Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2017-2018

doc 9 trang nhatle22 5640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2017-2018

  1. KIỂM TRA SINH HỌC 9 GDI Năm học 2017 - 2018 ( Thời gian làm bài: 45 phút) * Đề: A/ Trắc nghiệm(5 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Cho cà chua thân cao ( DD) là trội lai với cà chua thân lùn (dd) là lặn. Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là bao nhiêu? A. 1DD: 1dd B. 1DD: 2Dd: 1dd C. 1Dd: 2Dd: 1dd D. 1Dd : 1dd Câu 2: Ở cà chua, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Tỉ lệ kiểu hình của F1 trong phép lai quả đỏ dị hợp tử với quả vàng là bao nhiêu? A. 50% Quả đỏ:50% quả vàng B. 75% Quả đỏ:25% quả vàng C. 25% Quả đỏ:25% quả vàng D. 100 % Quả đỏ Câu 3: Ở người, mắt đen do gen Đ quy định là trội hoàn toàn so với mắt nâu do gen đ quy định. Một phụ nữ mắt nâu muốn chắc chắn(100%) sinh ra những đứa con mắt đen thì phải lấy chồng có kiểu hình và kiểu gen như thế nào? A. Mắt đen (ĐĐ) B. Mắt đen(Đđ) C. Mắt nâu (đđ) D. Không thể có khả năng đ Câu 4: (Bài 2/ SGK- trang 22) Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau: P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm F1: 75% thân đỏ thẫm: 25% thân xanh lục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây: A. P: AA x AA B. P: AA x Aa C. P: AA x aa D. P: Aa x Aa Câu 5: Phát biểu nội dung quy luật phân tính của Menđen: a. Đời F2 thu được tỉ lệ KH là 3 trội: 1 lặn b. Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P c. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử d. Đời F2 thu được tỉ lệ KH là 9: 3: 3: 1 Câu 6: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả: a. A = X, G = T c. A + T = G + X b. A = G, T = X d. A + G = T + X Câu 7: Ý nghĩa của biến dị tổ hợp trong chọn giống và tiến hoá a. Là nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống và tiến hoá b. Là nguồn giống thuần chủng trong chọn giống và tiến hoá c. Là nguồn gen giống bố mẹ cần được duy trì và bảo tồn d. Không mang lại ý nghĩa gì Câu 8: Hoạt động cơ bản của NST trong kì trung gian của nguyên phân: a. Đóng xoắn, tự nhân đôi thành NST c. Đóng xoắn, phân đôi thành NST kép đơn b. Duỗi xoắn, tự nhân đôi thành NST d. Duỗi xoắn, phân đôi thành NST kép đơn
  2. Câu 9: Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin về protein cần tổng hợp là: a. tARN c. rARN b. mARN d. Cả 3 loại ARN trên Câu 10: Cho đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau: Mạch 1: – A – G – X – T – T – A – G – Mạch 2: – T – X – G – A – A – T – X – Hãy xác định trình tự đoạn ARN được tổng hợp từ mạch 2 của đoạn ADN trên a. – A – G – X – T – T – A – G – c. – A – G – X – U – U – A – G – b. – T – X – G – A – A – T – X – d. – U – G – X – U – U – U – G – B/ Tự luận ( 5 điểm): Câu 1(2,5đ) Trình bày các diễn biến cơ bản của NST qua quá trình giảm phân. Câu 2 (1,5đ): Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Câu 3. ( 1 điểm) Cho đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau: Mạch 1: – A – G – X – T – T – A – G – Mạch 2: – T – X – G – A – A – T – X – -> Hãy xác định trình tự Nucleotit của 2 ADN con được tổng hợp từ đoạn ADN trên. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN I.Tự luận: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A A D B D A B B A II.Phần tự luận(7đ) Câu 1(2đ) Những biến đổi cơ bản của NST ở các kì Các kì Lần phân bào I Lần phân bào II - Các NST kép xoắn, co ngắn. - NST co lại cho thấy số lượng NST Kì - Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp kép trong bộ đơn bội. đầu(0,5đ) hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo nhau, sau đó lại tách dời nhau. - Các cặp NST kép tương đồng tập trung và - NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt Kì xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng phẳng xích đạo của thoi phân bào. giữa(0,5đ) xích đạo của thoi phân bào. Kì - Các cặp NST kép tương đồng phân li độc - Từng NST kép tách ở tâm động sau(0,5đ) lập và tổ hợp tự do về 2 cực tế bào. thành 2 NST đơn phân li về 2 cực
