Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Thủy

doc 8 trang nhatle22 4831
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_1_truong_thcs_giao_thu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Giao Thủy

  1. PHÒNG GD&ĐT GIAO THỦY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 9 TRƯỜNG THCS GIAO THỦY MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS THCS GIAO THỦY Địa chỉ mail của nhà trường:thcsgiaothuynk@gmail.com TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Nguyễn Quỳnh Trang 1982 Giáo viên 0928280269 sinhgiaothuy@gmail.com 2 Cao Thị Vui 1985 Giáo viên 02286553402 vuicao85@gmail.com phamthimyhagt80@gmail 3 Phạm Thị Mỹ Hà 1980 Giáo viên 0949658354 .com B. NỘI DUNG ĐỀ I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Một nội dung trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Men Đen là A. lai các cặp bố mẹ giống nhau về nhiều cặp tính trạng thuần chủng tương phản. B. lai các cặp bố mẹ khác nhau về tất cả các cặp tính trạng thuần chủng tương phản. C. theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng trên con cháu ở từng cặp bố mẹ. B. theo dõi sự di truyền tất cả các cặp tính trạng trên con cháu ở từng cặp bố mẹ. Câu 2. “Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P” là nội dung của quy luật A. phân li.B. phân li độc lập. C. di truyền giới tính.D. di truyền liên kết. Câu 3. Tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể được gọi là A. thể đồng hợp.B. kiểu gen.C. kiểu hình.D. thể di hợp. Câu 4. Trong nguyên phân, NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn và phân li đều về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của tơ phân bào xảy ra ở A. kì đầu.B. kì giữa.C. kì sau.D. kì cuối. Câu 5. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là A. hai nhiễm sắc thể giống nhau về hình thái, kích thước và có nguồn gốc khác nhau. B. hai nhiễm sắc thể giống nhau về cấu trúc và có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ. C. hai crômatit giống hệt nhau, gắn với nhau ở tâm động và có nguồn gốc khác nhau. D. hai crômatit giống nhau về hình thái, kích thước gắn với nhau ở tâm động và có cùng nguồn gốc. Câu 6. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội mang n nhiễm sắc thể có trong tế bào nào? A. Sinh dưỡng.B. Hợp tử.C. Mầm sinh dục.D. Giao tử. Câu 7. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân, đơn phân cấu tạo phân tử ADN là A. nuclêôtit. B. axit nuclêic. C. axit amin. D. axit béo. Câu 8. Loại ARN có chức năng vận chuyển axit amin cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp prôtêin là A. tARN và mARN.B. mARN.
  2. C. rARN và t ARN.D. tARN. Câu 9. Quá trình tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra theo những nguyên tắc nào? A. Bổ sung và khuôn mẫu.B. Bán bảo toàn và bổ sung. C. Khuôn mẫu và bán bảo toàn.D. Khuôn mẫu, bổ sung và bán bảo toàn. THÔNG HIỂU Câu 10. Trong số các phép lai sau đây có bao nhiêu phép lai phân tích? (1) AA x AA. (2) Aa x aa. (3) Aa x Aa. (4) AA x aa. (5) AABB x aabb. (6) AaBb x AaBb. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 11. Ở một loài thực vật, khi cho cây thân cao, hạt trắng giao phấn với cây thân thấp hạt vàng thì thu được F1 có 4 loại kiểu hình là thân cao hạt vàng; thân cao, hạt trắng; cây thân thấp, hạt vàng; thân thấp, hạt trắng. Có bao nhiêu loại kiểu hình biến dị tổ hợp ở F1? A. 1.B. 2.C. 3. D. 4. Câu 12. Ở củ cải 2n = 18. Một tế bào của củ cải đang ở kì sau của nguyên phân. Tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể cùng trạng thái? A. 18 NST đơn.B. 18 NST kép. C. 36 NST đơn. D. 36 NST kép. Câu 13. Nguyên nhân chính làm cho các tế bào con được tạo ra sau giảm phân có bộ NST khác nhau về nguồn gốc là A. NST tự nhân đôi thành NST kép ở kì trung gian. B. sự dãn xoắn và đóng xoắn của NST. C. sự phân chia của chất tế bào chất ở kì cuối. D. