chi phối số 10.Vận dụng về lượng cá thể của ảnh hưởng của quần thể ánh sáng 35% TS điểm TN =1 câu TN =2 câu TN =2 câu TL =1 câu = 20 điểm = 5 điểm = 10 điểm = 10 điểm = 10 điểm 3. Hệ sinh 11 Các thành phần 16.Phân biệt quần 12.Đặc trưng của thái (7 tiết) của hệ sinh thái. thể với quần xã quần thể,quần xã 13.Nhóm tuổi của quần thể 14.Bài tập về chuỗi thức ăn 30% TS điểm TN=1câu TL =1 câu TN =3 câu = 30 điểm = 5 điểm = 10 điểm = 15 điểm Tổng 30 % của hàng 30 % của hàng 30 % của hàng 10% của hàng 100% = 100 = 30 điểm = 30 điểm = 30 điểm = 10 điểm điểm I.Trắc nghiệm: Câu 1. Công nghệ tế bào là A. Kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sông
  3. B. Dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể C. Nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô ,cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh D. Dùng hóa chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào Câu 2.Trong chăn nuôi để tận dụng ưu thế lai người ta dùng phương pháp nào sau đây A. Giao phối cận huyết B. Lai kinh tế C. Lai phân tích D. Giao phối ngẫu nhiên Câu 3.Người ta không dùng con lai kinh tế để làm giống vì A. con lai kinh tế là giống không thuần chủng B. Con lai kinh tế là thể dị hợp sẽ phân li và tạo ở đời sau thể đồng hợp lặn biểu hiện kiểu hình xấu C. Làm giảm kiểu gen ở đời con D. Làm tăng kiểu hình ở đời con Câu 4.Ưu thế lai là kết quả của phương pháp: A. Gây đột biến nhân tạo B. Tạo biến dị tổ hợp C. Nhân bản vô tính D. Gây ADN tái tổ hợp Câu 5. Nếu ở thế hệ xuất phát có kiểu gen Aa=100% trải qua 3 lần tự thụ phấn,thì tỉ lệ đồng hợp trội bằng tỉ lệ đồng hợp lặn ở thế hệ thứ 3 là A. 25% B. 37,5% C. 87,5% D. 43,75% Câu 6. Môi trường sống của sinh vật là A. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật B. Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật C. Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật D. Các yếu tố về nhiệt độ ,độ ẩm Câu 7.Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. Cạnh tranh cùng loài B. Cạnh tranh khác loài C. Sinh vật này ăn sinh vật khác D. Hội sinh Câu 8. Yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là
  4. A. sức tăng trưởng của các cá thể. B. nguồn thức ăn của môi trường. C. mức sinh sản. D. mức tử vong. Câu 9. Tảo giáp tiết chất độc làm tôm cá chết, đây là mối quan hệ A. hợp tác B. đối địch. C. sinh vật ăn sinh vật. D. ức chế cảm nhiễm. Câu 10. Hoạt động nào dưới đây của cây xanh chịu ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng A. Quang hợp B. Hô hấp C. Thoát hơi nước D. Cả 3 hoạt động trên Câu 11.Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thaanhf phần chủ yếu sau A. Thành phần không sống và sinh vật B. Sinh vật sản xuất ,sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải D. Sinh vật sản xuất ,sinh vật phân giải Câu 12. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể người A. lệ giới tính B. Thành phần nhóm tuổi C. Mật độ D. Độ đa dạng Câu 13. loài nào sau đây không có nhóm tuổi sau sinh sản A. Cá chình,cá hồi B. Cá ngừ ,cá kiếm C. Cá mập, cá đồi mồi D. Cá mòi ,cá cháy Câu 14. Hãy chọn một trong các sinh vật sau để hoàn thành chuỗi thức ăn Cây lúa Sâu đục thân Vi sinh vật A. Chim ăn sâu B. Ếch C. Ong mắt đỏ D. Rắn II. Tự luận Câu 14. Ưu thế lai là gì? Muốn duy trì ưu thế lai người ta dùng phương pháp gì ? Câu 16. Em hãy phân biệt quần thể với quần xã.