  3. của tế bào. - Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới - Các NST đơn nằm gọn trong nhân Kì được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội mới được tạo thành với số lượng là cuối(0,5đ) (kép) – n NST kép. đơn bội (n NST). Câu 2(2đ) Sơ đồ(1đ) Gen (ADN)(0,25đ)  ARN(0,25đ)  protein(0,25đ)  tính trạng(0,25đ). Giải thích (1đ) + Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.(0,25đ) + mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu tạo nên prôtêin.(0,25đ) + Prôtêin biểu hiện thành tính trạng cơ thể.(0,25đ) Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng.(0,25đ) Câu 3( 1đ): Mỗi đoạn mạch ADN con có cấu trúc như sau: Mạch 1: – A – G – X – T – T – A – G – Mạch 2: – T – X – G – A – A – T – X – KIỂM TRA SINH HỌC 9 HKI Năm học 2017 - 2018 ( Thời gian làm bài: 45 phút) * Đề I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Khoanh tròn vào chữ (a, b, c ) chỉ ý trả lời đúng nhất trong các câu sau đây: Câu 1: Cấu trúc điển hình của NST gồm hai crômatit đính nhau ở tâm động được biểu hiện ở kì nào? a. Kì đầu b. Kì giữa c. Kì sau d. Kì cuối Câu 2: Một đoạn ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại prôtêin được gọi là: a. Mạch của ADN b. Nhiễm sắc thể c. Crômatit d. Gen Câu 3: Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II có 8 NST đơn. Bộ NST 2n của loài đó là: a. 4 b. 8 c. 16 d. 32
  4. Câu 4: Một gen có 3000(Nu), trong đó số nuclêôtit loại T= 900. Hỏi số nuclêôtit loại X bằng bao nhiêu? a. 1500 b. 900 c. 600 d. 2100 Câu 5: Biến dị tổ hợp là? a. Sự tổ hợp lại các tính trạng của bố và mẹ làm xuất hiện các kiểu hình khác P. b. Là kết quả kiểu hình của bố và mẹ. c. Có ý nghĩa quan trọng trong trọn giống và tiến hóa. d. Tập hợp các tính trạng tốt từ bố và mẹ. Câu 6: Hai tế bào 2n giảm phân bình thường thì kết quả sẽ là a. Tạo ra 4 tế bào 2n. b. Tạo ra 8 tế bào 2n c. Tạo ra 8 tế bào n. d. Tạo ra 4 tế bào n II/ TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 1: Cho một đoạn mạch của ARN có trình tự của các nuclêôtit như sau: – A – U – G – X – X – U – A – G – G – Hãy xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên. Câu 2: Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường?. Câu 3: Ở đậu Hà lan, khi cho đậu Hà lan thân cao thuần chủng lai với đậu Hà Lan thân thấp thì thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2 có 335 cây thân cao : 115 cây thân thấp. a. Hãy biện luận và viết sơ đồ cho phép lai trên. b. Khi cho đậu Hà lan F1 lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào ? HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN I/TRẮC NGHIỆM: (3 đ) – Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B d B C a C II/ TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 HS viết được 2 mạch của AND (2 điểm) ARN – A – U – G – X – X – U – A – G – G – ADN (Mạch gốc) – T – A – X – G – G – A – T – X – X – 1 điểm Mạch bổ sung – A – T – G – X – X – T – A – G – G – 1 điểm 2 NST thường NST giới tính (2 điểm) - Thường gồm nhiều cặp NST ( lớn hơn 1 cặp), luôn tồn tại 1 điểm thành từng cặp NST tương đồng.