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng. Câu 14. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mối qua hệ giữa gen, mARN và chuỗi axit amin tương ứng? (1). Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên gen quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin tương ứng. (2). Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên gen. (3). Phân tử mARN là khuôn mẫu trực tiếp tổng hợp lên chuỗi axit amin, trong đó cứ 1 nuclêtit trên mARN xác định 1 axit amin tương ứng. (4). Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin tương ứng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15. Đặc điểm cấu tạo nào chỉ có ở phân tử ADN mà không có ở phân tử mARN? A. Cấu trúc xoắn gồm 2 mạch đơn. B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân. C. Có tính đa dạng và đặc thù. D. Nguyên tố cấu tạo gồm C, H, O, N và P. Câu 16. Tính đa dạng và đặc thù của phân tử prôtêin biểu hiện ở những đặc điểm nào sau đây? A. Số lượng, thành phần và trật sắp xếp các axit amin. B. Khối lượng và kích thước của phân tử prôtêin. C. Các dạng cấu trúc không gian và chức năng của phân tử prôtêin. D. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và các dạng cấu trúc không gian.
  3. VẬN DỤNG Câu 17. Giao phấn hai giống ngô khác nhau thì thu được F1 có tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng là 3 thân cao: 1 thân thấp; 1 hạt vàng :1 hạt trắng. Các cặp tính trạng di truyền độc lập. Ngô có kiểu hình thân thấp, hạt trắng ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 1/8B. 1/4. C. 1/2. D. 3/16. Câu 18. Hoạt động nào của NST trong giảm phân là nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tính? A. Sự duỗi xoắn, đóng xoắn của NST trong quá trình phân bào. B. Sự tiếp hợp trao đổi đoạn và phân li độc lập của các cặp NST tương đồng. C. NST kép chẻ dọc ở tâm động thành các NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. D. Sự tập trung thành hàng của các NST kép trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Câu 19. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên một đoạn của gen như sau: Mạch 1 - G – T – G –X – G – A – G – X – T – | | | | | | | | | Mạch 2 - X – A – X – G - X – T – X – G – A – Phân tử ARN được tổng hợp từ mạch 1 của đoạn gen trên có trình tự sắp xếp các nuclêôtit là A. - G – T – G – X – G – A – G – X – T –. B. - X – A – X – G – X – T – X – G – A – . C. - G – U – G – X – G – A – G – X – U –. D. - X – A – X – G – X – U – X – G – A – . Câu 20. Một gen có chiều dài 5100A0, trong đó số nuclêôtit loại A = 2/3 số nuclêôtit loại G. Số nuclêôtít từng loại gen là A. A = T = 1200, G = X = 1800. B. A = X = 600, G = T = 900. C. A = T = 900, G = X = 600. D. A = T = 600, G = X = 900. II. TỰ LUẬN Câu 1. Vì sao 2 phân tử ADN con được sinh giống hệt ADN mẹ? Câu 2. Ở lúa, các tính trạng thân cao, hạt tròn là trội hoàn toàn so với các tính trạng thân thấp, hạt dài. Khi cho cho giống lúa thân thấp-hạt tròn thuần chủng giao phấn với lúa thân cao - hạt dài thuần chủng đươc đời lai F1. Nếu cho lúa F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu gen và kiểu hình ở đời sau như thế nào? Biết các cặp gen quy định các tính trạng phân li độc lập trong quá trình phân bào . III. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 9 PHẦN TRẮC NGHIỆM Nhận biết Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án C A B C A D A D A Hiểu Vận dụng Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C B C D B A D A B D D Mỗi câu trả lời đúng cho 0,4 điểm.