  5. Câu 17. Nhà bạn Lan gieo một luống rau đay rất dày, sau một thời gian Lan thấy một số cây nhỏ héo dần rồi chết. Đây là hiện tượng gì ? Em hãy giải thích hiện tượng trên. C.ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I.TRẮC NGHIỆM -Mỗi câu trả lời đúng 5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 C B B B D C D B D A A D A C II.Tự luận: Câu 15 (10 điểm) -Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơp ,sinh trưởng nhanh hơn,phát triển mạnh hơn,chống chịu tốt hơn các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội (5đ) -Để duy trì ưu thế lai dùng phương pháp nhân giống vô tính( giâm ,chiết ghép ,vi nhân giống) (5đ) Câu 16 (10 đ) Quần thể Quần xã Là tập hợp các cá thể cùng loài,cùng Là tập hợp những quần thể sinh vật sống trong một khoảng không gian thuộc nhiều loài khác nhau,cùng định ,ở một thời điểm nhất định.các sống trong một không gian xác định cá thể trong quần thể cá khả năng và chúng có mối quan hệ mật thiết sinh sản tạo thế hệ mới (2,5đ) với nhau (2,5đ) Mối quan hệ chủ yếu là thích nghi về -Ngoài quan hệ thích nghi còn có mặt dinh dưỡng ,nơi ở,đặc biệt là quan hệ hỗ trợ,đối địch(2,5đ) quan hệ sinh sản (2,5đ) Câu 17(10đ) - Một số cây đay héo dần rồi chết là hiện tượng tự tỉa tự nhiên (2đ) - Các cây đay mọc dày chúng cạnh tranh nhau về chất dinh dưỡng ,nước ,không khí .Một số cây không có đủ nước chất dinh dưỡng ,thiếu khí nên quang hợp kém tạo được chất hữu cơ nên héo dần rồi chết(8đ)
  6. PHÒNG GD&ĐT VỤ BẢN ĐỀ KIỂM TRA LỚP 9 TRƯỜNG THCS HỢP HƯNG MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài CHƯƠNG CON NGƯỜI ,DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS THCS HỢP HƯNG Địa chỉ mail của nhà trường: T Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail T sinh 1 Trần Thị Yến 1982 Giáo 01646720126 yenanh20061982@gmail.com viên 2 Vũ Ngọc Định 1985 Giáo 0984385020 Trannga150689@gmail.com viên 3 Trần Hồng 1984 Giáo 0917669298 Thoatran0812@gmail.com Thoa viên A. NỘI DUNG ĐÊ I Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau Câu 1: Cách sống của con người trong thời kì nguyên thuỷ là: A. Săn bắt động vật hoang dã B. Săn bắt động vật và hái lượm C. Đốt rừng và chăn thả gia súc D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng Câu 2: Con người bắt đầu chăn thả gia súc và trồng trọt ở giai đoạn nào dưới đây? A. Thời kì nguyên thuỷ B. Xã hội công nghiệp C. Xã hội nông nghiệp D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng Câu 3: Tác động đáng kể nhất của con người đối với môi trường trong thời kì nguyên thuỷ là A. Hái lượm cây rừng và săn bắt động vật hoang dã B. Biết dùng lửa nấu chín thức ăn và sưởi ấm cơ thể, xua thú dữ C. Trồng cây lương thực D. Chăn nuôi gia súc
  7. Câu 4: Thành quả kĩ thuật được xem là quan trọng tạo tạo điều kiện để con người chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc là A. Chế tạo ra mấy hơi nước B. Chế tạo ra các động cơ điện C. Sản xuất ra mấy bay và tàu thuỷ D. Chế tạo ra xe ô tô Câu 5: Nguồn tài nguyên khoáng sản được con người tận dụng khai thác nhiều nhất ở giai đoạn là: A. Thời kì nguyên thuỷ B.Xã hội nông nghiệp C. Xã hội công nghiệp D. Cả A và B đều đúng Câu 6: Sự thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây tác hại đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là: A. Biến đổi môi trường B. Ô nhiếm môi trường C. Diến thế sinh thái D. Biến động môi trường Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là A. Cháy rừng B. Lũ lụt C. Chiến tranh D. Hoạt động của con người Câu 8: Ô nhiễm môi trường là gì? A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị làm bẩn B. Là hiện tượng thay đổi tính chất vật lý, hoá học và sinh học của môi trường C. Là hiện tượng gây tác động xấu tới đời sống của sinh vật và con người D. Cả A, B và C Câu9: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì? 1.Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt 2. Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học 3. Các chất phóng xạ 4. Các chất thải rắn 5. Các chất thải do hoạt động xây dựng( vụi, cát, đất, đá ) 6. ô nhiễm do sinh vật gây ra 7. Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh A. 1, 2, 3, 4, 6 B. 1, 2, 3, 5, 6 C. 2, 3, 4, 5, 7 D. 1,3, 4, 6, 7 Câu 10: Hậu quả dẫn đến từ việc con người chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng là A. Đất bị xói mòn và thoái hoá do thiếu rễ cây giữ đất B. Thiếu rễ cây giữ nước, nước ngầm bị tụt sâu hơn và đất bị khô cằn C. Thú rừng giảm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản D. Cả A, B và C đều đúng Câu 11: Các khí thải trong không khí chủ yếu có nguồn gốc từ:
