Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Quất Lâm

doc 8 trang nhatle22 4700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Quất Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_1_truong_thcs_quat_lam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Quất Lâm

  1. PHÒNG GD&ĐT GIAO THUỶ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - LỚP 9 TRƯỜNG THCS T.T QUẤT LÂM MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài 45 phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS T.T QUẤT LÂM Địa chỉ mail của nhà trường:thcsttquatlam@gmail.com T Họ và tên Năm sinh Chức vụ SĐT Mail T 1 Trần Thị Hoa 1982 Giáo viên 0944602757 Nhankhoi2014@gmail .com 2 Mai thị PhươngThảo 1982 Giáo viên 0123596156 9 3 Nguyễn Văn Trung 1978 Giáo viên 0975629697 B. NỘI DUNG ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 9 I. TRẮC NGHIỆM: Đánh dấu vào đầu câu chỉ đáp án đúng: NHẬN BIẾT Câu 1. Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là A. Con lai phải luôn có hiên tượng đồng tính. B. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu. C. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu. D. Cơ thể được chọn lai đều mang các tính trội. Câu 2. Ý nghĩa sinh học của qui luật phân li độc lập của Menđen là A. Giúp giải thích tính đa dạng của sinh giới. B. Nguồn nguyên liệu của các thí nghiệm lai giống. C. Cơ sở của quá trình tiến hoá và chọn lọc. D. Tập hợp các gen tốt vào cùng một kiểu gen. Câu 3. Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng được gọi là A. Cặp gen tương phản. B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản. C. Hai cặp tính trạng tương phản. D. Cặp tính trạng tương phản. Câu 4. Trong nguyên phân, các NST đóng xoắn cực đại ở A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối. Câu 5. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng có đặc điểm: A. Giống nhau về màu sắc.B. Giống nhau về hình thái, kích thước. C. Có cùng nguồn gốc.D. Là cặp nhiễm sắc thể giới tính. Câu 6. Trong giảm phân, sự tự nhân đôi NST xảy ra ở A. kì trung gian của lần phân bào I. B. kì giữa của lần phân bào I. C. kì trung gian của lần phân bào II. D. kì giữa của lần phân bào II. Câu 7. Cấu trúc bậc 3 của prôtêin có đặc điểm nào sau đây:
  2. A. Một chuỗi axit amin xoắn cuộn lại. B. Hai chuỗi axit min xoắn lò xo. C. Một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại. D. Hai chuỗi axit amin. Câu 8. Chức năng của tARN là: A. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào B. Tham gia cấu tạo màng tế bào C. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm D. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin Câu 9. Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với A. T mạch khuôn. B. G mạch khuôn. C. A mạch khuôn. D. X mạch khuôn. THÔNG HIỂU Câu 1. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích: A. Aa x Aa B. Aa x aa C. Aa x AA D. aa x aa Câu 2. Ở Đậu Hà Lan các tính trạng quả tròn, chín sớm là trội hoàn toàn so với quả dài, chín muộn. Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài, chín muộn. Kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp: (1) Quả tròn, chín sớm. (2) Quả tròn, chín muộn. (3) Quả dài, chín muộn. (4) Quả dài, chín sớm. A. (1), (3).B. (1), (4)C. (2), (3).D. (2), (4) Câu 3. Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8 đang ở kì giữa của nguyên phân , số lượng NST kép và NST đơn là bao nhiêu: A. NST kép là 8, NST đơn là 0 B. NST kép là 8, NST đơn là 16. C. NST kép là 16, NST đơn là 0 D. NST kép là 16 , NST đơn là 32. Câu 4. Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần. B. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần. C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần. D. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần. Câu 5. Quan sát một tế bào sinh dục sơ khai đực ở kì trước nguyên phân thấy có 12 NST kép. Số NST đơn trong tế bào ở kì sau của nguyên phân là A. 12B. 24 C. 36 `D. 48 Câu 6. Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì: A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ D. Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường VẬN DỤNG Câu 1. Khi lai hai giống đậu Hà Lan thì ở F1 có tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng là 3 hạt vàng: 1 hạt xanh; 1 hạt trơn:1 hạt nhăn. Các cặp tính trạng di truyền độc lập. Kiểu hình đậu hạt vàng, vỏ nhăn ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 1/4.B. 3/4.C. 3/8. D. 3/16.
