Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Mỹ Hưng

doc 8 trang nhatle22 3450
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Mỹ Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_1_truong_thcs_my_hung.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 1 - Trường THCS Mỹ Hưng

  1. PHÒNG GD&ĐT MỸ LỘC ĐỀ KIỂM TRA LỚP 9 TRƯỜNG THCS MỸ HƯNG MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài phút A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TRƯỜNG THCS MỸ HƯNG Địa chỉ mail của nhà trường: thcsmyhung18@gmail.com TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Trần Thị 1978 Giáo viên 0942370269 long106nvt@gmail.com Lan 2 Đặng Thị 1984 Nhóm 0978213129 linhanhhiep@gmail.com Xuyến trưởng 3 Trần Thị 1987 Giáo viên 0987489567 saonhobanmai@gmail.com Thu Hường B. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1: Cách sống cơ bản của con người trong thời kì nguyên thủy là A. trồng trọt và chăn nuôi. B. săn bắt động vật và hái lượm. C. đốt rừng và chăn thả gia súc. D. khai thác khoáng sản và đốt rừng. Câu 2: Trong xã hội nông nghiệp con người bắt đầu biết A. săn bắt động vật và hái lượm. B. đốt rừng và chăn thả gia súc. C. trồng trọt và chăn nuôi. D. khai thác khoáng sản và đốt rừng. Câu 3: Điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp là vào thế kỉ A. XVI. B. XVII. C. XVIII. D. XIX. Câu 4: Thành quả kĩ thuật quan trọng để con người chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc là chế tạo A. xe ô tô. B. máy hơi nước. C. các động cơ điện. D. máy bay và tàu thủy. Câu 5: Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là do
  2. A. hoạt động của con người gây ra. B. núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm. C. dịch bệnh làm chết nhiều người hay động vật. D. thiên tai lũ lụt tạo làm nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển. Câu 6: Các khí thải nào sau đây gây độc hại cho cơ thể sinh vật? A. Khí cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), khí cacbonic (CO2), nitơ điôxit (NO2), khí hidro (H2). B. Khí cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), khí cacbonic (CO2), nitơ điôxit (NO2). C. Khí cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), khí cacbonic (CO2), nitơ điôxit (NO2), khí oxi (O2). D. Khí cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO2), khí cacbonic (CO2), nitơ (N2). Câu 7: Đồ cao sư, đồ nhựa, giấy, đồ thuỷ tinh là các chất thải A. nông nghiệp. B. xây dựng. C. y tế. D. công nghiệp. Câu 8: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất phóng xạ là A. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học. B. xây dựng nơi quản lí thật chặt các chất gây nguy hiểm cao. C. sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn. D. hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông. THÔNG HIỂU Câu 1: Con người săn bắt động vật hoang dã dẫn đến hậu quả A. mất nhiều loài sinh vật. B. mất nơi ở của sinh vật. C. xói mòn và thoái hóa. D. ô nhiễm môi trường. Câu 2: Việc hái lượm của con người dẫn đến hậu quả A. cháy rừng. B. xói mòn và thoái hóa đất. C. ô nhiễm môi trường. D. mất nhiều loài sinh vật. Câu 3: Hoạt động nào của con người gây hậu quả phá hoại môi trường lớn nhất? A. Săn bắt động vật hoang dã. B. Đốt rừng lấy đất trồng trọt. C. Chăn thả gia súc. D. Khai thác khoáng sản. Câu 4: Hậu quả nghiêm trọng của việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng là
  3. A. gây xói mòn đất. B. làm khí hậu thay đổi. C. gây lũ lụt. D. mất nơi ở của các loài sinh vật. Câu 5: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là A. phá huỷ thảm thực vật từ từ đó gây nhiều hậu quả xấu. B. gây ra chiến tranh làm tiêu huỷ sức người, sức của và ô nhiễm môi trường. C. cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái ở nhiều vùng. D. phá huỷ môi trường nước. Câu 6: Những biện pháp nào dưới đây giúp bảo vệ và cải tạo môi trường? (1). Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. (2). Tăng cường trồng rừng ở khắp mọi nơi. (3). Bảo vệ các loài sinh vật. (4). Kiểm soát và giảm thiều các nguồn chất thải gây ô nhiễm. (5). Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao. A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (4), (5). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (3), (4), (5). Câu 7: Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay là A. khai thác nhiều hơn trồng. B. trồng và khai thác tuỳ tiện. C. trồng nhiều hơn khai thác. D. trồng và khai thác theo kế hoạch. Câu 8: Hành động nào sau đây hủy hoại tài nguyên? A. Định canh, định cư. B. Trồng cây gây rừng. C. Du canh, du cư. D. Xây dựng, bảo tồn rừng quốc gia. VẬN DỤNG Câu 1: Để hạn chế ô nhiễm không khí, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. B. Tạo bể lắng và lọc nước thải. C. Xây dựng các nhà máy xử lí rác. D. Sử dụng nhiều năng lượng sạch (năng lượng gió, mặt trời ). Câu 2: Hoạt động nào là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất tại các đô thị ở Việt Nam ? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp.