  4. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. (1 điểm) Các phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ vì Các phân tử ADN con được tổng hợp từ khuôn mẫu là ADN mẹ ban đầu và diễn ra theo 2 nguyên tắc - Nguyên tắc bổ sung: các Nucleotit trong môi trường nội bào đã liên kết với các Nucleotit trên 2 mạch của ADN mẹ theo nguyên tắc A-T, G-X và ngược lại. - Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi phân tử ADN con được hình thành có một mạch đơn là của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới hoàn toàn. Câu 2. ( 1 điểm) - Quy ước Gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trang thân thấp, gen B quy định tính trạng hạt tròn, gen b quy định tính trang hạt dài. - Giống lúa thân cao-hạt dài thuần chủng có kiểu gen : AAbb giống lúa thân thấp - hạt tròn thuần chủng có kiểu gen: aaBB - Sơ đồ lai: P thuần chủng : Lúa thân cao-hạt dài x Lúa thân thấp - hạt tròn AAbb aaBB GP Ab aB F1: AaBb - 100% Lúa thân cao-hạt dài Lai phân tích F1: Lúa thân cao-hạt tròn x Lúa thân thấp - hạt dài AaBb Aabb GF1 1AB: 1Ab: 1aB: 1ab Ab Fb 1AaBb : 1 Aabb : 1aaBb : 1aabb 1thân cao-hạt tròn: 1thân cao-hạt dài: 1thân thấp-hạt tròn: 1thân thấp-hạt dài C. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHO CHỦ ĐỀ “ HỆ SINH THÁI” I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Quần thể sinh vật là tập hợp bao gồm A. các cá thể sinh vật cùng loài cùng sống với nhau. B. các cá thể sinh vật thuộc nhiều loài cùng sống với nhau. C. sinh vật và khu vực sống của sinh vật. D. các cá thể sinh vật cùng loài sống ở nhiều địa điểm khác khau. Câu 2. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể? A. Tỉ lệ giới tính. B. Thành phần nhóm tuổi. C. Mật độ. D. Độ đa dạng. Câu 3. Độ nhiều là chỉ số thể hiện đặc điểm nào của quần xã? A. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. B. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. C. Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. D. Mật độ cá thể của tất cả các loài trong quần xã.
  5. Câu 4. Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là A. Độ đa dạng. B. Độ nhiều. C. Độ thường gặp. D. Độ tập trung. Câu 5. Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần thể người? A. Tỉ lệ giới tính B. Thành phần nhóm tuổi C. Mật độ D. Kinh tế xã hội. Câu 6. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây? A. Các thành phần vô sinh bao gồm các chất hữu cơ và các chất vô cơ. B. Động vật, thực vật, vi sinh vật. C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. D. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Câu 7. Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây? A. Nấm và vi khuẩn. B. Thực vật. C. Động vật ăn thực vật. D. Các động vật kí sinh. Câu 8. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về A. sinh sản. B. nơi ở C. dinh dưỡng. D. di truyền. THÔNG HIỂU Câu 1. Phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các sinh vật trong một quần thể là A. trong quần thể sinh vật chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài. B. trong quần thể sinh vật chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài. C. trong quần thể có cả mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài. D. trong quần thể sinh vật có mối quan hệ giữa các sinh vật với sinh vật và quan hệ giữa sinh vật với các nhân tố vô sinh của môi trường. Câu 2. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp các cá thể giun đất, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng. B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao. C. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng. D. Tập hợp các cây ngô (bắp) trên một cánh đồng. Câu 3. Đặc điểm của tháp dân số trẻ là gì? A. Đáy rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn. B. Đáy không rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp không nhọn. C. Đáy rộng, cạnh thẳng đứng và đỉnh tháp không nhọn. D. Đáy không rộng, cạnh tháp hơi xiên và đỉnh tháp không nhọn. Câu 4. Chỉ ra ví dụ đúng về quần xã sinh vật? A. Tập hợp các cá thể cá chép cùng sống trong một cái ao. B. Một cái ao tự nhiên. C. Tập hợp các loài sinh vật cùng sống trong một cái ao. D. Tập hợp các loài cá sống trong cùng một cái ao. Câu 5. Cho chuỗi thức ăn: Ngô → sâu ăn lá ngô → nhái → rắn hổ mang → diều hâu→ vi khuẩn. Sinh vật tiêu thụ trong chuỗi thức ăn trên là A. nhái, rắn hổ mang, diều hâu. B. sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang, diều hâu. C. ngô, sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang, diều hâu. D. sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang, diều hâu, vi khuẩn. Câu 6. Quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất trong quần xã là quan hệ A. sinh sản. B. dinh dưỡng. C. cạnh tranh. D. hỗ trợ. Câu 7. Đặc điểm dân số của những nước có dạng tháp dân số già là A. Tỉ lệ sinh cao và tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi thấp, tuổi thọ trung bình cao. B. Tỉ lệ sinh thấp và tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi cao, tuổi thọ trung bình thấp.