  3. Câu 2. Trong số các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nguyên phân? (1) Nguyên phân chỉ xảy ra đối với tế bào sinh dưỡng. (2) Nguyên phân giúp cho cơ thể đa bào lớn lên. (3) Nguyên phân góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể 2n ở loài sinh sản hữu tính. (4) Sự kiện quan trọng nhất trong nguyên phân là sự đóng xoắn của nhiễm sắc thể. (5) Sự phân li của nhiễm sắc thể trong nguyên phân là một nguyên nhân làm cho các tế bào con sinh ra có bộ NST giống hệt bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 3. Trong thụ tinh sự kiên quan trọng nhất là : A. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái. B. Sự tạo thành hợp tử . C. Sự kết hợp nhân của hai giao tử D. Các giao tử kết hợp với nhau theo tỉ lệ 1 : 1 Câu 4. Một đoạn mạch của gen được dùng làm mạch khuôn để tổng hợp ARN có trình tự các nucleotit như sau: - A – G – T – A – X – T – A – G – Trình tự nucleotit của đoạn ARN được tổng hợp là A. – T – X – A – T – G – A – T – X – B. – T – X – U – T – G – U – T – X – C. – U – X – A – U – G – A – U – X – D. – U – X – T – U – G – T – U – X – Câu 5. Một gen có chiều dài 2550 Å và có 420 nucleotit loại Ađênin. Số lượng nucleotit loại guanin của gen đó là bao nhiêu? A. 230B. 330 C. 460D. 680 II. TỰ LUẬN Câu 1. Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ sau như thế nào? 1 2 Gen (một đoạn ADN) mARN Prôtêin Câu 2. Ở bí, gen A quy định tính trạng quả tròn trội so với gen a quy định tính trạng quả dài. Hãy xác định kết quả về kiểu gen và kiểu hình của con lai F1 khi cho cây bí quả đỏ giao phấn với cây bí quả dài. III. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TRẮC NGHIỆM Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 Đáp B B A A D C B B C C B C A D A D C C A A án Điểm 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ: 1. Gen (một đoạn ADN) mARN: A – U, T – A, G – X, X – G. (5đ)
  4. 2. mARN Prôtêin: A – U, G –X. (5đ) Câu 2. Phép lai: P: quả tròn x quả dài Cây P: quả tròn mang 1 trong các kiểu gen AA hoặc Aa (2 đ) quả dài mang kiểu gen aa. Có thể xảy ra 2 trường hợp sau: - Trường hợp 1: (4đ) P: quả tròn x quả dài AA aa G: A a F1: KG: Aa KH: 100% quả tròn - Trường hợp 2: (4đ) P: quả tròn x quả dài Aa aa G: A, a a F1: KG: 1Aa : 1aa KH: 1quả tròn : 1 quả dài C. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHO CHỦ ĐỀ “ HỆ SINH THÁI” I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1. Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định được gọi là A. Nhóm sinh vật B. Quần xã sinh vật C. Quần thể sinh vật D. Số lượng sinh vật Đáp án : C Câu 2. Đặc điểm sau đây không được xem là điểm đặc trưng của quần thể : A. Tỷ lệ giới tính của các cá thể trong quần thể B. Thời gian hình thành của quần thể C. Thành phần nhóm tuổi của các cá thể D. Mật độ của quần thể Đáp án : B Câu 3. Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác là A. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá B. Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế C. Pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, hôn nhân D. Tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản Đáp án : C Câu 4. Đặc điểm có ở quần xã và không có ở quần thể sinh vật là A. Các cá thể cùng một loài B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật
  5. D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản Đáp án : C Câu 5. Trong quần xã loài ưu thế là loài : A. Có số lượng ít nhất trong quần xã B. Có số lượng nhiều nhất trong quần xã C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã D. Có vai trò quan trọng trong quần xã Đáp án : D Câu 6. Các sinh vật khác loài có quan hệ A. hỗ trợ hoặc cạnh tranh. B. hỗ trợ hoặc đối địch. C. cạnh tranh hoặc hội sinh. D. cộng sinh hoặc đối địch. Đáp án : B Câu 7. Sinh vật nào sau đây luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn: A. Cây xanh và động vật B. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ C. Động vật, vi khuẩn và nấm D. Cây xanh, vi khuẩn và nấm Đáp án : D Câu 8. Một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích vừa tiêu thụ mắt xích trước nó vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ, dãy loài sinh vật trên được gọi là A. Chuỗi thức ăn B. Lưới thức ăn C. Quần xã sinh vật D. Quần thể sinh vật Đáp án : A THÔNG HIỂU Câu 1. Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật A. Các cây xanh trong một khu rừng B. Các động vật cùng sống trên cùng một đồng cỏ C. Các cá thể chuột đồng trên một cánh đồng lúa. D. Các con cá chép trong một chậu. Đáp án : C Câu 2. Điều cần làm sau đây là để góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững là A. Quy hoạch hợp lý việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý B. Có chính sách phát triển dân số hợp lý C. Trồng cây gây rừng và bảo vệ phục hồi động vật hoang dã D. Sử dụng tài nguyên hợp lý, phát triển dân số hợp lý, trồng cây gây rừng Đáp án : D Câu 3. Yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc tăng, giảm dân số ở quần thể người là: A. Mật độ dân số trên một khu vực nào đó B. Tương quan giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong C. Tỷ lệ giới tính D. Mật độ và lứa tuổi trong quần thể người
  6. Đáp án : B Câu 4. Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã từ dạng khởi đầu được thay thế bằng các quần xã khác nhau và cuối cùng dẫn đến một quần xã ổn định được gọi là: A. Biến độ số lượng cá thể sinh vật B. Diễn thế sinh thái C. Điều hoà mật độ cá thể của quần xã D. Cân bằng sinh thái Đáp án : B Câu 5. Chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây : A. Sinh vật phân giải cung cấp chất hữu cơ cho các sinh vật khác B. Thiếu cây xanh thì không tồn tại các chuỗi và lưới thức ăn C. Nếu thiếu cây xanh thì động vật đóng vai trò sinh vật sản xuất D. Cây xanh có thể là sinh vật phân giải trong những điều kiện đặc biệt Đáp án : B Câu 6. Trật tự các mắt xích nào sau đây đúng với một chuỗi thức ăn có thể có trong tự nhiên : A. Rong cá nhỏ cá lớn vi khuẩn phân giải . B. Hạt lúa chim ăn hạt thỏ vi khuẩn phân giải . C. Lá cây châu chấu bò vi khuẩn phân giải . D. Hạt lúa gà sâu bọ vi khuẩn phân giải . Đáp án :A Câu 7. Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất: A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp. B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. C. Phân giải xác động vật và thực vật. D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ. Đáp án :A Câu 8. Hãy chọn trả lời đúng trong các đáp án dưới đây về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn: A. Sinh vật sản xuất -> Sinh vật phân giải -> Sinh vật tiêu thụ B. Sinh vật tiêu thụ -> Sinh vật sản xuất-> Sinh vật phân giải C. Sinh vật sản xuất -> Sinh vật tiêu thụ -> Sinh vật phân giải D. Sinh vật phân giải -> Sinh vật sản xuất-> Sinh vật tiêu thụ Đáp án : C VẬN DỤNG Câu 1. Yếu tố tác động làm thay đổi mật độ của quần thể là : A. Tỷ lệ tử vong của quần thể B. Biến động của điều kiện sống như lũ lụt, cháy rừng, dịch bệnh C. Tỷ lệ sinh sản của quần thể D. Tỷ lệ tử vong, tỷ lệ sinh sản và biến động của điều kiện sống của quần thể Đáp án : D Câu 2. Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên: A. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông. B. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi. C. Các con sói trong một khu rừng. D. Các con ong mật trong một vườn hoa.
