Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Xuân Thượng

doc 3 trang nhatle22 3960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Xuân Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_i_truong_thcs_xuan_thu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Trường THCS Xuân Thượng

  1. PHÒNG GD & ĐT XUÂN TRƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I LỚP 9 TRƯỜNG THCS XUÂN THƯỢNG MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS XUÂN THƯỢNG TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh Miennguyenxn@ 1 Nguyễn Văn Miên 1961 Giáo viên 0949.739.056 gmail.com B. NỘI DUNG ĐỀ Phần A: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHẬN BIẾT: Câu 1: Các qui luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí nghiệm mà ông đã tiến hành ở: A. Cây đậu Hà lan B. Cây đậu Hà Lan và nhiều loài khác C. Ruồi giấm D.Trên nhiều loài côn trùng Câu 2: Ý nghĩa sinh học của qui luật phân li độc lập của Menđen là: A. Giúp giải thích tính đa dạng của sinh giới B. Nguồn nguyên liệu của các thí nghiệm lai giống C. Cơ sở của quá trình tiến hoá và chọn lọc D. Tập hợp các gen tốt vào cùng một kiểu gen. Câu 3: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính: A. Luôn luôn là một cặp tương đồng B. Là một cặp tương đồng hay không tương đồng tùy thuộc vào giới tính C. Luôn luôn là một cặp không tương đồng D. Có nhiều cặp, đều không tương đồng Câu 4: Chức năng của ADN là: A. Mang thông tin di truyền B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường C. Truyền thông tin di truyền D. Mang và truyền thông tin di truyền Câu 5: ARN được tổng hợp theo nguyên tắc? A. A = T, G ≡ X B. A = X, G = T C. A = U, G = X D. A = G, T ≡ X Câu 6: Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng: A. AABB B. Aabb C. AaBB D. AaBb THÔNG HIỂU: Câu 7: Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích: A. AA x AA B. Aa x aa C. AA x Aa D. aa x aa Câu 8: Qui luật phân li độc lập các cặp tính trạng được thể hiện ở: A. Con lai luôn đồng tính B. Con lai luôn phân tính C. Sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau D. Con lai thu được đều thuần chủng 1
  2. Câu 9: Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín muộn. Kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp? A. Quả tròn, chín sớm B. Quả dài, chín muộn C. Quả tròn, chín muộn D. Quả dài, chín sớm Câu 10: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là: A. Bộ NST của tế bào mẹ được sao chép nguyên vẹn cho 2 tế bào con B. Sự phân li đồng đều của các NST từ tế bào mẹ đến tế bào con C. Sự nhân đôi của các NST trong quá trình phân bào D. Sự phân li đồng đều chất nhân từ tế bào mẹ đến tế bào con Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tính đặc trưng của bộ NST? A. Mỗi loài có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng B. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng C. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng D. Loài càng tiến hóa thì số lượng NST trong bộ NST càng lớn Câu 12: Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng : A . 2n (đơn ) B. n (đơn) C. 2n (kép) D. n ( kép ) Câu 13: Theo nguyên tắc bổ sung, về số lượng thì trường hợp nào sau đây là đúng? A. A + G = T + X B. A = X, G = T C. A + T = G + X D. A + T + G = G + X + A Câu 14: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin là: A. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit B. Đều được cấu tạo từ các axit amin C. Có kích thước và khối lượng bằng nhau D. Là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. VẬN DỤNG: Câu 15: Bệnh bạch tạng do một gen lặn quy định. Một cặp vợ chồng có màu da bình thường và đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ phần trăm con của họ mắc bệnh bạch tạng là: A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 100%. Câu 16: Một tế bào sinh dục của một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=24 thực hiện quá trình giảm phân. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào con là: A.12 NST đơn B.12 NST kép C.24 NST đơn D.24 NST kép Câu 17: Một đoạn ADN có cấu trúc mạch 1 như sau: – A – T – G – X – X – G – T – A – X – G – Cấu trúc mạch 2 của ADN trên là: A. – A – A – X – G – G – X – A – T – G – X – B. – T – A – X – G – G – X – A – T – G – X – C. – T – A – X – G – X – X – A – T – G – X – D. – T – A – X – G – G – X – G – T – G – X – VẬN DỤNG CAO: Câu 18: Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả màu đỏ, gen a quy định tính trạng màu vàng. Cho cây cà chua quả đỏ lai vói cây cà chua màu vàng thu được 50% quả đỏ và 50% quả vàng. Kiểu gen của cặp bố mẹ là: A. AA x aa B. aa x Aa C. Aa x Aa D. AA x Aa Câu 19: Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau: 2
  3. A. 2 B. 4 C. 8 D. 16 Câu 20: Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Phần B: TỰ LUẬN Câu 1: Biến dị tổ hợp xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Nó có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? Câu 2: So sánh kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân? C. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM & BIỂU ĐIỂM Phần A: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (80 điểm) - Mỗi câu trắc nghiệm khoanh đúng được 4 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp A S B D C A B C C A D C A D A A B B C D án Phần B: TỰ LUẬN (20 điểm) Câu 1: Biến dị tổ hợp xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Nó có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? - Biến dị tổ hợp khá phong phú ở hình thức sinh sản hữu tính (5 điểm). - BiÕn dÞ tæ hîp lµ nguyªn liÖu quan träng ®èi víi chän gièng vµ tiÕn ho¸ (5 điểm). Câu 2: So sánh kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân: - Quá trình nguyên phân 1tế bào mẹ (2n NST) tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống bộ NST của tế bào mẹ (2n NST) (5 điểm). - Quá trình giảm phân từ 1tế bào mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n NST) (5 điểm). * Lưu ý: - Từ các câu hỏi biên soạn có thể sử dụng phần mềm đảo câu hỏi trắc nghiệm ra các mã đề khác nhau nên sẽ có số thứ tự câu và đáp án tương ứng với mỗi mã đề. - Khi lấy điểm GV làm tròn và chuyển về hệ số điểm 10. 3