  6. C. Tỉ lệ sinh cao và tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi cao, tuổi thọ trung bình cao. D. Tỉ lệ sinh thấp và tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi thấp, tuổi thọ trung bình cao. Câu 8. Trong hệ sinh thái đồng cỏ thì hổ là sinh vật A. sản xuất. B. tiêu thụ bậc 1. C. tiêu thụ bậc cao nhất. D. phân giải. VẬN DỤNG Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về rừng mưa nhiệt đới? A. Rừng mưa nhiệt đới là một quần thể sinh vật. B. Rừng mưa nhiệt đới một quần xã thực vật. C. Rừng mưa nhiệt đới là một quần xã sinh vật. D. Rừng mưa nhiệt đới là một hệ sinh thái. Câu 2. Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây? A. Cân bằng sinh học trong quần xã. B. Quần xã không có sự thay đổi. C. Mất cân bằng sinh học trong quần xã. D. Quần xã sẽ dần bị biến mất. Câu 3. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể phụ thuộc vào? A. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong. B. Khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. Tuổi thọ của các cá thể trong quần thể. D. Mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng đực và cái trong quần thể. Câu 4. Trong hệ sinh thái đồng lúa, hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây? A. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ B. Quần thể chim sẻ và quần thể sâu đục thân. C. Quần thể rắn hoa cỏ và quần thể chuột đồng. D. Quần thể cá chép và quần thể cá rô. Câu 5. Năm sinh vật là trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây? A. Cỏ châu chấu trăn gà rừng vi khuẩn. B. Cỏ trăn châu chấu vi khuẩn gà rừng. C Cỏ châu chấu gà rừng trăn vi khuẩn. D. Cỏ châu chấu vi khuẩn gà rừng trăn . VẬN DỤNG CAO Câu 1. Trong quần xã, phát biểu đúng khi nói về sự liên quan giữa độ nhiều và độ đa dạng? A. Độ nhiều và độ đa dạng không liên quan với nhau. B. Độ nhiều càng lớn thì độ đa dạng càng cao. C. Độ nhiều và độ đa dạng có quan hệ thuận nghịch. D. Độ nhiều càng nhỏ thì độ đa dạng càng thấp. Câu 2. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về lưới thức ăn trong hệ sinh thái? (1). Quần xã có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. (2). Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích chỉ có một loài sinh vật. (3). Trong lưới thức ăn, một loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn. (4). Trong lưới thức ăn, sinh vật tiêu thụ phải là động vật ăn thịt. (5). Trong hệ sinh thái chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài. A. 1.B. 2. C. 3.D. 4.