  4. C. Thương mại. D. Tiêu dùng trong dân dụng. Câu 3: Để phòng chống ô nhiễm môi trường, biện pháp nào sau đây quan trọng nhất? A. Chống xói mòn và chống làm kiệt quệ đất, sử dụng tài nguyên hợp lí. B. Hạn chế sinh vật gây hại. C. Sử dụng công nghệ để cải tạo các giống cây trồng, vật nuôi. D. Khai thác tài nguyên động vật và thực vật có kế hoạch. Câu 4: Năng lượng nguyên tử và chất phóng xạ có khả năng gây ra một số bệnh A. di truyền và bệnh ung thư. B. lao và bệnh di truyền. C. lao và bệnh ung thư. D. ung thư và chân tay miệng. Câu 5: Sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn để hạn chế ô nhiễm do A. chất phóng xạ. B. không khí. C. hoạt động thiên tai. D. thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất. VẬN DỤNG CAO Câu 1 : Xét về hàm lượng, khí nào là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính? A. CH4 B. CO2 C. H2O D. NH3 Câu 2: Khi hàm lượng oxi hoà tan của nguồn nước giảm thấp chứng tỏ A. quá trình quang hợp được tăng cường. B. hệ thuỷ sinh sinh trưởng phát triển tốt. C. nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. D. quá trình phân huỷ hiếu khí chiếm ưu thế. Câu 3: Một số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng có thể dẫn đến hiện thượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), photpho (P) và canxi (Ca) cần
  5. cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố cacbon (C) hầu như không bao giời thiếu cho các hoạt động sống của các các hệ sinh thái. Đó là do A. lượng C các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể. B. thực vật có thể tạo ra C của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời. C. thực vật hấp thụ C từ đất với hiệu suất cao. D. các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn C có nguồn gốc từ không khí. II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1: Trình bày những biện pháp chính của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? Câu 2: Ô nhiễm môi trường là gì? Kể tên các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? THÔNG HIỂU Câu 1: Em hãy cho biết hậu quả lớn nhất của ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của mỗi chúng ta? Câu 2: Vì sao con người là nhân tố sinh thái tác động gây hại chủ yếu tới các sinh vật? VẬN DỤNG Câu 1: Qua bài thực hành tìm hiểu môi trường, em hãy nhận xét tình hình môi trường nước ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước nơi mình đang sinh sống ? VẬN DỤNG CAO Câu 1 : Chứng kiến một người vứt rác, xác động vật xuống sông em sẽ làm gì ? C. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM: NHẬN BIẾT Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp B C C B A B D B án THÔNG HIỂU
  6. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp A D B C A A D C án VẬN DỤNG Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B B A A D VẬN DỤNG CAO Câu 1 2 3 Đáp án B C D II. TỰ LUẬN NHẬN BIẾT Câu 1: Những biện pháp chính của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên gồm: - Hạn chế phát triển dân số quá nhanh - Bảo vệ các loài sinh vật - Phục hồi và trồng rừng mới - Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên - Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường - Hoạt động khoa học góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao Câu 2: - Khái niệm: ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. - Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường gồm: + Các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt + Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học + Các chất phóng xạ + Các chất thải rắn + Sinh vật gây bệnh
  7. THÔNG HIỂU Câu 1: - Hậu quả của ô nhiễm môi trường là làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh cho con người và sinh vật. - Trách nhiệm của mỗi người chúng ra là phải hành động để chống ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau Câu 2: Con người là nhân tố sinh thái tác động gây hại chủ yếu tới các sinh vật: - Qua các hoạt động như săn bắn động vật hoang dã, đốt rừng lấy đất trồng trọt, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản, phát triển nhiều khi dân cư, chiến tranh, đã phá hủy môi trường tự nhiên: mất nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của sinh vật, gây xói mòn và thoái hóa đất, cháy rừng, hạn hán, ô nhiễm môi trường, và mất cân bằng sinh thái. - Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: xói mòn đất, lũ lụt, giảm lượng nước ngầm, thay đổi khí hậu của Trái Đất VẬN DỤNG Câu 1: - Môi trường nước tại địa phương em đang bị ô nhiễm: + Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt + Nguồn nước bị ô nhiễm do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt + Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí - Biện pháp hạn chế: + Xử lí nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi trước khi thải ra môi trường + Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định + Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường VẬN DỤNG CAO Câu 1 : - Khuyên họ không nên làm như thế vì đó là hành động sai trái gây ô nhiễm nguồn nước, bốc lên những mùi hôi thối, khó chịu. - Nếu có thể thì phải đề nghị họ vớt lên - Nếu họ không nghe thì báo cho cơ quan chính quyền biết để xử lí nghiêm ngặt