  5. - Gen trên NST thường tồn tại thành từng cặp gen tương ứng. 0,5 điểm - Mang gen quy định các tính trạng thường của cơ thể - Chỉ có 1 cặp, có thể tồn tại thành cặp tương đồng hoặc 0,5 điểm không tương đồng tuỳ giới tính và tuỳ từng loài. - Gen trên NST giới tính XY tồn tại thành nhiều vùng. - Mang gen quy định tính trạng thường và gen quy định tính trạng liên quan tới giới tính 3 a. Vì F2 thu được 335cao : 115 thấp kết quả này tương (3 điểm) đương với tỉ lệ 3 cao : 1 thấp Theo qui luật phân ly của Menđen -> Thân cao là tính 0,5 điểm trạng trội hoàn toàn so với thân thấp Qui ước: Gen A qui định tính trạng thân cao 0,5 điểm Gen a qui định tính trạng thân thấp F2 có tỉ lệ 3:1-> F1 dị hợp về một cặp gen -> P thuần chủng Ta có sơ đồ lai: Ptc: : AA (thân cao) x aa (thân thấp) GP A a F1 Aa (100% thân cao) 0,5 điểm F1 x F1: Aa (thân cao) x Aa (thân cao) GF1 A, a A,a F2 1AA : 2Aa :1aa Kiểu hình: 3 thân cao : 1 thân thấp 0,5 điểm b. Cho F1 lai phân tích FB : ( F1) Aa (thân cao) x aa (thân 0,5 điểm thấp) GFB A, a a F2 1Aa : 1aa 0,5 điểm Vậy khi cho đậu Hà Lan F1 lai phân tích thì cho kết quả: 1thân cao: 1 thân thấp.
  6. KIỂM TRA SINH HỌC 9 GĐIII Năm học 2017 - 2018 ( Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ : I. Trắc nghiệm:(3đ) Câu 1: Trong số động vật có xương sống, lớp động vật nào có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường? A. Lớp Cá, lớp Ếch nhái. C. Lớp Chim, lớp Thú B. Lớp Bò sát. D. Cả A và B Câu 2: Dấu hiệu nào sau đây không là dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể? A. Tỉ lệ giới tính C. Độ nhiều B. Mật độ quần thể. D. Thành phần nhóm tuổi Câu 3: Sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất trong 1 chuỗi thức ăn: A. Thực vật C. Động vật B. Vi sinh vật D. Cả a và b Câu 4: Ở địa y, quan hệ giữa nấm và tảo là mối quan hệ: A. Cộng sinh C. Cạnh tranh B. Hội sinh D. Kí sinh Câu 5: Trong quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật: A. Không loài nào có lợi C. Một loài được lợi và loài kia bị hại B. Không loài nào bị hại D. Cả 2 loài đều có lợi Câu 6: Nhiệt độ cơ thể sinh vật không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường là: A. Sinh vật biến nhiệt C. Động vật nguyên sinh B. Sinh vật hằng nhiệt D. Cả 3 ý trên điều đúng II. Tự luận:(7đ) Câu 1: Thế nào là một quần xã sinh vật? Những dấu hiệu điển hình của một quần xã? Câu 2: Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn là gì? Cho ví dụ về chuỗi thức ăn có 4, 5, 6 mắc xích? Câu 3: Từ bảng số lượng cá thể của 3 loài sau, hãy vẽ tháp tuổi của từng loài và cho biết tháp đó thuộc dạng tháp gì? * Bảng số lượng cá thể ở 3 nhóm tuổi của Rắn, Chim sâu và Hươu: Loài sinh vật Nhóm tuổi trước Nhóm tuổi sinh Nhóm tuổi sau sinh sản sản sinh sản Rắn 50 con/ha 48 con/ha 10 con/ha Chim sâu 75 con/ha 25 con/ha 5 con/ha Hươu 15 con/ha 50 con/ha 5 con/ha
  7. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm: ( 3đ ) Mỗi ý đúng 0,5đ Câu 1: D ; Câu 2: C ; Câu 3: A ; Câu 4: D ; Câu 5: C ; Câu 6: B. II. Tự luận: (7đ ) Câu 1: - Nêu được khái niệm quần xã sinh vật. ( 1đ ) - Những dấu hiệu điển hình của một quần xã (1đ ) Câu 2: - Nêu khái niệm chuỗi thức ăn. (0,5đ ) - Nêu khái niệm lưới thức ăn. (0,5đ ) - Ví dụ về chuỗi thức ăn có 4,5,6 mắc xích. (1,5đ ) Câu 3: - Vẽ đúng 3 tháp tuổi của Rắn, Chim sâu và Hươu. (1,5đ ) - Tháp tuổi của Rắn có dạng ổn định, tháp tuổi của chim sâu có dạng phát triển còn tháp tuổi của Hươu dạng giảm sút. ( 1đ ) KIỂM TRA SINH HỌC 9 HKII Năm học 2017 - 2018 ( Thời gian làm bài: 45 phút) *Đề I/ TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) Khoanh tròn vào chữ (A,B,C ) chỉ ý trả lời đúng nhất trong các câu sau đây: Câu 1: Đặc điểm ngủ đông của động vật giúp chúng: A. Báo hiệu mùa lạnh đã đến. B. Thích nghi với môi trường. C. Thích nghi và tồn tại D. Sinh trưởng phát triển vào mùa đông. Câu 2: Mối quan hệ giữa Nấm và Tảo tạo thành Địa y là mối quan hệ. A. Dinh dưỡng B. Hội sinh C. Cộng sinh D. Hợp tác. Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu của đấu tranh cùng loài là: A. Do chúng có cùng nhu cầu sống và khi nguồn sống hạn hẹp. B. Mật độ cao C. Điều kiện sống thay đổi. D. Chống lại điều kiện bất lợi. Câu 4: ứng dụng của sự thích nghi của thực vật với ánh sáng, người ta đã trồng. A. Cây ưa sáng trước, cây ưa bóng sau. B. Cây ưa bóng trước, cây ưa sáng sau. C. Cây nào trồng trước là tuỳ thuộc vào tốc độ của hai giống. D. Đồng thời cùng một lúc hai loại cây này. Câu 5: đặc trưng quan trọng nhất của quần thể là:
  8. A. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. B. Thành phần nhóm tuổi. C. Mật độ D. Thành phần nhóm tuổi, mật độ Câu 6: Mối quan hệ hai bên cùng có lợi và nhất thiết phải có nhau được gọi là: A. Quan hệ hội sinh B. Quan hệ cộng sinh C. Quan hệ hợp tác D. Quan hệ hỗ trợ Câu 7: Mối quan hệ hai bên cùng có lợi và không nhất thiết phải có nhau được gọi là: A. Quan hệ hội sinh B. Quan hệ cộng sinh C. Quan hệ hợp tác D. Quan hệ hỗ trợ Câu 8: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn nơi ở và các điều kiện sống khác được gọi là: A. Quan hệ kí sinh B. Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. C. Quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ cạnh tranh. II/ TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu 1: (1,5đ) Đột biến gen là gì? Nguyên nhân gây đột biến gen. Câu 2: (1,5đ) Trẻ đồng sinh là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng? Câu 3: (2đ) Một phân tử ADN có chiều dài 3162A0, số lượng Nuclêôtit loại Timin là 120 Nu. a/ Tính số Nuclêôtit mỗi loại trong phân tử ADN. b/ Khi phân tử ADN này tự nhân đôi 2 lần, tính số Nu mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp? Câu 4 : ( 1,0đ ) Sự khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I/TRẮC NGHIỆM: (4,0đ) Mỗi ý đúng 0,5đ Câu 1: C Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: B Câu 7: C Câu 8: D II/ TỰ LUẬN: (6,0đ) Câu 1: (1,5đ) - Khái niệm đột biến gen: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hợăc 1 số cặp Nu. (0,75đ) - Nguyên nhân + Trong điều kiện tự nhiên + Trong thực nghiệm(0,75đ) Câu 2: (1,5đ)
  9. - Khái niệm trẻ đồng sinh: Là những đứa trẻ được sinh ra trong cùng 1 lần sinh.(0,75đ) - Sự khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng: Có bộ NST khác nhau (0,75đ) Câu 3: (2đ) a. Số Nu mỗi loại trong phân tử ADN: (1đ ) ZNu = 1860 Nu Theo đề: A = T = 120 Mà A + G = 930 => G = X = 810 b. Khi gen tự nhân đôi 2 lần đã nhận từ môi trường nội bào số Nu mỗi loại là:( 1đ ) n Amt = Tmt = Agen ( 2 - 1 ) = 120 . 3 = 360 Nu n Gmt = Xmt = Ggen ( 2 -1 ) = 810 . 3 = 2430 Nu Câu 4 : (1.0đ ) Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến: Thường biến: Đột biến: - Biến đổi KH do ảnh hưởng của môi - Biến đổi cơ sở vật chất di truyền: ADN, trường. NST. - Không di truyền. - Di truyền. - Phát sinh đồng loạt trong cùng 1 môi - Xuất hiện ngẫu nhiên với tần số thấp trường , định hướng - Không bẩm sinh - Có bẩm sinh . - Có ý nghĩa thích nghi nên có lợi - Đa số có hại