  7. Câu 3. Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất B C D A F E G H I Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn? (1). Lưới thức ăn có tối đa 6 chuỗi thức ăn. (2). Loài A và E tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn. (3). Loài D vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 2 vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3. (4). Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài D. (5). Sự thay đổi số lượng cá thể loài H ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi số lượng cá thể loài I và G. A. 2.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 4. Trên một đồng cỏ, xét chuỗi thức ăn: Thực vật châu chấu ếch rắn. Nếu người ta loại bỏ rắn ra khỏi đồng cỏ thì phát biểu nào sau đây là đúng cho sự thay đổi sinh khối của thực vật ? A. Sinh khối của thực vật sẽ giảm vì số lượng cá thể của quần thể ếch và quần thể châchấu đều tăng. B. Sinh khối của thực vật giảm vì số lượng cá thể của quần thể ếch tăng và thể số lượng cá của quần thể châu chấu giảm. C. Sinh khối của thực vật sẽ tăng vì số lượng cá thể của quần thể ếch và quần thể châu chấu đều giảm. D. Sinh khối của thực vật sẽ tăng vì số lượng cá thể của quần thể ếch tăng, số lượng cá thể của quần thể châu chấu giảm. II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1. Quần thể sinh vật là gì? Nêu đặc trưng cơ bản của quần thể? Câu 2. Nêu những dấu hiệu điển hình của quần xã? THÔNG HIỂU Câu 1. So sánh quần thể và quần xã? Câu 2. Lấy ví dụ về quần thể, quần xã, hệ sinh thái? VẬN DỤNG Câu 1. Trên hệ sinh thái cánh đồng lúa có các sinh vật : lúa, bọ rùa, sâu ăn lá, rắn, ếch nhái, chuột đồng, chim ăn sâu, châu chấu, diều hâu, vi khuẩn. Hãy lập 1 lưới thức ăn có các sinh vật trên. VẬN DỤNG CAO Câu 1. Hãy lập 1 lưới thức ăn có ít nhất 10 loài sinh vật ở một hệ sinh thái tự nhiên? ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM Nhận biết Thông hiểu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D B A D D B C A D A C B B D C Vận dụng Vận dụng cao Câu 1 2 3 4 5 1 2 3 4
  8. Đáp án D A A C C C C C D PHẦN TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1: Quần thể sinh vật là gì? Nêu đặc trưng cơ bản của quần thể? - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. - Những đặc trưng cơ bản của quần thể + Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực với cá thể cái. + Thành phần nhóm tuổi: Nhóm tuổi trước sinh sản, Nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản. + Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 2. Những dấu hiệu điểm hình của quần xã sinh vật? - Dâu hiệu về số lượng các loài trong quần xã + Độ đa dạng: là mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. + Độ nhiều: là mật độ cá thể từng loài trong quần xã. + Độ thường gặp: là tỉ lệ phần trăm số địa điểm bắt gặp 1 loài trong tổng số địa điểm quan sát. - Dấu hiệu thành phần loài trong quần xã + Loài ưu thế: là loài đóng vai trò quan trong trong quần xã. + Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã. THÔNG HIỂU Câu 1. So sánh quần thể sinh vật với quần xã sinh vật: - Giống nhau: quần thể và quần xã đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật trong một khoảng không gian xác định, ở những thời điểm nhất định. - Khác nhau: Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật - Là tập hợp các cá thể sinh vật cùng loài. - Là tập hợp các quần thể sinh vật của các loài khác nhau. - Đơn vị cấu trúc là cá thể, có cấu trúc nhỏ - Đơn vị cấu trúc là quần thể, có cấu trúc lớn hơn hơn quần xã. quần thể. - Mối quan hệ giữa các sinh vật chủ yếu là - Mối quan hệ giữa các sinh vật là quan hệ dinh quan hệ sinh sản và di truyền. dưỡng( khác loài) và quan hệ sinh sản (cùng loài). - Chỉ là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. - Gồm một hay nhiều chuỗi thức ăn. - Không có hiện tượng khống chế sinh - Có hiện tượng khống chế sinh học học. - Độ đa dạng thấp, phạm vi phân bố hẹp - Độ đa dạng cao, phạm vi phấn bố rộng hơn hơn quần xã. quần thể. Câu 2. HS tự lấy ví dụ. VẬN DỤNG THẤP Câu 1. Lập lưới thức ăn Sâu ăn lá Chim ăn sâu Lúa Chuột Rắn Diều hâu Vi khuẩn Châu chấu Bọ rùa Ếch nhái VẬN DỤNG CAO Câu 1. Học sinh tự xây dựng.