  8. A.Hoạt động hô hấp của động vật và con người B. Quá trình đốt cháy các nhiên liệu C. Hoạt động quang hợp của cây xanh D. Quá trình phân giải xác hữu cơ của vi khuẩn Câu 12: Ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả nào sau đây: A.Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất B.Sự suy giảm sức khoẻ và mức sống của con người C. tổn thất nguồn tài nguyên dữ trữ D. Cả A, B, C đều đúng Câu 13: Các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hoá học thường được tích tụ ở đâu? A. Đất, nước B. Nước, không khí C. Không khí, đất D. Đất, nước, không khí, và trong cơ thể sinh vật Câu 14: Chọn từ, cụm từ phự hợp trong số những từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm dựng trong nông nghiệp, khi sử dụng và dụng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người”. A. đúng cách B. không đúng cách C. hợp lí D. phù hợp Câu 15: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là A. môi trường biển B. thảm thực vật C. đất D. cầu, Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sinh học do vi sinh vật gây bệnh là gì? A. Các chất thải không được thu gom B. Các chất thải không được xử lí C. Vi sinh vật gây bệnh phát triển triển trên những chất thải không được thu gom và không được xử lí đúng cách D. Các chất thải đựoc được thu gom nhưng lại không được xử lí Câu 17: Cách phòng tránh bệnh giun sán tốt nhất là gì? A. Dùng thuốc khi bị nhiễm giun sán B. Giữ gìn vệ sinh môi trường C. Giữ gìnn vệ sinh khi ăn, uống D. Cả B và C Câu 18: Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Trồng nhiều cây xanh, trồng rừng B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải
  9. C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường Câu 19: Yếu tố nào sau đây tác động làm suy giảm nguồn tài nguyên động vật và thực vật? A. Sự sinh sản của cây rừng và thú rừng B. Sự gia tăng sinh sản ở con người C. Sự tăng nhanh tốc độ sinh sản của các sinh vật biển D. Sự sinh sản của các nguồn thuỷ sản nước ngọt Câu 20: Để góp phần vào việc bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phải làm là: A. Tăng cường chặt, đốn cây rừng và săn bắt thú rừng B. Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên kháng sản C. Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh D. Sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng Câu 21: Trồng cây gây rừng có tác dụng gì? A. Phục hồi “lá phổi xanh của Trái đất” đã bị tàn phá, chống hạn hạn B. Phục hồi chỗ ở cho nhiều loài sinh vật C. Phục hồi nguồn nước ngầm, chống xói mòn và thoái hoá đất D. Cả A, B và C Câu 22: Những hoạt động nào của con người không gây ô nhiễm môi trường A. Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật B. Đốt rơm rạ sau thu hoạch C. Hoạt động sản xuất của con người D. Sử dụng năng lượng gió năng lượng mặt trời Câu 23: Các chất thải như phân , rác nước thải sinh hoạt, xác chết của sinh vật, nước và rác thải từ bệnh viện không được thu gom và sử lý đúng cách là nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường do A. Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học B. Chất thải rắn C. Vi sinh vật gây bệnh D. Các chất khí thải Câu 24: Nguyên nhân của hiện tượng ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau quả là gì? A. Do người trồng rau đó sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng qui định B. Do người trồng rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách C. Do người ăn rau không thực hiện “ ăn sạch” D. Cả A, B và C
  10. II Tự luận Câu 1: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là gì? Nêu hậu quả của tác động đó Câu 2:Thế nào là ô nhiễm môi trường?Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường Câu 3: Tại sao người ăn gỏi cá bị nhiễm bệnh sán lá gan? Câu 4: Tại sao người ta trồng nhiều cây xanh quanh các nhà máy? Câu 5:Tại địa phương em có các tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường ?Theo em phải khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách nào? Câu 5:Khi ăn rau hoặc quả mua từ chợ về,mặc dù đã rửa sạch ngâm nước muối và nấu chín nhưng vẫn bị ngộ độc .em hãy cho biết nguyên nhân từ đó đưa ra một biện pháp khắc phục ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật. B. ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm 1B, 1C,3B,4A,5C,6B,7D,8D 9A, 10D,11B,12B,13D,14B,15B,16C 17D,18D,19B,20C,21D,22D,23C,24D II. Tự luận Câu 1: -Tác động lớn nhất của co người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật - Hậu quả:Xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán ,lụt lội ,lũ quyét. Câu 2 -Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý ,hóa học ,sinh học của môi trường bị thay đổi ,gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. - Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là do hoạt động của co người. Câu 3: Ăn gỏi cá bị nhiễm bệnh sán lá gan vì trong gỏi cá có có kén sán người ăn vào bị nhiễm sán.
  11. Câu 4:Trồng cây quanh các nhà máy để: - Cản bụi - Hút khí CO2 nhả khí O2 điều hòa khí hậu - Cho bóng râm ,cảnh đẹp Câu 5: -Tại địa phương em có các tác nhân gây ô nhiễm môi trường là: +Ô nhiễm do các khí thải ra từ hoạt đông sinh hoạt + Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật + Ô nhiễm do chất thải rắn + Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh -Khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách:Xử lý chất thải sinh hoạt ,cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm,sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió ,năng lượng mặt trời, trồng nhiều cây xanh, hạn chế đến mức thấp nhất dùng hóa chất bảo vệ thực vật, nâng cao ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm Câu 6: -Nguyên nhân do rau quả nhiễm quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật nên bị ngộ độc. -Biện pháp khắc phục ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật: +Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn + Hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật nếu phải sử dụng thì sử dụng đúng thuốc đúng liều,tuân thủ thời gian từ khi phun thuốc đến khi thu hoạch