  7. Đáp án : B Câu 3. Hoạt động nào dưới đây có chu kì ngày- đêm? A. Sự di trú của chim khi mùa đông về B. Gấu ngủ đông C. Cây phượng vĩ ra hoa D. Lá của các cây họ đậu khép lại vào lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc buổi sáng Đáp án : D Câu 4. Tập hợp các sinh vật nào dưới đây được coi là một quần xã? A. Tôm, cá trong Hồ Tây. B. Đồi cọ ở Phú Thọ C. Đàn voi trong rừng. D. Những con hổ sống trong vườn bách thú. Đáp án : B Câu 5. Chuỗi thức ăn nào dưới đây có 4 mắt xích A. Cây xanh châu chấu gà cáo vi khuẩn B. Cây xanh thỏ chim đại bàng vi khuẩn C. Cây xanh chuột vi khuẩn D. Cây xanh thỏ vi khuẩn Đáp án : B VẬN DỤNG CAO Cho lưới thức ăn sau: Chuột Mèo Cây xanh Thỏ Cáo Vi khuẩn Gà Rắn Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn trên A. Chuột là mắt xích chung trong lưới thức ăn B. Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn C. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích D. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn Đáp án : C Câu 2. Tên của các sinh vật tiêu thụ là mắt xích chung của lưới thức ăn trên là A. Thỏ, gà, mèo, cáo B. Chuột, thỏ, gà, mèo, cáo, rắn C. Gà, mèo, cáo, rắn D. Chuột, thỏ, mèo, cáo, rắn Đáp án : A Câu 3. Mối quan hệ hỗ trợ tồn tại trong các nhóm sinh vật nào sau đây: A. Bầy trâu rừng sống trong rừng mưa nhiệt đới. B. Các con chuột, thỏ, gà, mèo, cáo, rắn sống trong một khu vườn. C. Các cây nhãn D. Lúa và cỏ dại ngoài đồng Đáp án : A II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT
  8. Câu 1. Nêu hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh? Đáp án : Thiếu lương thực, nhà ở, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thiếu trường học,y tế, bệnh viện Câu 2. Kể tên các thành phần chủ yếu trong hệ sinh thái ? Đáp án : Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần chủ yếu sau: - Các thành phần vô sinh. - Sinh vật sản xuất là thực vật. - Sinh vật tiêu thụ là động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. - Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm THÔNG HIỂU Câu 1. Mật độ quần thể điều chỉnh ở mức độ cân bằng như thế nào? Đáp án: Khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng. Câu 2. Khi số lượng cá thể trong đàn vượt quá giới hạn sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hậu quả ? Đáp án : Khi số lượng cá thể trong đàn vượt quá giới hạn sẽ xảy ra quan hệ cạnh tranh cùng loài  1 số cá thể tách khỏi nhóm (động vật) hoặc sự tỉa thưa ở thực vật. VẬN DỤNG Câu 1. Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp gì để giữ mật độ thích hợp? Đáp án : Biện pháp: trồng dày hợp lí , tách đàn, cung cấp thức ăn đầy đủ, loại bỏ cá thể yếu trong đàn VẬN DỤNG CAO Câu 1. Hãy viết một lưới thức ăn gồm 4 chuỗi thức ăn? Đáp án :VD: sâu Gà Cây xanh Nai Hổ Vi khuẩn Chuột Mèo